September 29, 2013

VƯỢT QUA NỖI SỢ

VƯỢT QUA NỖI SỢ
Alan Phan
26 September 2013
Đời sống thuộc về những người đang sống; và người đang sống phải luôn sẵn sàng để thay đổi (Life belongs to the living, and he who lives must be prepared for changes) – Johann Wolfgang von Goethe 
Mỗi người trong chúng ta đều có những nỗi sợ khác nhau, cái thì đơn giản, cái thì phức tạp, cái thì vô lý, cái thì được công nhận là chính đáng.
Trăm ngàn nỗi sợ
Nhiều bà cô sợ chuột, trong khi lẽ ra thì thì nên sợ …chồng (con chuột lớn và nguy hiểm nhất trong nhà). Nhiều ông thì sợ sếp…trong khi lẽ ra thì nên sợ cái khả năng yếu kém về công việc của mình.
Tôi có một anh bạn nhiều tài năng, giỏi và thành công về mọi mặt, nhưng lại sợ “ma” khủng khiếp. Anh giải thích là thuở nhỏ, nhà giàu, anh luôn ngủ chung với các bà vú, và tối nào , đầu óc non nớt của anh cũng bị nhồi vào một vài câu chuyện ma. Bây giờ, ở trạc tuổi hơn 50, anh vẫn không bao giờ dám ở một mình qua đêm tại khách sạn. Anh nói, vì công việc làm ăn đòi hỏi những chuyến công tác khá liên tục, anh phải thuê….mỗi đêm một cô gái điếm  để nằm chung…dù không làm gì.
Tôi không biết anh sợ thật hay không; hay đó chỉ là một cách biện luận rất khoa học và thuyết phục cho  bà vợ diễn viên xinh đẹp người Hồng Kông?
Tôi cũng mang nhiều nỗi sợ, nhiều khi rất ngây ngô. Chẳng hạn điều tôi sợ nhất là bị bệnh Alzheimer..mất hết trí nhớ. Tôi thà chết chứ không muốn một ngày nào đó…ngồi khóc hu hu trên đường. Thiên hạ có bu đến hỏi thăm…sẽ phải trả lời là tôi có một bà vợ trẻ đẹp và một gia đình tuyệt vời,,,nhưng tôi quên mất họ là ai và đang ở đâu?
Dĩ nhiên chúng ta cũng còn nhiều nỗi sợ khác…nếu có thể cho là chính đáng.
Thất bại và thành công
Thường thấy nhất ở các bạn trẻ là…nỗi sợ thất bại. Làm gì cũng co rúm lại, không thi thố hết tài năng và ý chí vì gánh nặng của nỗi sợ. Thất bại là một ám ảnh từng phút…vì hệ quả đau thương sẽ phải nhận chịu. Hoặc là mất tiền (kéo theo việc mất tài sản, gia đình…) hoặc là mất danh tiếng, thể diện…hoặc là mất mạng với xã hội đen…Chưa nói đến chuyện tù tội tại những quốc gia thích hình sự hóa …những chuyện kinh doanh và tiền bạc.
Một nỗi sợ khác mà các nhà phân tâm học thường phải điều trị là …nỗi sợ thành công. Nói ra thì hơi phi lý nhưng rất nhiều người trong chúng ta đều mang bệnh lý này. Tiềm thức của chúng ta không tin sự thành công của mình là xứng đáng với khả năng tự tại…nên thường thúc đẩy những hành động vô thức khiến chúng ta tự …hủy diệt (self-destruction). Chúng ta phạm vào những lỗi lầm ngu ngốc để…khỏi “bị thành công”.
Một thí dụ nổi bật là ông Gary Hart, ứng cử viên Tổng Thống của Đảng Dân Chủ vào năm 1988. Ông ta dẫn đầu rất xa về các đối thủ khác về sự tín nhiệm của cử tri cho đến tháng 5 năm 1987 (6 tháng trước bầu cử). Ông coi như chắc chắn là ứng cử viên sáng chói mà đảng Dân Chủ sẽ đưa ra để tranh chức Tổng Thống Mỹ với ông George Bush (cha).
Ông Hart làm một chuyện khá ngu xuẩn là thách thức báo chí đưa ra ánh sáng vụ ông lăng nhăng với kiều nữ Donna Rice. Xì căng đan lớn này tiêu hủy đời chánh trị của Gary Hart và giúp Bush cha lên làm Tồng Thống.
Trong quá khứ non trẻ kinh nghiệm và hiểu biết của một doanh nhân, chính cá nhân tôi cũng đã vài lần bị tiềm thức tạo ra những self-destruction và làm tôi trắng tay qua nhiều chuỗi hành động ngu xuẩn.
Nỗi sợ lớn nhất
Tuy nhiên, một nỗi sợ mà phần lớn chúng ta đều mắc phải, không nhiều thì ít là căn bệnh sợ thay đổi.
Khi chúng ta thoải mái hay chấp nhận hiện tại, mọi thay đổi tạo nên nhiều  bất tiện, khó chịu và âu lo. Nó trở thành những bức tường cao ngất…nhốt ta trong ngục tù của quá khứ (vì hiện tại sẽ thành quá khứ ngay khi chúng ta đang sống).Mặc dù trên tư duy logic, chúng ta đều biết rằng thay đổi là chuyện phải làm.
Một học sinh có thể thoải mái ở lớp 5, nhưng anh không thể vịn lý do đó mà không chịu lên lớp. Một con người có thể thoải mái với cuộc sống…sáng cà phê, chiều nhậu nhẹt…mặc cho hệ quả của ù lì kiến thức và bệnh ung thư đợi chờ? Một cô vợ bị chồng đánh đập ngược đãi hàng ngày không thể biện luận là …dù sao tôi cũng còn sướng hơn vài bạn khác.
Một dân tộc bị tình trạng… “luộc ếch” không thể nói…dù sao hôm nay cũng đã tốt hơn ngày hôm qua. Với những bạn chưa đọc về thí nghiệm này, tôi xin giải thích. Người ta cho một con ếch vào một chảo nước lạnh…rồi từ từ đun sôi…rất chậm để con ếch không nhận ra. Con ếch điều chỉnh độ thoải mái của mình mỗi lần nước tăng lên vài độ. Đến khi nhận biết thì quá muộn: nước đã sôi sùng sục. Ngược lại, nếu bỏ 1 con ếch vào một chảo nước sôi thì bằng mọi giá con ếch sẽ cố gắng nhẩy thoát ngay từ đầu.
Cần một “người hùng”
Không những chỉ với con người, có những cơ chế tổ chức  mà nỗi sợ thay đổi gần như là ..tuyệt đối. Nhất là khi các lãnh tụ và bộ hạ đang “có” mà bảo họ phải hy sinh vì quyền lợi chung lớn hơn, với cơ nguy thành “không”, thì bất cứ thay đổi gì cũng là do “thế lực thù địch”.
Tư duy đã làm không ít nền kinh tế của nhiều quốc gia khập khiểng…và tụt hậu (như lời các quan chức của Việt Nam gần đây đã thú nhận). Lối vận hành kinh tế chính trị của các giới cầm quyền này giống như thói mua IPhone mới nhất của các đại gia chân đất. Họ khoe là mới tậu được cái IPhone 5S; nhưng họ vẫn cài hệ điều hành OS1 của Apple từ thời IPhone thế hệ đầu. Các chuyên gia không ăn lộc của chánh phủ đều đã tiên đoán hệ quả của lối quản trị này hơn…5 năm về trước.
Ở Nga, Gorbachev thực sự là một vĩ nhân vì ông có đủ đởm lực để thay đổi khi cá nhân ông và phe nhóm vẫn còn quyền lực. Những tấm gương sáng khác trong lịch sử cận đại là Đặng Tiểu Bình của Trung Quốc hay Lý Quang Diệu của Singapore hay Thein Sein của Myanmar. Ngay cả ông học trò Hun Sen của Việt Nam cũng sắp qua mặt thầy vì dám thay đổi.
Chúng ta đã đổi mới được một lần vào năm 1991 nhờ học tập tấm gương thành công của Trung Quốc (và tình thế lúc đó cũng không cho nhiều lựa chọn). Qua 20 năm và cả chục hệ điều hành khác nhau, chúng ta vẫn quên chưa …update version mới nhất.
Bán hay cho quách cái IPhone 5S dường như là một giải pháp hợp lý hơn.

Alan Phan

Disclosure: Alan hiện đang tư vấn cho vài công ty lớn và các đại gia Trung Quốc về “American strategy” bằng M&A hay phát triển tổ chức tại Mỹ. Nếu Trung Quốc (hay Việt Nam) có một lãnh tụ đởm lược cỡ Đặng Tiểu Bình thì coi như Alan thất nghiệp. Tuy nhiên, Alan sẽ rất vui cho cả tỷ dân đang chết dần vì lợi ích cá nhân và phe nhóm của các chánh phủ này.

