July 30, 2013

TPP Từ Góc Nhìn Của Alan

TPP Từ Góc Nhìn Của Alan

T/S Alan Phan
28 July 2013
Bất hạnh giúp ta thử thách tình bạn và nhận diện kẻ thù (Misfortune tests friends and detect enemies) Proverb
Trong những buổi nói chuyện của tôi gần đây, câu hỏi “hot” nhất của mọi doanh nhân từ Việt, ASEAN…đến Mỹ và Trung Quốc…là chuyện gia nhập của Việt Nam vào Hiệp Ước Thương Mại Xuyên Thái Bình Dương (TPP) với 10 quốc gia và 2 đại cường kinh tế, Mỹ Nhật. GDP của các hội viên TPP chiếm đến 40% GDP toàn cầu. Nhiều chuyên gia cho rằng TPP là một sách lược kinh tế của Mỹ để chống sự bành trướng kinh tế của Trung Quốc.
Căn bản của quyền lợi
Trước khi đi sâu về phân tích, tôi xin nói rõ là tôi không có một thông tin nào ngoài những tin tức bình luận trên các mạng truyền thông. Và tôi cũng không thể bàn sâu vào góc cạnh chính trị của sự kiện quan trọng này vì lý do đơn giản là “pháp luật” của Việt Nam không cho phép.
Trước hết, theo kinh nghiệm làm ăn và các cuộc thương thuyết trong lịch sử, hay chỉ đơn giản giữa 2 người “dân đen”, bất cứ một giao dịch thành công nào cũng đòi hỏi sự thỏa mãn tối thiểu giữa hai bện hay nhiều bên. Thuận mua vừa bán. Sự đổi chác về quyền hay lợi đều dựa trên căn bản: tôi được gì và mất gì trong giao dịch này? Dù có thể một bên thiếu xuy sét và hoang ưởng trong kỳ vọng (gọi là ngu xuẩn) nhưng vào thời điểm giao dịch, họ đều thương lượng gay gắt để đạt được điều mình muốn.
Do đó, muốn hiểu rõ hơn về sự gia nhập của Viêt Nam vào TPP, ta phải trở lại vấn đề căn bản: Việt Nam muốn gì và Mỹ muốn gì? Dĩ nhiên 10 nước còn lại cũng có những lợi ích quốc gia riêng của họ, nhưng với sự chi phối và với vai trò đầu đàn, Mỹ có thể “thuyết phục” họ khá dễ dàng.
Một sinh viên trẻ cũng có thể đọc báo để thấyViệt Nam muốn gì từ TPP:  thị trường béo bở và rông mở của 2 quốc gia Mỹ Nhật.  Hiện nay, Viêt Nam đang xuất khẩu hơn 20 tỷ USD qua thị trường Mỹ và 9 tỷ USD qua thị trường Nhật (khoảng 25% của GDP). Xuất siêu từ Mỹ lên đến 15 tỷ USD mỗi năm. Nếu được hưởng hàng rào thuế quan ưu đãi dành cho hội viên (gần bằng 0% cho phần lớn mặt hàng), lượng xuất khẩu Việt Nam qua TPP sẽ tăng gấp 2 lần, chỉ cần nhờ vào lợi thế cạnh tranh duy nhất này.
Những suy đoán sai lầm
Nhiều nhà phân tích cho rằng Việt Nam cũng muốn tìm các đồng minh chiến lược mới, nhất là Mỹ, để hóa giải ảnh hưởng nặng nề của Trung Quốc về chánh trị và quân sự tại Biển Đông và sự áp đặt về cơ chế. Tôi không tin điều này. Việt Nam đã liên tục khẳng định “16 chữ vàng và 6 cái tốt” trong 80 năm lịch sử và gần đây nhất là vào 10 văn kiện vừa ký kết trong tháng 6 năm nay.
Trái với những suy đoán trước đây, tôi cho rằng thực sự Trung Quốc đang đứng sau và khuyến khích Việt Nam gia nhập TPP để họ có thể hưởng lợi gián tiếp từ khía cạnh kinh tế (sau khi đã nắm kỹ các yếu tô khác về đồng minh Việt).
Ba năm trước, tôi có tham dự nhiều buổi “trình diễn” (road show) tại Trung Quốc do các quỹ tư nhân ASEAN tìm nhà đầu tư vào Việt Nam. Phần lớn “không quan tâm” là câu trả lời. Trung Quốc đang xuất khẩu qua Việt Nam 29 tỷ USD mỗi năm (nhập siêu là 18 tỷ USD) chiếm đến 25% của GDP Việt mà không tốn sức lắm. Nhận xét chung của các doanh nhân Trung Quốc là việc đầu tư vào Việt Nam là một việc làm “thừa thãi”.
Tuy nhiên, 6 tháng vừa qua, tôi nhận liên tiếp những cuộc gọi và viếng thăm của doanh nhân Trung Quốc. Họ bắt đầu quan tâm đến việc thiết lập nhà máy tại Việt Nam để hưởng lợi từ TPP. Chẳng hạn hàng may mặc xuất từ Trung Quốc vào Mỹ phải chịu thuế hải quan là 20% đến 40%. Với TPP, nhà máy tại Việt Nam sẽ thâu lợi ngay khoản chi phí này và các quyền lợi khác mà Việt Nam thường ưu đãi cho các dự án FDI. Tôi nghĩ chánh phủ Trung Quốc rất thú vị nếu dùng được bàn đạp Việt trong trận chiến kinh tế với Mỹ. Với hơn 80% sản phẩm Việt xuất khẩu phải tùy thuộc vào linh kiện và nguyên liệu từ Trung Quốc, mối lợi cho Trung Quốc sẽ tăng lũy tiến với TPP. Có thể nói, Trung Quốc sẽ hưởng lợi từ TPP nhiều hơn là Việt Nam.
Nhìn từ phía Mỹ
Dĩ nhiên, các chuyên gia Mỹ không ngu gì mà không biết những gì Trung Quốc và Việt Nam sẽ hưởng từ TPP. Tuy nhiên, cái gót chân Achilles của nước Mỹ luôn luôn là các chính trị gia và những nhóm lợi ích quyền lực, nhất là nhóm tài phiệt Mỹ (gốc Do Thái).
