August 24, 2013

Quản trị vốn : Quy tắc 2%

Theo phochungkhoan.vn

Quy tắc 2% là một nguyên lý cơ bản trong quản trị rủi ro . Ngay cả khi tỷ lệ thắng cược cao thuộc về bạn, sẽ là không khôn ngoan khi để phần lớn vốn đầu tư của bạn vào một cuộc giao dịch.
Larry Hite trong Jack Schwager’s Market Wizards(1989), đã đề cập tới 2 bài học được rút ra từ một người bạn của ông rằng:
1.    Không bao giờ đánh cược cuộc sống của bạn – không bao giờ đặt hết phần lớn vốn của bạn vào một cuộc giao dịch.
2.    Luôn phải biết rõ những kết quả tồi tệ nhất có thể xảy ra.
Hite tiếp tục mô tả quy tắc 1% khi mà ông ta áp dụng cho một loạt các thị trường. Điều này rất thích hợp cho những nhà kinh doanh ngắn hạn giống như quy tắc 2%:
Quy tắc 2% : Không bao giờ để rủi ro hơn 2% vốn của bạn vào bất kì một cổ phiếu nào.
Điều đó có nghĩa là nếu để một loạt các thua lỗ 10 lần liên tiếp sẽ chỉ gây thiệt hại tổng cộng 20% trên vốn của bạn. Nó không có nghĩa là bạn phải giao dịch 50 cổ phiếu khác nhau – vốn của bạn sẽ có rủi ro thường ít hơn so với giá mua cổ phiếu.
Ứng dụng quy tắc 2%
1.    Tính toán 2% nguồn vốn giao dịch của bạn: Nguồn vốn bạn có thể chấp nhận rủi ro.
2.    Khấu trừ thêm phí môi giới giữa mua và bán để tối đa hóa rủi ro cho phép của bạn.
3.    Tính toán rủi ro trên mỗi cổ phần.
Đặt lệnh cắt lỗ dưới mức giá mua và thêm vào một khoản dự phòng cho sự rớt giá có thể trong trường hợp giá đi ngược với xu thế dự đoán trước đó . Trong các giao dịch mang tính đầu cơ ngắn hạn, quy trình này có thể ngược lại, tức là khấu trừ giá mua để cắt lỗ nhằm dự phòng cho sự tăng giá
4.    Số cổ phiếu tối đa nắm giữ được tính toán sau khi chia rủi ro cho phép bằng mức rủi ro trên mỗi cổ phiếu.
Ví dụ
Cho rằng tổng giá trị cổ phiếu giao dịch là $20.000 và chi phí môi giới cố định là $50 trên 1 giao dịch.
1.    Phần vốn chấp nhận rủi ro: 20.000$*2% = $400/giao dịch.
2.    Trừ đi chi phí môi giới, giữa mua và bán , rủi ro tối đa có thể có: 400$ - ( 2 * $50 ) =300$.
3.    Tính toán rủi ro trên mỗi cổ phần:
Nếu mỗi cổ phiếu giá 10$ và bạn muốn đặt lệnh chặn lỗ tại mức 9.5$ và chấp nhận rủi ro 50 cents trên mỗi cổ phần.
Thêm vào rủi ro trượt giá 25 cents và rủi ro trên mỗi cổ phiếu là 50 + 25 = 75 cents.
4.    Số lượng cổ phiếu tối đa bạn có thể mua :
$300 / $0.75 = 400 cổ phiếu ( tại mức chi phí $ 4000 = 400 * $10/cổ phần )
2% có thích hợp cho tất cả các nhà kinh doanh cổ phiếu?
Không phải tất cả những nhà giao dịch đều có được những tỉ lệ lợi nhuận thành công giống nhau. Các nhà giao dịch ngắn hạn có thể có tỉ suất sinh lợi thành công cao hơn, trong khi các nhà giao dịch dài hạn thường đạt có tỉ lệ lợi nhuận trên rủi ro cao hơn.
Tỉ lệ thành công (độ tin cậy )
Tỉ lệ thành công của bạn là số giao dịch thành công cụ thể so với tổng số giao dịch:
Tỉ lệ đầu tư thành công = ( Số lần giao dịch lời / (Số lần giao dịch lời + Số lần giao dịch lỗ ) * 100%
Tỉ lệ lợi nhuận/rủi ro
Tỉ lệ lợi nhuận trên rủi ro là của tỷ trọng giữa kỳ vọng lợi nhuận bạn đạt được so với nguy cơ rủi ro trên vốn. Nếu lợi nhuận trung bình của bạn tăng (sau khi loại bỏ phí môi giới) trên các giao dịch thành công là 1000$ và bạn cảm thấy phù hợp với những rủi ro có thể mất là 400$ trên 1 giao dịch (như trong các ví dụ 2% trước đó) , thì tỉ lệ lợi nhuận trên rủi ro là 2.5 đồng lợi nhuận cho 1 đồng rủi ro (1000$/400$).
Tỉ lệ lợi nhuận trên rủi ro = Lợi nhuận bình quân thu được trên những giao dịch thành công/Rủi ro trung bình trên vốn
Mức độ tin cậy
Nếu ta có 3 nhà giao dịch:
Nhà giao dịch A
Giao dịch ngắn hạn và  lợi nhuận trung bình 125% trên toàn bộ các giao dịch:
Nhà giao dịch B
Giao dịch trung hạn và lợi nhuận trung bình 200% trên toàn bộ các giao dịch:
Nhà giao dịch C
Giao dịch dài hạn và lợi nhuận trung bình 325% trên toàn bộ các giao dịch:
Điều này không có nghĩa là nhà giao dịch C có nhiều lợi nhuận hơn nhà giao dịch A. Nhà giao dịch A (ngắn hạn) sẽ kiếm được nhiều hơn dựa trên việc giao dịch nhiều hơn so với nhà giao dịch C. Bạn có thể theo dõi tình huống dưới đây:
Rủi ro liên quan
Bây giờ chúng ta có thể tính toán rủi ro liên quan với mỗi nhà giao dịch khi có sự sụt giảm 20%.
Dựa vào bảng so sánh trên ta có thể thấy rõ ràng với tỉ lệ thành công cao hơn và lớn hơn so với khả năng bạn có thể gánh chịu tổn thất trên mỗi giao dịch.
Nên ghi nhớ rằng, với tỉ lệ lợi nhuận trên rủi ro, nhà giao dịch C chỉ cần thành công trên một trong 10 giao dịch, trong khi đó, nhà giao dịch A cần phải có 5 giao dịch thành công. Tuy nhiên, nếu chung ta so sánh điểm hòa vốn, sẽ rất rõ ràng khi thấy rằng tỉ lệ thành công thấp hơn khi phải hứng chịu những đợt suy giảm.