September 28, 2013

[CDS] Một cách hiểu đơn giản về Credit Default Swaps

Theo Vfpress.vn


CDS
CDS được phát minh ra năm 1997 bởi Blythe Sally Jess Masters, 1 nhà kinh tế học & là đại bàng về trading commodities của ngân hàng JP Morgan. Tuy tuổi đời còn non trẻ nhưng CDS chiếm khoảng ½ trading volume của thị trường Derivative thế giới. Trước khi có vụ khủng hoảng nợ dưới chuẩn ở Mỹ thì CDS đã rất phổ biến ở Mỹ, người Mỹ trading CDS nhưng cũng ko biết rõ rủi ro của công cụ này là gì (người VN không biết cũng ko có gì lạ :) ), chỉ biết CDS do AIG đứng ra bảo kê thì mọi người cứ yên tâm mà chiến, không phải lo vỡ nợ. Sau sự sụp đổ của AIG, giới tài chính mới đào sâu mổ xẻ mạng lưới CDS chằng chịt và nhận ra rằng nó là công cụ có rủi ro cao nhất trọng các loại derivatives.
Hình vẽ sau đây minh hoạ rõ nét cho khái niệm CDS (chôm từ CFOViet)
cds1

Giả sử bạn đã đầu tư 10 tỉ vào trái phiếu của HAG, TT nhà đất đóng băng khiến bạn lo sợ HAG sẽ vỡ nợ. Vậy giờ làm gì? Cách đơn giản nhất là bán mớ Bond đó đi là hết rủi ro. Cách thứ 2 trí tuệ hơn là tìm cách hedging mớ Bond đó bằng cách mua CDS. Hiểu nôn na mua CDS là mua bảo hiểm cho 1 loại tài sản nào đó. Ví dụ công ty bảo hiểm AIG đồng ý bán cho bạn ” bảo hiểm “ cho khả năng vỡ nợ của HAG, 1 ăn 100 chẳng hạn, ko vỡ thì mất phí, lỡ vỡ thật thì ăn tiền bảo hiểm. Chỉ là nôn na giống bảo hiểm thôi, vì đúng bản chất thì khi bạn đến công ty Bảo Hiểm, bạn chỉ mua được bảo hiểm cho tính mạng, tài sản của bạn, chứ không ai bán cho bạn bảo hiểm tính mạng hay bảo hiểm xe máy Babét nhè của bác Minhphc nào đó được. Lỡ bạn mua được bảo hiểm cho tính mạng của tôi, hôm sau ra đường chận giết tôi để lấy tiền từ bảo hiểm thì chết tôi. :D

Xét về bản chất, CDS giống cá độ hơn. Ví dụ ở 1 trường đua ngựa, có hai tay cờ bạc cá cược, A với B cá với nhau về performance của con ngựa V. A cá với B là nội trong 3 năm tới, thế nào con ngựa V cũng bị ngủm củ tẻo, không đua được nữa. B đồng ý cá với A, 1 ăn 1000. Mỗi tuần, A đặt cược $5 để cá là con ngựa V sẽ bị thương, bị chết, hay vì lý do gì đó không đua được. Nếu quả nhiên vậy, B trả A $5000. Nếu không, tuần sau A lại cá tiếp, lại đặt tiếp $5.
Bây giờ, hãy tưởng tượng bạn là một người không rành về các con ngựa đua. Nhưng bạn quen tay cá cược B. Bạn nhớ là, năm ngoái, anh B chịu cá cược 1 ăn 1000. Tức là trả $5, nếu con ngựa V lăn ra chết, thì B sẽ trả $5000. Nhưng năm nay, anh B chỉ chịu cá cược 1 ăn 100 thôi. Tức là phải trả tới $50, thì nếu con ngựa V chết, B mới chịu trả $5000.
Tức là, giá cá cược với con ngựa V đã tăng, từ 0.1%, lên 1%. Nếu mỗi 0.01% là một “basis point,” thì ta có thể nói, giá cá cược đối với việc con ngựa V có thể lăn ra chết, đã tăng từ 10 basis points, lên 100 basis points.
Giá basis points phản ảnh tỷ lệ nghịch sự tin tưởng của giới cá cược, vào sức khỏe của con V.
Không cần biết gì về con ngựa V, chỉ cần biết giá cá cược với anh B, bạn sẽ biết (gián tiếp) tình trạng sức khỏe của con ngựa.
Nếu hôm qua có tin con V bị nhiễm trùng, chắc hẳn là hôm nay B sẽ không nhận cá 1 ăn 1000 (tức là với giá 10 basis points) mà có thể nhận 1 ăn 100 thôi (giá lên tới 100 basis points). Giá basis point tăng.
Nhưng ngày mai lại có tin con V khỏe lên rồi, thì B lại nhận cá cược 1 ăn 1000 trở lại, tức là với giá 10 basis points. Giá basis point giảm.( Trích dẫn ví dụ của Vũ Quí Hạo Nhiên)

Như vậy, khi CDS càng giảm thì chứng tỏ sức khoẻ của tài sản mình đem ra cá cược đã tốt lên & khả năng vỡ nợ thấp xuống, tốt tốt!
Trở lại với ví dụ về HAG, chúng ta mua bond, cộng với mua 1 CDS bảo hiểm, thuật ngữ nhà nghề gọi là protection buyers. AIG nhận tiền phí & đồng ý trả premium nếu HAG vỡ nợ thật, gọi là Protection seller. Giả sử HAG vỡ nợ, chúng ta mất 10 tỉ nhưng nhờ hedging bằng CDS nên ăn lại được tiền đền bù của AIG để giới hạn thua lỗ.
Investment bank và banks thông thường là NGƯỜI MUA lớn nhất của thị trường CDS,để hedging rủi ro cho khác khoản tiền cho vay, đảm bảo hệ số an toàn vốn...bank chiếm khoản 40% lượng mua CDS trên thế giới hiện nay. Sau đó đến các công ty chứng khoán, quỹ đầu tư(hedge fund mua CDS nhiều thứ 2, mua 15% lượng CDS), doanh nghiệp, cả chính phủ mua CDS để hedging danh mục trái phiếu doanh nghiệp của mình.

Phía người bán, các công ty bảo hiểm nhân thọ & phi nhân thọ lớn như AIG đóng vai trò vô cùng quan trọng trong thì trường CDS vì họ chính là người bán CDS cho bà con cô bác nhảy vô mua, ai mua bao nhiêu anh bán bấy nhiêu :) Họ là người tạo ra các sản phẩm CDS, tính coi thằng bond này tỉ lệ bảo hiểm bao nhiêu, thằng bond kia tỉ lệ bao nhiêu, tiền thu về đầu tư vào đâu để phòng ngừa rủi ro. Chiến lược chơi và sản phẩm chơi của thị trường CDS rất phong phú. Ví dụ như gom trái phiếu của 5 công ty, 3 tốt 2 xấu vào 1 rổ, bán sản phẩm CDS chung, bà con cứ vào mua, chỉ cần 1 trong 5 công ty này vỡ nợ bà con sẽ ăn 100 tiền, xui xui 2 trong 5 công ty vỡ nợ bà con ăn 200 tiền. Nói ngon vậy chứ đứng ở phía nhà phát hành, tính ra tỉ lệ vỡ nợ của các sản phẩm CDS này, premium bao nhiêu để có lãi & vẫn đảm bảo an toàn là khó gấp trăm ngàn lần định giá doanh nghiệp hay phân tích chứng khoán. :)

Kinh tế Mỹ khuyến khích tiêu dùng, nhà nhà đi vay, người người đi vay để tiêu dùng, từ mua xe, mua nhà đến đi học, kinh doanh đều dùng tiền vay. Khi nền kinh tế ổn định, làm ăn ngon lành thì các con nợ sớm muộn gì cũng trả nợ, chẳng ai xù nợ. Vì vậy các công ty bảo hiểm như AIG tha hồ chứng khoán hoá các khoản vay dưới chuẩn, bán chán chê lại trộn trộn các loại nợ rồi bán bảo hiểm nhặng xị cho các khoản nợ trên. Với 1$ tài sản thật của HAG (ví dụ), có đến 31 người bỏ 1$ ra mua bảo hiểm vỡ nợ cho tài sản đó. Nếu HAG làm ăn ngon lành thì AIG chỉ ngồi đếm tiền phí bảo hiểm. Nhưng nếu HAG vỡ nợ thật thì tỉ lệ cược là 1 ăn 100, AIG phải trả 100*31= 3100$ cho 1$ tài sản HAG. Nếu tính 1 lô 1 tỉ đô thì tiền đâu ra AIG trả? Buộc phải bán tháo tài sản, cổ phiếu ra lấy tiền trả. Và quả tuyết nguyên tử CDS lăn này đã giáng 1 đòn chí tử vào nền kinh tế Mỹ cũng như niềm tự hào về Kĩ nghệ tài chính của US.
giangle-cds

Trên đây chỉ là 1 cách hiểu đơn giản về CDS, nếu bạn đọc muốn tìm hiểu sâu hơn hãy tìm đọc bài viết này của Tiến Sĩ Lê Hồng Giang http://kinhtetaichinh.blogspot.com/2008/10/cdo-cds-primer.html
Nguồn: blog Giangle, Vũ Quí Hạo Nhiên

Read more: http://vfpress.vn/threads/cds-mot-cach-hieu-don-gian-ve-credit-default-swaps.4440/#ixzz2gB6smRHh

[Phan 2] Bác sỹ Michael Burry - Từ PTKT đến đầu tư giá trị và “The Big Short”

Vfpress.vn


mike


Tiếp phần trước "Biến đam mê thành công việc"
Nếu tôi nhớ không nhầm, ngoài 1 triệu đô la mua cổ phần, Gotham Capital còn tham gia 15 triệu đô vào Scion Capital. Joel Greenblatt nói rằng đây là lần đầu tiên ông làm việc này, ông nói “Michael là một người thực sự xuất sắc và không có nhiều người như vậy”. Bản thân Joel Greenblatt cũng khởi nghiệp với 7 triệu đô la ban đầu của ông vua junk-bond Michael Milken, có lẽ do vậy nên Joel sẵn sàng đỡ đầu cho một người trẻ tuổi khác là Michael.