Trước hết, nhóm tư bản tài chánh của Mỹ không bao giờ quan tâm đến quyền lợi quốc gia. Với họ, toàn cầu hóa và lợi nhuận tối đa là mục tiêu chính. Những yếu tố khác như chánh trị hay quân sự là chuyện “người khác”. Vì sự hấp dẫn của thị trường 1.3 tỷ dân mà họ đã lao đầu không suy nghĩ vào Trung Quốc. Cho đến nay, qua các nguồn tài trợ, họ đã giúp Trung Quốc cất cánh và trở thành một đối thủ đáng quan ngại của Mỹ. Vì số lượng khủng của petrodollars (tiền thâu nhập từ dầu khí) mà giới tài chánh Wall Street ủng hộ các vương quốc và chế độ độc tài (kể cả việc đẩy Mỹ vào trận chiến Iraq). TPP là một miếng mồi ngon cho các tập đoàn này.
Ngay sau đó là phe chính trị “tả phái” của Mỹ, hiện bao gồm những trí thức tháp ngà và các nhà hoạt động xã hội trẻ (hơi dư thừa lý tưởng). Phe tả luôn thích ra tay “giúp” người nghèo hay nước nghèo qua OPM (tiền người khác). Với lá phiếu của thành phần “hưởng đủ mọi phúc lợi của xã hội mà không đóng thuế” đang chiếm đến 53% số cử tri, phe tả đang nằm trong thời kỳ vàng son của đủ mọi chương trình OPM. Lãnh đạo số 1 và tiêu biểu cho phe tả là ngài Barrack Obama.
Có thể nói Obama là một chuyên gia cao cấp về OPM. Sinh ra trong một gia đình hưởng nhiều phúc lợi (welfare benefits) vì cha mẹ nghèo, Obama đã hiểu ngay từ thời thơ ấu về sự hấp dẫn của OPM. Sau khi tốt nghiệp luật sư, chàng Obama chọn làm một nhà tổ chức cộng đồng (community organizer) hoàn toàn sống nhờ vào các chương trình xã hội từ tiền ngân sách của các chánh phủ liên bang và địa phương. Có thể nói, Obama và phe nhóm đã dùng OPM để leo lên tuyệt đỉnh của danh vọng.
Việc Obama tung chút tiền vào cá cược TPP cho Việt Nam cũng là một điều dễ hiểu. Các lãnh đạo Việt Nam đã thuyết phục Obama với ngôn ngữ OPM và chủ nghĩa xã hội mà Obama rất am hiểu. Thực ra, nếu nói về OPM, quan chức Việt Nam phải là sư phụ của Obama. Thay vì qua Việt Nam thăm viếng, tôi nghe đồn là Obama định dự một khóa tu nghiệp dài hạn về OPM tại Hà Nội sau khi thôi làm Tổng Thống Mỹ.
Cuối cùng, giới quân sự của Mỹ luôn luôn “yêu” chiến tranh, nơi sự nghiệp và quyền lợi của họ gắn liền vào cái gọi là “an ninh quốc gia” và “cảnh sát quốc tế”. Dù họ biết thừa về khả năng rủi ro khi đổ quân vào các xứ lạ, họ cũng biết là không có một cuộc chiến nào mà không đem thêm quyền lực và tiền bạc cho phe nhóm (dĩ nhiên cũng là OPM). Mộng ước biến Việt Nam thành một đồng minh chiến lược có lẽ sẽ tan theo mây khói khi Mỹ thực sự đối đầu với Trung Quốc ở Biển Đông; nhưng đối với những phí tổn đang phung phí toàn cầu, thì cái giá phải trả cho tư duy sai lầm này của phe quân sự Mỹ sẽ rất nhỏ và có thể xếp vào loại “thử và sai” (trial and error).
Rào cản còn lại
Ba nhóm trên đã bắt tay để bỏ qua quyền lợi kinh tế của quốc gia để theo đuổi một chánh sách nhiều “hoang tưởng”, nhất là khi nghĩ rằng Việt Nam sẽ thành một con cờ để “cân bằng” Trung Quốc trong địa chánh trị toàn cầu.
Nhiều người cho rằng vấn đề nhân quyền và dân chủ sẽ là một rào cản ngăn Việt Nam gia nhập TPP. Phe nhóm Obama sẽ cố “vận động dư luận” để thỏa mãn phần nào đòi hỏi của phe hữu và khối cử tri Việt Kiều về vấn đề này. Nhưng trong cốt lũy của các nhóm lợi ích này, “nhân quyền hay dân chủ” không bao giờ là mục tiêu, mà chỉ là “miệng lưỡi đầu môi” (lip service). Trong khi đó, phần lớn cử tri Mỹ khác sẽ không quan tâm vì đây là chuyện quá nhỏ trong đời sống bình nhật của người dân Mỹ. Nếu có cuộc khảo sát về TPP, tôi chắc là 90% dân Mỹ sẽ nghĩ nó là chữ viết tắt cho một hiệp hội quần vợt mới của Mỹ.
Do đó, trong bản thông cáo chung của ông Obama và ông Sang, hai bên cam kết là sẽ hoàn tất việc Việt Nam gia nhập TPP vào cuối năm. Nếu đúng vậy, đây sẽ là thắng lợi lớn lao cho quan chức Việt Nam, Trung Quốc và vài ba nhóm lợi ích của Mỹ.
May vẫn hơn hay
Tuy nhiên, nó cũng sẽ giúp sự hồi phục của nền kinh tế Việt sớm hơn dự đoán nhờ sự gia tăng về xuất khẩu và đầu tư FDI từ nhiều nơi, nhất là Trung Quốc. Trong tình thế gần như tuyệt vọng của nền kinh tế Việt, TPP sẽ là một phép mầu và ân sủng từ Thượng Đế. Lá số tử vi của quan chức Việt và Tàu quả thật là đầy sao may mắn.
Về phía Mỹ, sự thất vọng gần như chắc chắn trong 5 năm sắp tới khi các nhà tư bản Mỹ nhận ra là những số liệu thống kê và báo cáo tài chánh của các đối tác Việt Nam còn tệ hơn tiểu thuyết; và các nhà chính trị quân sự thấm hiểu lời khuyên về việc “đừng nghe những gì họ nói”…
Kẻ cắp khi gặp bà già …thì cũng phải bó tay.
Alan Phan