Tỉ suất sinh lợi thấp
Mặc dù hệ thống giao dịch của bạn có thể kiếm được lợi nhuận, nhưng nếu hệ thống của bạn khá nhạy cảm với những sự sụt giảm lớn, bạn cần cân nhắc lại tỉ lệ rủi ro trên vốn của bạn (có thể là 1%).
Thực tiễn thị trường
Mặc dù trên thị trường giao dịch thực sự, chúng ta không phải đối mặt với phân phối nhị thức hoàn hảo như ví dụ trên nhưng chúng ta sẽ có những vấn đề khác sau :
-    Lợi nhuận không phải luôn công bằng như nhau.
-    Một số trường hợp mức độ thua lỗ còn tồi tệ hơn so với sự vận động giá thông thường – lệnh dừng lỗ đôi khi thất bại khi xảy ra khoảng trống GAP giá lên xuống.
-    Tác động qua lại – khi cổ phiếu giảm, chúng thường giảm cùng xu hướng với nhau.
Hiệp phương sai
Một lỗ hổng lớn trong hầu hết hệ thống quản lí rủi ro là sự thay đổi giá chứng khoán ảnh hướng lẫn nhau. Mỗi giao dịch riêng lẻ không phải là độc lập. Thị trường sẽ di chuyển một cách đồng loạt và những cổ phiếu riêng lẻ sẽ thay đổi theo xu hướng đó. Tất nhiên sẽ có những cổ phiếu ngoại lệ, chúng sẽ tăng trong một thị trường giảm và sụp đổ khi thị trường tăng, tuy nhiên đó vẫn chỉ là ngoại lệ. Phần lớn sẽ thay đổi theo hướng của thị trường.
Thomas Dorsey - Tác giả cuốn sách Point&Figure Charting đã đưa ra một ví dụ về rủi ro ảnh hưởng của một cổ phiếu tiêu biểu :
Rủi ro thị trường: 66%
Rủi ro ngành: 24%
Rủi ro cổ phiếu: 10%
Rủi ro thị trường sẽ thay đổi theo hướng ngược lại với nhân tố rủi ro lớn nhất của từng cổ phiếu riêng lẻ. Làm sao để ngăn chặn điều này?
Bảo vệ nguồn vốn của bạn khỏi một loạt những thua lỗ
Quy tắc 2% một mình nó không thể bảo vệ bạn nếu bạn nắm giữ một số lượng lớn những cổ phiếu ngân hàng trong suốt thời kì bong bóng tài sản, cổ phiếu ngành bảo hiểm khi liên tiếp xảy ra những vụ thảm họa thiên nhiên, hay cổ phiếu công nghệ trong thời kì bong bóng Dotcom. Chúng ta cần áp dụng quy tắc chuẩn mực để đo lường những rủi ro của một ngành hoặc một thị trường cụ thể.
Những ngành độc lập
Hãy giới hạn những ngành đầu tư nhiều rủi ro. Không phải tất cả các ngành đều giống nhau. Có những cổ phiếu trong nhóm ngành nguyên liệu thô có hệ số tương quan thấp và được coi như những ngành riêng biệt, khi các nhóm ngành công nghiệp trong hầu hết các ngành khác được coi như đơn vị duy nhất.
Rủi ro ngành
Hãy giới hạn tổng nguồn vốn chấp nhận rủi ro trong bất kì một ngành công nghiệp nào chỉ ở mức tối đa gấp 3 lần rủi ro chấp nhận trên mỗi cổ phiếu ( 6% vốn chấp nhận rủi ro nếu ta sử dụng quy tắc 2%).