Chúng ta cần biết rằng Michael nghiên cứu và phân tích chứng khoán khi đang theo học nghành y, một nghành đòi hỏi sự tập trung 110% sức lực. Michael chủ yếu thực hiện các phân tích của mình trong khoảng thời gian từ 12h đêm tới 3h sáng. Có lần do quá mệt mỏi vì thức đêm liên tục Michael đã ngủ gật trong một ca phẫu thuật và đổ gục vào túi thở oxy của bệnh nhân. Ông trưởng ca phẫu thuật vô cùng giận giữ lập tức tổng cổ anh ra ngoài. Gotham Capital và White Mountains cho rằng những điều mà chúng ta thấy mới chỉ là Michael từ 12h đêm tới 3h sáng mà thôi. Hãy tưởng tượng nếu Michael có toàn thời gian để nghiên cứu đầu tư cổ phiếu thì mọi việc sẽ thế nào?

Không cần quá lâu đề chúng ta biết kết quả thế nào. Michael đã nhanh chóng chứng tỏ khả năng của mình và làm cho các nhà đầu tư của Scion Capital cực kỳ hài lòng. Trong năm đủ đầu tiên kể từ lúc thành lập, 2001, quỹ Scion tăng 55.4% trong khi chỉ số S&P giảm 11.8%. Sang năm 2002, bong bóng dot com tại Mỹ tiếp tục vỡ và chỉ số S&P giảm tiếp 22.1%, quỹ Scion Capital tăng 16%. Qua năm 2003, chỉ số S&P bặt tăng mạnh 28.7% nhưng Michael tiếp tục đánh bại thị trường với mức tăng trưởng 50.7%.


Scion1


Với thành công vang dội, tới cuối năm 2004, Michael đã quản lý số tiền lên tới 600 triệu đô và anh quyết định không nhận thêm tiền nữa. Michael vẫn luôn chú trọng tới lợi nhuận của các nhà đầu tư chứ không phải tìm cách thu phí của họ. Mặc dù vậy, 600 triệu đô vẫn là một số vốn rất lớn nên trong 2 năm 2004 và 2005, kết quả của quỹ Scion không xuất sắc như trước mà chỉ có mức tăng tương đương hoặc hơn thị trường một chút . Tôi đoán là với số vốn lớn như vậy thì ý tưởng đầu tư tuyệt vời trở nên khan hiếm hơn. Tuy nhiên đây có lẽ chưa phải là nguyên nhân chính. Theo sách “The Big Short” thì 2004 cũng là năm Michael bắt đầu dành thời gian nghiên cứu về thị trường trái phiếu và lần ra những dấu vết đầu tiên của một cuộc đại khủng hoảng.

Để phần nào hiểu về thành công của Michael khi picking stocks cũng như khả năng dự đoán về cuộc khủng hoảng thì chúng ta phải hiểu kỹ hơn về Michael. Michael dành rất nhiều thời gian cho việc đầu tư và anh làm việc với một sự tập trung cao độ. Có một số nguyên nhân lý giải cho khả năng này của Michael.
Từ bé, Michael đã phải phẫu thuật cắt bỏ một mắt vì căn bệnh ung thư hiếm gặp và mắt bên trái của anh mà chúng ta nhìn thấy chỉ là mắt giả mà thôi. Điều này khiến cho Michael Burry gắp nhiều khó khăn trong giao tiếp xã hội. Khi tham gia các trò thể thao chiếc mắt giả của Michael thường bật ra ngoài khi anh va chạm mạnh. Anh quyết định không tham gia các trò chơi tập thể và chỉ thích môn bơi vì anh có thể ở một mình. Michael gần như không có bạn trong suốt quá trình đi học và sau này những người bạn của anh cũng chỉ là quen biết qua Internet. Khi tham gia một cộng đồng nào đó, Michael thường đặt mình ra ngoài và ngồi phân tích mọi người. Trong một buổi phỏng vấn trên 60 minutes, anh gọi mình là Outsiders. Không giao tiếp xã hội giúp Michael có nhiều thời gian hơn. Điều này lý giải vì sao mặc dù học nghành y nhưng Michael vẫn có thời gian nghiên cứu cổ phiếu.

Michael có khả năng tập trung làm việc một cách phi thường. Trong một dịp, Michael đã thức thông hai đêm liền(anh phải trực vào ban ngày) xoay sở với các thiết bị chỉ để tìm cách làm cho chiếc máy tính cá nhân của mình chạy nhanh hơn. Michael tập trung nghiên cứu đầu tư chứng khoán tới mức người vợ đầu tiên của anh ghi ngờ không biết cô có tồn tại trong cuộc sống của Michael hay không. Họ ly dị không lâu sau khi cưới. Ở lần lập gia đình thứ hai, có lẽ do đã có kinh nghiệm nên Michael không để công việc làm mất đi người vợ của mình. Một điểm thú vị là người vợ thứ hai của anh là một người Mỹ gốc Việt. Không có gì ngạc nhiên khi họ quen nhau là nhờ một trang web hẹn hò trên Internet. :)

Xu hướng thích cô độc và khả năng tập trung làm việc một cách điên rồ của Michael được giải thích một cách toàn vẹn khi tình cờ anh phát hiện ra rằng mình bị mắc hội chứng Asperger - tiếng việt là hội chứng tự kỷ. Một thông tin thú vị là các nghiên cứu của đại học Cambridge và Oxford cho rằng các thiên tài như Einstein và Newton cũng bị mắc hội chứng này. Theo tôi nhớ thì Adam Smith cũng thích cô độc và ông khép mình trong phòng kín để viết nên tác phẩm kinh điển “The wealth of nations”. Còn nhớ Steve Jobs chỉ mặc quần bò và áo phông đen vì ông muốn tiết kiệm thời gian, đỡ phải nghĩ là mình sẽ mặc gì hôm nay. Warren Buffett thì đọc “Security Analysis” trong khi đang đi nghỉ tuần trăng mật với vợ. Có lẽ công thức cho những điều phi thường là trí tuệ + sự tập trung cao độ + lượng thời gian dành cho công việc. Với trường hợp của Michael, sản phẩm ra lò là một nhà đầu tư cực kỳ thành công trong đó đỉnh điểm là việc dự đoán cuộc đại khủng.

3. Theo dấu đại khủng hoảng và tìm kiếm lợi nhuận.
Sách “The Big Short” nói Michael bắt đầu tìm hiểu về thị trường vay nợ thế chấp vào năm 2004 nhưng ý niệm về bong bóng bất động sản có lẽ đến với Michael từ năm 1999 khi anh chứng kiến sự tăng giá của nhà đất tại California. Trong những năm 2000-2001 Michael cũng hiểu rõ hơn về nghành bất động sản khi anh nghiên cứu đầu tư các cổ phiếu của nghành này từ các công ty xây dưng tới các định chế cho vay thế chấp. Thực ra vào thời điểm 2004, có một số nhà đầu tư giá trị cũng có suy nghĩ về bóng bóng nhà đất tại Mỹ nhưng họ không dành nhiều thời gian cho việc này mà tập trung vào việc picking stocks như thường lệ. Michael trái lại tỏ ra rất thích thú nghiên cứu về chủ đề này. Năm 2004, Michael có một sở thích mới là học hỏi về hệ thống vay và cho vay của Mỹ. Anh tìm hiểu về các khoản vay được thực hiện như thế nào từ vay tiền mua ô tô, vay tiền đi học tới vay tiền để mua nhà. Sau đó anh lại tìm hiểu về quá trình chứng khoán hóa các khoản vay này rồi tiếp theo là chứng khoán phái sinh từ các chứng khoán này. Michael không hề nói với bất kỳ ai về sở thích mới này của anh, anh chỉ ngồi một mình trong văn phòng đọc hàng ngàn tài liệu về thị trường chứng khoán phái sinh từ các khoản vay.

Hình mình họa dưới đây thể hiện quá trình chứng khoán hóa các khoản vay nợ thế nào.
giangle-cds

Michael nghiên cứu và thấy rằng các tiêu chuẩn cho vay ngày càng trở nên dễ dàng. Những người đi vay nhà thậm chí không phải bỏ vốn, họ được vay 100% số tiền để mua nhà. Vì sao lại có hiện tượng này? Những người đi vay thì rất dễ hiểu. Họ thấy giá nhà tăng lên trong khi có thể vay 100% để mua nhà thì chẳng khác nào đánh bạc mà không cần vốn; thắng thì ăn mà thua thì kẻ cho vay sẽ chịu. Vấn đề là tại sao người đi cho vay lại hành động như vây? Đó vì những định chế cho vay thế chấp này lại bán lại các khoản vay cho các ngân hàng đầu tư(IB), các IB chứng khoán hóa các khoản vay, chuyển qua các tổ chức định giá(Moody’s, etc) đóng dấu kiểm định rồi bán tiếp ra thị trường. Thị trường hấp thụ hết các loại chứng khoán này vì lãi suất của chúng hấp dẫn hơn nhiều so với mức lãi thấp suất thấp mà FED đang duy trì. Giá nhà tiếp tục tăng thì tất cả mọi người đều hạnh phúc. Càng có nhiều khoản vay thì các định chế cho vay, các ngân hàng đầu tư và các tổ chức định giá lại càng thu được nhiều phí giao dịch. Phía người mua cuối cùng là những người quản lý các quỹ đầu tư vào các sản phẩm trái phiếu, các CDO manager. Họ được các nhà đầu tư ủy thác để đầu tư và các sản phẩm đóng dấu an toàn(AAA, etc) từ các tổ chức định giá. Những người quản lý này được trả tiền theo phần trăm số tài sản mà họ quản lý nên họ thường dành thời gian gia tăng số tài sản này chứ không đi xem xét những thứ được đóng dấu AAA có thực sự an toàn hay không. Lợi ích của họ và của các nhà đầu tư vào quỹ của họ là khác nhau.

Trái lại, lợi ích của Michael và các nhà đầu tư của mình đồng hành cùng nhau. Michael nghiên cứu và thấy rằng chỉ cần giá nhà đất dừng tăng chứ chưa cần giảm thì cũng đủ khiến cho nhiều CDO mất giá. Nếu giá nhà đất giảm vài phần trăm thì có thể gây ra sự đổ vỡ dây chuyền hàng loạt và các sản phẩm phái sinh CDO sẽ trở thành vô giá trị. Michael muốn short các CDO này. Tuy nhiên hoàn toàn không có thị trường cho việc short các CDO, hơn nữa khi short thì rủi ro cũng rất nhiều vì giá nhà đất có thể tiếp tục tăng tới mức vượt quá khả năng chịu đựng của quỹ Scion trước khi sụp đổ. Trong khi chưa biết làm thế nào, Michael tình cờ đọc về quá trình hình thành CDS cho các khoản vay của các công ty với các ngân hàng. Liên kết các thông tin, Michael nghĩ ra ý tưởng CDS cho CDO. CDS hoạt động như một dạng bảo hiểm, ví dụ hàng năm Michael sẽ trả 2 triệu mua bảo hiểm để khi CDO mất hoàn toàn giá trị thì anh sẽ được bồi thương 100 triệu. Với đặc tính này thì Michael có thể chủ động kiểm soát được rủi ro trong trường hợp CDO tiếp tục tăng giá. Ngoài ra, thông thường chỉ cần rủi ro với các CDO tăng lên thì giá trị của CDS cũng sẽ tăng. Michael gọi tới 7 ngân hàng lớn mà anh cho rằng sẽ ít chịu ảnh hưởng nhất từ khủng hoảng là Goldman Sachs, Morgan Stanley, Deutsche Bank, Bank of America, UBS, Merrill Lynch, và Citigroup. 5 ngân hàng không hiểu Michael đang nói về cái gì, chỉ có 2 ngân hàng Goldman Sachs và Deutsche Bank đồng ý thực hiện giao dịch và nói rằng mặc dù thị trường này chưa tồn tại, nó có thể xuất hiện vào một ngày nào đó. Họ không ngờ rằng chỉ sau vài năm thị trường này đã có giá trị lên tới hàng ngàn tỷ đô la.

Xem chém gió tại Diễn đàn kinh tế mùa thu 2013

Toithichdoc Blog's

Xem chém gió tại Diễn đàn kinh tế mùa thu 2013

Thư giãn cuối tuần:
Xem chém gió tại Diễn đàn kinh tế mùa thu 2013
Hôm nay 28.9 bắt đầu được nghỉ 2 ngày cuối tuần, thay vì đi xem hài kịch hay nằm dài xem phim hoạt hình giải trí, mình liệt kê một loạt ý đẹp lời hay của các chuyên gia tại Diễn đàn kinh tế mùa thu 2013 để đọc cho vui và nhớ lại những ngày đi nghe các bác nhà ta chém gió. Dĩ nhiên, vì mình làm bên cơ quan Chính phủ nên không được phép tham gia chém cùng mà chỉ ngồi dưới nghe rồi cười và vỗ tay. Đọc 1 loạt bài dưới đây các bạn sẽ thấy chỉ có các bác về hưu hay đang công tác tại viện nghiên cứu, trường đại học, hội, hiệp hội, doanh nghiệp và cơ quan Quốc hội mới có quyền chém kiểu này. Tiếc là khi mọi người đang hăng thì bị chị Kim Ngân dội cho thùng nước lạnh: "Phải nhìn cả điểm sáng chứ không thể chỉ nhìn vào điểm tối của nền kinh tế" và "Không thể nói cả nền kinh tế tê liệt, đất nước vẫn tiếp tục phát triển, đời sống nhân dân vẫn được quan tâm, cho dù có khó khăn có trì trệ", rồi chị “phê” "báo chí đưa tin chỉ nói mặt trái", "làm Diễn đàn u ám quá"...
Có điều đáng buồn là bài này còn đưa tin các bác tố cáo mạnh mẽ hệ thống thông tin số liệu đểu và riêng bác Thiên còn nhắc tới cụm từ "đổi mới lần 2" chứ tất cả các bài khác tôi đọc được đều không hề thấy nhắc đến 2 chuyện trên. Đáng buồn nữa là hai trang mạng có số người xem đông nhất (vnexprest.net và vietnamnet.vn) đưa tin về sự kiện này rất hời hợt vì vẫn đang say sưa với bà Tưng và những người đẹp khác. Dưới đây là ý đẹp lời hay của các bác.
Cập nhật: Vừa vào trang của bác Trần Hữu Dũng, thấy bác làm thơ:
Chuyên gia hăng hái cãi nhau, 
Các nhóm lợi ích đứng sau cười thầm.
Diễn đàn kinh tế mùa thu 2013:
Nói rất hay về yếu kém, nhưng thiếu giải pháp
(LĐ) - Số 223 - Thứ sáu 27/09/2013 10:07
Đó là những thông điệp được đưa ra tại Diễn đàn kinh tế mùa thu 2013 với chủ đề “Kinh tế Việt Nam 2013, triển vọng 2014: Nỗ lực thực hiện ba đột phá chiến lược” do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tổ chức ngày 26.9, tại TP.Huế.

Giỏi chỉ trích, phê phán nhưng thiếu giải pháp

Được ban tổ chức chỉ định mở màn, TS Trần Đình Thiên - Viện Kinh tế VN - đã lôi cuốn sự chú ý bằng một tuyên bố: Tình thế kinh tế VN bị “nghẽn mạch tăng trưởng” nặng nề trong khi các nền kinh tế khác trỗi dậy. Ông cho rằng, nền kinh tế hiện đã tái lập ổn định vĩ mô nhưng trên một nền tảng rất yếu - nghĩa là mức độ rủi ro vẫn còn lớn. Tuy nhiên, một số diễn giả khác cũng đã mang lại cho Diễn đàn kinh tế mùa thu ở xứ Huế những niềm lạc quan về kinh tế đất nước năm 2013. 

TS Trần Du Lịch nói: “Dù yếu ớt và vẫn ở trong tình trạng tăng trưởng dưới tiềm năng (so với công suất đã đầu tư), nhưng năm 2013 là năm nền kinh tế VN bắt đầu hồi phục, nếu thực hiện nhất quán, đồng bộ và có hiệu quả chính sách giảm, miễn thuế thông qua tại kỳ họp thứ 5 của Quốc hội và các biện pháp đề ra trong 2 nghị quyết của Chính phủ thì sẽ tạo niềm tin cho thị trường, hỗ trợ DN vượt qua khó khăn trước mắt”. 

Với nhận định như vậy, nhưng ông Lịch vẫn khẳng định: Nếu bây giờ mà lơi lỏng, không kiên định ổn định kinh tế vĩ mô thì lạm phát sẽ quay trở lại, phải bằng mọi cách xây dựng củng cố niềm tin thị trường. 

Các chuyên gia kinh tế cũng đồng tình với vào quan điểm của TS Trần Đình Thiên về 5 đặc điểm nổi bật mang tên “tình thế tiến thoái lưỡng nan” của nền kinh tế, đó là tâm lý kiếm tiền dễ ăn sâu, khuynh hướng đầu cơ chi phối, vốn liếng bị “chôn” trong nợ xấu do đầu cơ tài sản, muốn bơm tiền để cứu nhanh tài sản, nợ xấu nhiều và ngân hàng ít có động lực bơm tiền cho sản xuất kinh doanh. 