Điều đó không có nghĩa chúng ta hạn chế việc nắm giữ 3 loại cổ phiếu trong cùng một ngành. Chúng ta có thể mua loại cổ phiếu thứ tư khi một trong 3 lần giao dịch ban đầu không có nguy cơ - khi bạn đã đạt được một điểm dừng (lợi nhuận tại một vị trí chấp nhận được) trên điểm hòa vốn trong cuộc giao dịch và có thể là cổ phiếu thứ năm khi bạn có thể bảo hiểm được rủi ro cho những giao dịch khác, cứ cứ tiếp tục như thế.
Chỉ cần cẩn thận không di chuyển điểm dừng đó lên quá nhanh. Đôi khi với sự vội vàng, bạn có thể dừng lại quá sớm, trước khi xu hướng bắt đầu khai cuộc.
Tôi cũng đề nghị rằng bạn nên thắt chặt điểm dừng của bạn với tất cả các vị thế khi chúng cùng trong một ngành nếu điểm dừng bảo vệ kích hoạt với 3 giao dịch liên tiếp trong ngành đó (trong khoảng thời gian hợp lí). Bởi điểm dừng bảo vệ nghĩa là những lệnh nhằm mục đích để thoát khòi vị thế khi xu hướng thay đổi ( giá đóng cửa nằm dưới đường MA dài hạn). Một khoảng thời gian hợp lí có thể khác nhau từ vài ngày trong những giao dịch ngắn hạn cho tới vài tuần trong những giao dịch dài hạn.
Rủi ro thị trường
Bạn có thể hạn chế được rủi ro thị trường theo những cách thức tương tự.
Giới hạn tổng nguồn vốn bạn chấp nhận chịu rủi ro trên thị trường từ 5 đến 10 lần tối đa vốn rủi ro trên từng cổ phiếu (10%-20% vốn nếu sử dụng quy tắc 2%). Điều chỉnh tỷ lệ phần trăm này phù hợp với khả năng chịu đựng rủi ro của bạn. Ngoài ra với khung thời gian ngắn hạn và tỉ lệ thành công cao, tỉ lệ phần trăm mà bạn có thể chịu đựng rủi ro sẽ cao hơn.
Nó cũng khuyến khích bạn thắt chặt điểm dừng tại tất cả các vị thế khi điểm này được kích hoạt trên 5 giao dịch liên tiếp trong vòng một khung thời gian hợp lí. Điểm dừng bảo về này không phải điểm ban đầu thiết lập giao dịch. Bạn có thể thu lợi nhuận tổng thể trên mỗi giao dịch khi điểm dừng này cho thấy có một sự thay đổi trong xu hướng.
Tóm tắt
Một nguyên tắc chung của thị trường chứng khoán là không bao giờ mạo hiểm hơn 2% vốn của bạn trên bất kì một cổ phiếu. Quy tắc này có thể không phù hợp với những nhà giao dịch dài hạn hướng tới lợi nhuận trên rủi ro cao hơn nhưng tỷ lệ thành công thấp hơn. Quy tắc cũng không nên áp dụng một cách cô lập, vì rủi ro lớn nhất là rủi ro thị trường khi tất cả cổ phiếu đều có xu hướng di chuyển giống nhau một cách đồng loạt. Để bảo vệ khỏi điều đó thì cần phải giới hạn khoản vốn chấp nhận rủi ro vào một ngành và vốn rủi ro trên toàn bộ thị trường tại một điểm thời gian nào đó.
TA Team
Phochungkhoan.vn

No comments:

Post a Comment