Ông Cao Sỹ Kiêm - Chủ tịch Hiệp hội DN nhỏ và vừa, nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước - “cảnh tỉnh”: “Có quá nhiều diễn đàn, hội thảo kinh tế như thế này, và cũng có rất nhiều người nói rất hay về tồn tại, yếu kém của nền kinh tế đất nước, nhưng hầu như không chỉ ra địa chỉ cụ thể, và cùng với nó là giải pháp”. 

Đột phá vẫn là tái cơ cấu ngay DNNN

Phân tích về 3 đột phá chiến lược là tái cơ cấu, nguồn nhân lực và hạ tầng cơ sở sẽ mang lại gì cho triển vọng kinh tế 2014, những người tham gia diễn đàn bày tỏ nhiều lo lắng trước tốc độ tái cơ cấu DNNN thời gian qua. Hiện vẫn còn 35% số DNNN trong tỉ trọng nền kinh tế đã cho thấy thực trạng tái cơ cấu đã, đang bộc lộ nhiều vấn đề cần sớm cải cách. 
Diễn đàn kinh tế mùa thu 2013. Ảnh: Đăng Khoa

Ông Trần Xuân Hòa - Chủ tịch Tập đoàn Than - Khoáng sản VN - nói rằng tình hình, tình trạng càng nghe càng thấy buồn, nhưng cũng phải nghe, và ông nhấn mạnh “nghe ông Thiên nói nhiều về kinh tế rồi, có nhiều chỗ tôi không đồng tình lắm, nhưng riêng hôm nay nhất trí với cách nhìn nhận của TS Thiên”. 

“Tập đoàn tôi hiện có 140.000 lao động, nếu tái cơ cấu thì có đến 40.000-50.000 lao động dôi ra. Nếu cứ căn cứ vào con số thất nghiệp do bộ chức năng công bố là chỉ từ 2,8 - 3% thì nói thật không thể nào có được, làm được cái gì hết. Đổi mới như thế nào? Tôi xin nói có những nghị định, quyết định của Chính phủ có từ lâu rồi, nhưng các bộ, ngành không có văn bản hướng dẫn, hoặc có nhưng sai lệch. Và như vậy thì làm sao DN không khó khăn, suy kiệt được ” - ông Hòa chua chát.

Trước giải pháp mà các chuyên gia kiến nghị là cần giảm nhanh số lượng DNNN, khẩn trương tái cơ cấu theo phương thức ngược lại là phải làm từ trên xuống, chứ không phải từ dưới lên như hiện nay, Chủ tịch Tập đoàn Than - Khoáng sản VN Trần Xuân Hòa nói: “Tại tập đoàn tôi có hai con đường, chúng tôi giao tư nhân họ làm xong trước 10 tháng, còn cái do tập đoàn làm thì mất... 4 năm”. 

Dù vậy ông Hòa vẫn nói là khó tái cơ cấu lắm, “trong các anh ngồi đây có ai không điện thoại, viết thư gửi con, cháu, bà con vào các DNNN không, người nào không điện được thì cũng nhờ các ông ở trên trung ương gọi”. Hội trường Diễn đàn mùa thu đã cười vang nhưng chắc chắn không phải vì... vui khi nghe ông Hòa kết luận: “DNNN vẫn có cái ưu việt lắm chứ”. 

Những người chủ trì hội thảo, trong đó có ông Nguyễn Văn Giàu - Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của QH - băn khoăn trước hai luồng quan điểm nổi bật là tiếp tục duy trì tình trạng hiện tại với quan điểm “tăng tín dụng là tăng nợ xấu, tăng chi ngân sách là tăng lãng phí” và một bên là nếu không tăng tổng cầu tín dụng thì DN sẽ tiếp tục suy kiệt, nền kinh tế có thể rơi vào một cực... cực đoan khác. 

Và rồi một giải pháp trung gian dù chưa được đồng thuận cao nhưng hợp tình, hợp lý để tiếp tục bàn thảo: Nếu nóng ruột mà tăng tổng cầu lúc này là xóa toàn bộ cái chúng ta đạt được; nhưng nếu không tăng tổng cầu thì... tình trạng suy kiệt DN tiếp tục tăng. Liên quan đến tốc độ cơ cấu lại DNNN, giải quyết nợ xấu ngân hàng, các nhà kinh tế kiến nghị Quốc hội mau chóng có những quyết sách về cải cách thể chế và chính sách sử dụng, trọng dụng nguồn lực nhân tài. 

Ai cũng nói, tham nhũng tràn lan, lòng tin sụt giảm và chọn khâu đột phá là cải cách thể chế thì ít tốn kém nhưng khó làm. Trong bối cảnh đó, cần lựa chọn và quyết định ngay vẫn là đổi mới DNNN, hệ thống ngân hàng và cùng với đó là trọng dụng tinh hoa hiện có trước khi hô hào to tát là trọng dụng nhân tài.

TS Cao Sĩ Kiêm: “Có quá nhiều diễn đàn, hội thảo như thế này và cũng có rất nhiều người nói rất hay về tồn tại, yếu kém của nền kinh tế đất nước nhưng hầu như không chỉ ra địa chỉ cụ thể và các giải pháp
---------

Tranh cãi ở Diễn đàn kinh tế mùa thu

Tư HoàngTBKTSG Online) - Các nhà kinh tế, lý luận và đại biểu Quốc hội đã tranh luận nảy lửa về những chính sách thắt chặt nhằm ổn định kinh tế vĩ mô tại Diến đàn kinh tế mùa thu tổ chức ngày 26-9 tại Huế.

Chuyên gia: Kinh tế Việt Nam vẫn đang "nghẽn mạch"

Ông Lê Quốc Lý, Học Viện chính trị hành chính quốc gia, đổ lỗi tình trạng kinh tế dưới đáy triền miên trong 6 năm qua là do các chính sách bị thắt chặt quá mức đột ngột.

“Chính sách tiền tệ thắt chặt quá mức như thế làm doanh nghiệp chết, kinh tế suy kiệt là đương nhiên. Như thế làm gì có năng lượng mà tăng trưởng", ông nói.

Nhìn lên đoàn chủ tịch, ông Lý nói: "thời anh Giàu (ý nói ông Nguyễn Văn Giàu, từng là Thống đốc Ngân hàng Nhà nước) làm thống đốc, tổng phương tiện thanh toán tăng 43% thì đương nhiên dẫn đến lạm phát. Mức tăng này chỉ còn 6% là quá chặt”, ông nói, và cho rằng con số này lẽ ra nên tăng khoảng 15%.

Bên cạnh đó, chính sách của Ngân hàng Nhà nước về vàng đang mắc sai lầm nghiêm trọng.

“Chúng ta mang ngoại tệ ra mua vàng về để cất vào tủ. Chúng ta đấu thầu vàng có lãi, nhưng là móc túi người dân để cho vào túi”, ông nói, và giải thích lẽ ra nguồn lực này được đưa vào sản xuất thì sẽ tạo ra tăng trưởng.

Ông Lý cho rằng, cắt giảm đầu tư công cũng làm cho kinh tế thêm kiệt quệ. Theo ông Lý, vẫn phải cần tăng đầu tư cho những lĩnh vực mà doanh nghiệp không làm.

“Chúng ta lại cắt hết đầu tư công đi. Đến 77,3% ngân sách nhà nước chỉ để tiêu dùng thì kinh tế lạm phát và sa sút là đương nhiên”.

Ông cho rằng ngân sách nhà nước cắt giảm cho đầu tư phát triển, và ngân hàng nhà nước thắt chặt tiền tệ thì làm kinh tế “chết” là chắc chắn.

Vì lẽ đó, ông đề nghị cần có chính sách tiền tệ nới lỏng, và tăng chi tiêu đầu tư công.

“Chúng ta kiên định ổn định kinh tế vĩ mô nhưng không phải bằng các liệu pháp sốc. Kiên định nhưng phải có bước đi, rồi tiến hành cải cách thể chế dần dần để doanh nghiệp và nền kinh tế không chết”, ông nói.

Ông Lý nêu ra quan điểm trên sau khi Viện phó Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương Võ Trí Thành cho rằng cần phải kiên trì ổn định kinh tế vĩ mô, dù có đau đớn.

Tuy nhiên, quan điểm của ông Lý đã bị đại biểu Quốc hội Trần Du Lịch phản bác.

Ông Lịch nhắc lại mấy lần: “Quan điểm của anh Lý là cực kỳ nguy hiểm. Tăng tín dụng là làm tăng nợ xấu, tăng chi tiêu công là lại gây bất ổn”.

Ông Lịch giải thích, Nghị quyết 11 được đưa ra trong bối cảnh lạm phát phi mã. “Nếu không có (NQ11) thì nền kinh tế sụp đổ”.

Tuy nhiên, ông thừa nhận là các lĩnh vực kinh tế tắc nghẽn, doanh nghiệp giải thể, tổng cầu suy giảm là cái giá phải trả để ổn định lại kinh tế vĩ mô.

“Giờ mà làm ngược lại, tăng tổng cầu như tăng cung tiền, tăng chi tiêu nhà nước, chi tiêu nhân dân, xuất nhập khẩu,… thì xóa bỏ toàn bộ những ổn định chúng ta đạt được”.

Chủ tọa phiên thảo luận, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Nguyễn Văn Giàu trích báo cáo của Chính phủ gửi ủy ban rằng, chỉ có 3 chỉ tiêu không đạt là GDP (dự kiến 5,4% so với mục tiêu 5,5%), tổng đầu tư toàn xã hội (29,5% GDP so mục tiêu 30% GDP), và tạo việc làm (1,4 triệu so với chỉ tiêu 1,6 triệu), với hàm ý là bức tranh kinh tế nói chung không đến nỗi quá xám.

Tuy nhiên, Chủ tịch Hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, đại biểu Quốc hội Cao Sỹ Kiêm góp ý dưới góc độ của cử tri và doanh nghiệp: “Các doanh nghiệp đang thiếu động lực và thiếu niềm tin là hai yếu tố quyết định mọi thứ".

Ông cho rằng, các hội thảo của Đảng, Chính phủ, Quốc hội, và báo chí đang chồng lên nhau, đưa ra nhiều ý kiến nhưng rồi không ai thực hiện.

Ông kiến nghị Ủy ban Kinh tế phải làm rõ tình trạng kinh tế Việt Nam hiện nay là do tác động bên ngoài hay do điều hành bên trong để người dân và doanh nghiệp biết.

Trong khi đó, ông Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, đề xuất tái cơ cấu đầu tư công cần tập trung sửa Luật Ngân sách, ưu tiên áp dụng Luật Ngân sách hàng năm.

Về tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước (DNNN), cần tập trung tái cơ cấu chỉ 2- 3 tập đoàn kinh tế nhà nước trong vòng 6 tháng, sau đó mở rộng 2 năm. Về tái cơ cấu ngân hàng, cần tập trung giải quyết triệt để vấn đề sở hữu chéo trong 2 năm.

Về trung hạn cần rà soát, thay đổi chiến lược thu hút đầu tư nước ngoài và ưu tiên tạo một số đột phá chiến lược như mở cho các vùng kinh tế trọng điểm, các đặc khu kinh tế quốc gia

Về giải pháp chiến lược, ông Thiên cho rằng, Hiến pháp đang sửa đổi nên có quan điểm bình đẳng các thành phần kinh tế, không có thành phần kinh tế chủ đạo.

http://www.thesaigontimes.vn/Home/xahoi/sukien/103155/Tranh-cai-o-Dien-dan-kinh-te-mua-thu.html
----------


Điểm mới của diễn đàn kinh tế mùa thu năm nay là gì?
Thứ sáu, 27/9/2013 11:23 GMT+7

TS Trần Đình Thiên cho rằng kinh tế VN vẫn đang

xuống đáy và chưa có dấu hiệu ngoi lên - Ảnh: Lê Kiên
"diễn đàn kinh tế mùa thu" do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội tổ chức tại Huế ngày 26-9.  Tại diễn đàn Viện trưởng Viện Kinh tế VN, TS Trần Đình Thiên đã nhận định tăng trưởng kinh tế chậm hơn rất nhiều so với những năm trước, còn cũng tại một buổi hội thảo ngày 24 /9 tại Hà Nội phát biểu này đã được TS Thiên nêu lên bằng một góc nhìn nền kinh tế độc lập tự chủ và hội nhập quốc tế thì chúng ta đang đi từ nền kinh tế phụ thuộc sang lệ thuộc mất rồi.

Vẫn đang "bơi" dưới đáy

Viện trưởng Viện Kinh tế VN, TS Trần Đình Thiên, nhận xét: “5 năm kể từ 2008, khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu đã đi qua, để lại hậu quả nặng nề, song nhìn chung, kinh tế thế giới đã bước vào quỹ đạo phục hồi. Nhưng VN không nằm trong quỹ đạo đó: hiện nay, nền kinh tế vẫn đang trong lộ trình “xuống đáy” mặc dù xu hướng ổn định hóa đã mở ra và đà sụt giảm tốc độ tăng trưởng có vẻ đã được chặn lại”.

Nhìn nhận tình hình kinh tế năm 2013, ông Thiên cho rằng “các cơ sở tăng trưởng yếu hơn hẳn các năm trước”. Cụ thể, tăng trưởng tín dụng trong 6 tháng chỉ 6,5%; thu ngân sách khó khăn chưa từng thấy; đầu tư xã hội thấp (30% GDP); gần 25.000 doanh nghiệp đóng cửa(tương đương mức của năm trước, nhưng lại là những doanh nghiệp có thực lực bị chết)…

Cầu rất yếu (tổng vốn đầu tư xã hội 6 tháng đầu năm chỉ đạt 40% kế hoạch năm; tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng, loại trừ yếu tố giá, chỉ tăng 4,9% so với mức 6,5% cùng kỳ 2012)…

Trong khi đó, vẫn theo ông Thiên, những “điểm đen” của nền kinh tế như tình trạng nợ xấu và sở hữu chéo ngân hàng “vẫn còn nguyên”, các đề án tái cơ cấu các tập đoàn kinh tế nhà nước vẫn nằm trên giấy và “y nguyên yếu kém”... “Vẫn chưa nhúc nhích tái cơ cấu thì triển vọng cho những năm sau cũng chưa thấy gì. Nền kinh tế xuống đáy và nằm bẹp ở đấy” - ông Thiên nói.

Tái cơ cấu gặp nhiều chướng ngại

Chủ tịch Ủy ban giám sát tài chính quốc gia Vũ Viết Ngoạn nói rằng: “nếu không tái cơ cấu thì sẽ không giải quyết được vấn đề, nếu không hành động sớm một cách quyết liệt thì sẽ quá muộn”. Tuy nhiên, cũng như ông Thiên, ông Ngoạn cho rằng thực hiện tái cơ cấu thời gian qua chưa chạm đến những vấn đề mấu chốt. Ở buổi hội thảo ngày 24 tháng 9 tại Hà Nội: Ông Ngoan cho rằng chúng ta nói tái cơ cấu nền kinh tế là chưa đúng với thực tế vì tái là những cái chúng ta đã có và tái lại làm lại còn hiện nay chúng ta nên dùng từ tổ chức sắp xếp lại "cơ cấu " nền kinh tế thì đúng hơn. 

Theo ông Trần Xuân Hòa, “Để tái cơ cấu thì cần phải có chi phí. Bây giờ chúng tôi có 140.000 lao động, nếu tái cơ cấu thì dư ra 40.000-50.000 lao động. Vậy cần phải có tiền để đào tạo, chuyển đổi nghề nghiệp cho họ, tức là cần đến chính sách tổng thể của nhà nước”.

Ông Hòa nói tiếp: “Một vấn đề nữa là chúng ta đề cập đến việc chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đưa ra là đúng, nhưng khi triển khai thực hiện thì nó méo mó đi rất nhiều. Có những bộ, ngành hướng dẫn thực hiện mà hoàn toàn sai trái so với chủ trương, chính sách. Hiện nay chúng ta đang có 64 chính phủ là một chính phủ trung ương và 63 chính phủ địa phương”. 

TS Cao Sỹ Kiêm - nguyên thống đốc Ngân hàng Nhà nước VN, cho rằng nền kinh tế của chúng ta đang có hai vấn đề lớn: một là thiếu động lực, hai là thiếu niềm tin. Người dân, doanh nghiệp là những người thực hiện chính sách mà người ta thiếu niềm tin thì ai thực hiện nữa.

"Cử tri, doanh nghiệp người ta nói với tôi rằng bây giờ càng nghe các nhà khoa học, càng hội nghị hội thảo thì càng thấy phân tâm. Những hội thảo như cái đang diễn ra này cứ chồng lên nhau, từ Đảng,đến Quốc hội, bộ, ngành, tạp chí… đua nhau tổ chức nhưng những nhà nghiên cứu, lý luận nghiên cứu không đủ tầm, nghiên cứu không đưa ra được lý lẽ cụ thể, thậm chí nghiên cứu không chính xác" - ông Kiêm nói.

Ông Kiêm bình luận rằng: "Nếu cứ nói chung chung thì ai cũng nói được, nhưng chỉ ra ai, ở chỗ nào, phải làm gì thì không nói được. Một số nghiên cứu, đề xuất chính xác thì lại không thuyết phục được những người quyết định chính sách".

Như vậy cái mới thứ nhất của diễn đàn kinh tế mùa thu năm 2013 là đã tìm được ra nguyên nhân của vấn đề vì sao nền kinh tế nước ta đang "chạm đáy" và vẫy vùng ở vũng đáy này bao lâu nữa?.

Thứ hai là nguyên nhân đã biết nhưng phương án giải quyết lại không rõ ràng mà vẫn chung chung " nguyễn y vân" để rồi niềm tin giữa người "đại diện" làm ra chính sách và những người đại diện thực hiện chính sách cụ thể là DN và nhân dân không còn nữa thì kết quả là gì? 

Thứ ba là những câu hỏi về độc lập tự chủ của Doanh nghiệp Việt Nam thành phần quan trọng làm nên nội lực của nền kinh tế mạnh hay yếu thì đang bị chi phối và không lối thoát cụ thể theo Chuyên Gia kinh tế Phạm Chi Lan có những câu hỏi như sau:

1- Những khu vực nào là động lực tăng trưởng cho nền kinh tế? Liệu DNNN, Khu vực tư nhân trong nước,khu vực nông nghiệp có lấy lại được vị trí động lực, hay nhường sân cho FDI? lấy lại bằng cách nào?

2- Xuất khẩu do ai chi phối? khu vực KT trong nước có đảo lại thế cờ so với FDI hay tiếp tục lui?

3- Nhập siêu, các nhân tố đầu vào của các ngành kinh tế phụ thuộc vào một số nước Đông nam Á, liệu có thay đổi?

4- Bản đồ quan hệ KTQT của VN sẽ thay đổi thế nào? 

5- Doanh nghiệp Việt Nam có đổi mới được để tăng Năn lực cạnh tranh,thay đổi cách HNQT, tham gia chuỗi giá trị toàn cầu không?

- Muốn vậy bản thân các doanh nghiệp phải cơ cấu lại và điều chỉnh chiến lược cạnh tranh, tự vượt khó để tồn tại và thích ứng với những đòi hỏi mới .nhưng nguồn lực các mặt lại có hạn, tương lai chưa chắc chắn, niềm tn thấp hoặc không còn. Nhưng cái cuối cùng trước mắt chúng ta phải nhận ra các DNVN của ta là ai và như thế nào rồi mới có bước đứng dậy, tồn tai đi tiếp hay là lui. 

-----------------

Kinh tế tụt hậu, DNNN đồng thanh cầu cứu
DNNN vẫn cứ xin ưu đãi từ Chính phủ, mặc cho những tiếng than về nỗi đau nền kinh tế Việt Nam đang ngày càng tụt hậu ngày càng nhiều. 
Oằn lưng trả nợ: 100.000 tỷ đồng/năm
Đầu tháng 9/2013, Vinacomin đã xin Chính phủ bảo lãnh thêm cho các khoản vay thương mại của dự án alumin Nhân Cơ.  Đồng thời, Tập đoàn cũng đề nghị Chính phủ giải quyết cho vay vốn ưu đãi, giảm phí môi trường, miễn thuế nhập khẩu nguyên vật liệu đầu vào…
Khi khó khăn, các Tập đoàn kinh tế Nhà nước vẫn thường cầu cứu Chính phủ như Vinacomin. Hiện nay, chuyện trở đi mắc núi, trở lại mắc sông” đã và đang xảy ra nhiều ở các dự án do DNNN đầu tư.
Ngay sau sự việc này, nhân chuẩn bị cho Diễn đàn Kinh tế mùa thu,  Ủy ban Kinh tế QH đãcho rằng, một phần nguyên nhân do nợ xấu tăng nhanh, đặc biệt các khoản tín dụng tập trung thái quá vào một nhóm tập đoàn kinh tế. Trước đó mấy ngày, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương ĐảngVương Đình Huệ chính thức nhận định: nền kinh tế Việt Nam Việt Nam đang tụt hậu và có khoảng cách ngày càng xa với các nước. Và hôm qua,
kinh tế, tụt hậu, Vinacomin, Vinashin, EVN
Một con số của Bộ Tài chính cho hay, trong 2 năm 2011-2012, mỗi năm Việt Nam trả nợ hơn 100.000 tỷ đồng, gồm cả nợ gốc và nợ lãi, bằng hơn 50% chi đầu tư phát triển mỗi năm từ ngân sách Nhà nước. Sáu tháng đầu năm nay, thâm hụt ngân sách của Việt Nam trầm trọng hơn, lên tới 6,1% GDP.
Quan sát của TS Phạm Thế Anh, Đại học Kinh tế Quốc dân cho thấy, chúng ta luôn chi nhiều hơn thu, trong khi, tổng thu so với các nước không hề thấp. Hiện nay, tổng thu của Việt Nam đang ở mức 25,5% GDP, cao hơn 1,2 lần Trung Quốc và Thái Lan, 1,5 lần Ân Độ, Indonesia, Philippines và 1,7 lần của Campuchia.
Việt Nam còn là nước thu thuế, phí rất cao nếu không nói là cao nhất khu vực. “Hiện, gánh nặng thuế phí đã tương đương 28-29% GDP”, GS Trần Thọ Đạt, Phó Hiệu trưởng trường Đại  học kinh tế quốc dân cho biết.
Loay hoay cách gỡ
Trong khi các Tập đoàn Kinh tế vẫn đang có tâm lý trông chờ vào bàn tay nâng đỡ của Nhà nước thì tại Diễn đàn kinh tế mùa thu, nóng ran những ý kiến trái chiều nhau về việc ai gieo, ai gánh khi kinh tế tụt hậu, phải làm sao sớm xóa được nỗi đau này?
TS.Lê Quốc Lý, Phó Giám đốc Học viện Chính trị và Hành chính Quốc gia rất bức bối: “đã có lúc chúng ta để nền kinh tế thiếu máu, khi cơ thể thiếu máu thì sẽ sống ra sao? Nền kinh tế thiếu máu đầu tiên là thiếu tiền, DN thiếu vốn đầu tư. Muốn chống lạm phát, ổn định vĩ mô, đầu tiên, vẫn phải để DN sản xuất được, sống được và phát triển được. Nếu DN không phát triển được thì làm gì còn tăng trưởng?”
kinh tế, tụt hậu, Vinacomin, Vinashin, EVN
TS Lý nói tiếp: “Một điểm cần nhắc lại nữa là chúng ta cắt giảm đầu tư công hàng loạt cũng làm cho kinh tế thêm kiệt quệ. Tái cấu trúc nền kinh tế, tái cấu trúc đầu tư công là đúng, là chuyển nguồn lực từ nơi không hiệu quả, kém hiệu quả sang lĩnh vực hiệu quả hơn. Nhưng muốn tái cấu trúc hiệu quả phải có bước đi tuần tự. Khi chưa tìm được lĩnh vực nào hiệu quả để dồn đầu tư thì đã cắt đầu tư công rồi”.
Tuy nhiên, TS.Trần Du Lịch cho rằng, “Bây giờ mà nóng ruột, là nới lỏng sẽ rất nguy hiểm!”
Vị chuyên gia này lo ngại: “Các lĩnh vực kinh tế đang tắc nghẽn, DN giải thể nhiều, tổng cầu suy giảm nhưng đây là cái giá phải chấp nhận để ổn định lại kinh tế vĩ mô. Giờ mà làm ngược lại, tăng tổng cầu như tăng cung tiền, tăng chi tiêu nhà nước, chi tiêu nhân dân, xuất nhập khẩu,… thì xóa bỏ toàn bộ những ổn định chúng ta đạt được. Tăng đầu tư công là tăng lãng phí, tăng tín dụng là tăng lạm phát”.
TS Vũ Viết Ngoạn, Chủ tịch Ủy ban giám sát tài chính quốc gia nhìn nhận: “Kinh tế của chúng ta đã bị hạ cánh cứng, nhẽ ra chúng ta giảm sốc từ từ, sẽ giảm sốc cho doanh nghiệp. Kinh tế sốc quá, doanh nghiệp lại đang suy kiệt nặng, thì giải pháp đưa ra phải hài hòa cả hai mục tiêu”.
Ông thừa nhận: “Chúng ta đang trong tình trạng làm đến đâu ăn đến đấy chứ chưa có sự tích lũy, ảnh hưởng đến đầu tư công trong thời gian tới!”
“Điều hành chính sách gần đây có nhiều ý kiến quan điểm gần như là mâu thuẫn nhau.Việc cần dựng được là tổng vốn đầu tư, chính sách tài khóa, tiền tệ cân đối được bao nhiêu chứ không nên đùn đẩy trách nhiệm!” TS Vũ Viết Ngoạn nói.
Theo vị chủ tịch Ủy ban giám sát tài chính quốc gia, cần duy trì đầu tư tổng vốn đầu tư xã hội ở mức hợp lý và cần thiết để đảm bảo cho các doanh nghiệp có điều kiện tiêu thụ hàng hóa. Nếu quá tập trung ưu tiên ổn định kinh tế vĩ mô, mà coi nhẹ duy trì đầu tư xã hội thì lâu dài sẽ mất cân đối kinh tế vĩ mô. Nếu tăng trưởng không hợp lý thì doanh nghiệp sẽ tiếp tục suy kiệt, mất nguồn thu ngân sách”.
Một cách bình tĩnh, TS Võ Trí Thành, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương như thể dàn hòa: “Đừng trông chờ, đừng loay hoay tìm sự đồng thuận mà cần hướng tới một tiếng nói chung gắn với chí ý quyết liệt của người có trách nhiệm. Khi có tiếng nói chung, có ý chí của những cá nhân dám giải trình, dám chịu trách nhiệm, dám chiến đấu thì sẽ tạo được sự đồng thuận”.
Song song với những ý kiến tâm huyết “giải cứu” nền kinh tế Việt Nam thoát khỏi mặc cảm “tụt hậu”, thì liệu những lời cầu cứu của hàng loạt Tập đoàn kinh tế Nhà nước như Vinacomin, Vinalines, Vinashin, HUD có được chấp nhận?
Phạm Huyền
----------------


“Không thể nói cả nền kinh tế tê liệt!”




Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân.

Không thể nói cả nền kinh tế tê liệt, cho dù có khó khăn có trì trệ, Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân phát biểu kết thúc Diễn đàn Kinh tế Mùa thu 2013 do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội tổ chức, từ sáng 26 đến trưa 27/9 tại Huế.

Bắt đầu từ 7h30, sớm hơn thường lệ 30 phút, song vẫn còn khá nhiều vị đã đăng ký nhưng không đủ thời gian đăng đàn.

Vẫn thể hiện trăn trở về những khó khăn, thách thức của nền kinh tế, song một số ý kiến thảo luận tại phiên sáng 27/9 đã đề cập sâu hơn về bức tranh chung của các doanh nghiệp.

Doanh nghiệp không còn mơ làm “đại gia

Cho biết vừa dành rất nhiều thời gian gặp gỡ và trao đổi với các doanh nghiệp, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho rằng đầu tư chỉ nhắm vào khu vực nhà nước không thì không ổn, cần nhấn vào khu vực tư nhân. Bởi khu vực tư nhân trong nước đóng góp 43% vào GDP và 39% vốn đầu tư.

Bà cũng chia sẻ rằng cảm thấy niềm tin tăng lên khi thấy ý chí quyết tâm của các doanh nghiệp. "Các doanh nghiệp không còn dựa quá nhiều vào lao động giá rẻ và và tài nguyên có sẵn, mà đã coi trọng công nghệ, sáng tạo và thay đổi hệ thống quản trị. Với tinh thần như vậy thì tôi tin các doanh nghiệp sẽ vượt lên được".

Chuyên gia Phạm Chi Lan cũng nhìn nhận, "các doanh nghiệp hiện giờ không còn mơ màng với ảo vọng “đại gia”, đã tập trung hóa thay vì đa dạng hóa". Không chỉ có doanh nghiệp nhà nước mà những doanh nghiệp tư nhân cũng từng lao vào chứng khoán và bất động sản, bây giờ cũng quay về lĩnh vực chính, đã biết tự lượng sức mình, không đi theo cái hào nhoáng hình thức như trước nữa.

Nới trần bội chi: Quốc hội sẽ biểu quyết

Trước khi điểm lại những ý kiến nhiều chiều của Diễn đàn, Phó chủ tịch Nguyễn Thị Kim Ngân lưu ý phải nhìn cả điểm sáng chứ không thể chỉ nhìn vào điểm tối của nền kinh tế.

"Không thể nói cả nền kinh tế tê liệt, đất nước vẫn tiếp tục phát triển, đời sống nhân dân vẫn được quan tâm, cho dù có khó khăn có trì trệ". Sau nhận định này, Phó chủ tịch “phê” báo chí đưa tin chỉ nói mặt trái, "làm Diễn đàn u ám quá".

"Sau ba phiên thảo luận, các ý kiến khá thống nhất về khó khăn chung của nền kinh tế, nhưng nguyên nhân và giải pháp còn khác nhau", bà Ngân nói.

Điểm lại nhận định chung của nhiều vị diễn giả là kinh tế vĩ mô ngày càng ổn định hơn, tăng trưởng quý sau tăng hơn quý trước, song thu ngân sách cực kỳ khó khăn, Phó chủ tịch cho biết, hiện các cơ quan liên quan của cả Quốc hội và Chính phủ đã bàn xem có nên tăng trần bội chi hay không.

"Có người bảo không, có người bảo có, rất nhiều ý kiến khác nhau, nhưng cũng chưa thể nói là có tăng hay không, mà vấn đề này theo thẩm quyền thì Quốc hội sẽ biểu quyết".

Khả năng có phát hành thêm trái phiếu Chính phủ hay mỗi năm chỉ 45 ngàn tỷ, theo bà Ngân là cũng đang được cân nhắc. "Nếu không tăng thêm thì tiền ở đâu để xử lý tồn tại do thắt chặt đầu tư công vừa rồi, mà có ý kiến cho rằng có thể lãng phí còn chưa đánh giá được, đó là vấn đề rất là lớn", bà Ngân nói.

Nhìn lại ba năm đầu của kế hoạch 2011 - 2015, Phó chủ tịch nêu sự thống nhất của nhiều ý kiến về kết quả đạt được trong nỗ lực ổn định kinh tế vĩ mô. Tuy nhiên, khó có thể đạt tăng trưởng bình quân 6,5% của cả giai đoạn, khi phục hồi tăng trưởng kinh tế có nhưng sẽ chậm lại.

Về tái cơ cấu nền kinh tế, nhấn mạnh đây là vấn đề rất khó và đòi hỏi kiên trì chứ không thể vội vàng, bà Ngân cũng đồng ý với nhiều ý kiến chuyên gia là lĩnh vực này còn chưa chuyển biến mạnh mẽ.

Phó chủ tịch đề nghị Ủy ban Kinh tế ngay sau diễn đàn lựa chọn ý kiến xác đáng để hình thành báo cáo có chất lượng và đưa vào báo cáo thẩm tra tình hình kinh tế, xã hội trình Quốc hội tại kỳ họp cuối năm nay.
------------------


Nhiều vấn đề nóng tại Diễn đàn Kinh tế Mùa thu 2013



Quang cảnh tại Diễn đàn Kinh tế Mùa thu 2013. Đều đặn một năm hai kỳ vào mùa xuân và mùa thu, đây là nơi những chuyển động của nền kinh tế cả trong ngắn hạn và trung hạn được mổ xẻ với nhiều chiều quan điểm và đa dạng góc nhìn.
Từ các góc nhìn khác nhau, câu trả lời của câu hỏi làm gì để vực dậy nền kinh tế nằm ở không ít tham luận tại Diễn đàn Kinh tế Mùa thu do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội tổ chức trong hai ngày 26 và 27/9 tại Huế.

Tại đây, các nhà khoa học, quản lý, chuyên gia đã cùng tham dự nhiều kỳ diễn đàn sẽ cùng bàn luận về chủ đề "Kinh tế Việt Nam 2013, triển vọng 2014, nỗ lực thực hiện 3 đột phá chiến lược".

Đều đặn một năm hai kỳ vào mùa xuân và mùa thu, đây là nơi những chuyển động của nền kinh tế cả trong ngắn hạn và trung hạn được mổ xẻ với nhiều chiều quan điểm và đa dạng góc nhìn.

Theo TS. Trần Du Lịch, Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội thì bức tranh kinh tế Việt Nam năm 2013 diễn ra không mấy khác biệt so với những nhận định từ Diễn đàn Kinh tế Mùa xuân (tháng 4/2013). Tuy có dấu hiệu phục hồi ở từng lĩnh vực cá biệt, nhưng nhìn chung chưa thoát khỏi giai đoạn trì trệ.

"Hiện nay là thời điểm thích hợp, là thời cơ để đưa ra những quyết sách mạnh mẽ, tạo bước ngoặt làm thay đổi tình hình, nếu chậm trễ thì cơ hội sẽ mất và chẳng bao lâu sẽ tái diễn sự bất ổn, với cái vòng luẩn quẩn như đã từng xảy ra", TS. Trần Du Lịch nhận định.

Đi vào các lĩnh vực cụ thể, nhiều tham luận đã mổ xẻ những vấn đề nóng của nền kinh tế.

TS. Nguyễn Minh Phong cho rằng còn nhiều câu hỏi bỏ ngỏ về quản lý vàng trong nước. Như lợi ích từ đấu thầu do chênh lệch giá vàng trong và ngoài nước hàng trăm tỷ đồng/phiên thực sự được phân bổ như thế nào, có lợi ích nhóm hay tham nhũng không? Và những rủi ro chính sách gắn với cho phép rồi đột ngột cấm kinh doanh tín dụng bằng vàng trong bối cảnh độc quyền nhập khẩu và đấu giá vàng của các ngân hàng thương mại thì ai chịu trách nhiệm?

Hiện trạng và hệ lụy của vấn đề sở hữu chéo giữa các tổ chức tín dụng và các tập đoàn kinh tế, giữa các tổ chức tín dụng cũng là một trong các chủ đề được bàn luận.

Theo TS. Đinh Tuấn Minh, tại Việt Nam, tình trạng sở hữu chéo trong hệ thống tín dụng ngân hàng đã ở mức báo động. Sở hữu chéo giữa các tổ chức tín dụng của Việt Nam có thể dẫn đến hiện tượng lũng đoạn thị trường tài chính ngân hàng. Mặc dù điều này tuy chưa được xác nhận nhưng một số vụ án trong lĩnh vực tài chính ngân hàng trong năm 2012 có vẻ như minh chứng cho điều này.

Bên cạnh các vấn đề ngắn hạn, một trong những mục tiêu quan trọng của diễn đàn là rà soát lại quá trình thực hiện các đột phá chiến lược trong 3 năm 2011-2013. 

Bởi vậy, các tham luận và tranh luận sẽ hướng tới đích rà soát lại quá trình thực hiện các đột phá đó, đồng thời làm rõ những nguyên nhân cơ bản và những điểm nghẽn ảnh hưởng đến quá trình thực hiện các đột phá chiến lược.