Tình Hình Đen Tối Của BDS

Blog's Alan

Tình Hình Đen Tối Của BDS

SGTT.VN – “Cho chết hai phần ba, cứu phần còn lại”, “Không cần cứu và không thể cứu bất động sản bằng tiền”… những phát ngôn gây sốc gần đây của ông Nguyễn Văn Đực, phó tổng giám đốc công ty địa ốc Đất Lành, phó chủ tịch hiệp hội Bất động sản TP.HCM là lời cảnh tỉnh trước hiệu ứng domino đang cuốn các doanh nghiệp bất động sản vào “thảm hoạ sóng thần” nợ xấu, nguy cơ thâu tóm và phá sản hàng loạt. Ông dám nói những lời nghịch nhĩ vì tin rằng sự chân thành của mình có lợi cho đời sống người dân, cho kinh tế đất nước.
Theo ông, thị trường bất động sản sẽ còn “đen tối” đến cỡ 
nào?
Thị trường bất động sản phát triển từ rắn thành rồng trong khoảng 11 năm, nhưng từ rồng trở thành rắn chỉ trong một năm, loay hoay từ nay đến cuối năm, nhiều đại gia không còn gì. Sẽ xuất hiện nhiều hơn nữa các vụ lừa đảo, chụp giật… Biết bao dự án dang dở lên đến hàng triệu tỉ đồng coi như mất trắng, biết bao giờ ra được sản phẩm. Người ta đua nhau bán dự án, bán cả doanh nghiệp để tháo chạy khỏi thị trường.
Một thời gian dài lãi rất lớn và rất nhanh làm nhiều chủ doanh nghiệp mất cảnh giác, đua nhau phiêu lưu, mở nhiều dự án, phân khúc khác nhau trên nhiều mặt trận, hy vọng đất nước phát triển nóng, tiền nước ngoài đổ vào sẽ tạo ra lợi nhuận khủng. Nhưng khi kinh tế chựng lại, lãi suất cao, lạm phát cao, đầu tư công sai, Nhà nước ưu tiên cứu những “quả đấm thép” là tập đoàn nhà nước… thì sản phẩm không bán được. Tiêu thụ không có mà phải móc tiền trả lãi ngân hàng, phải vay nóng ngoài xã hội, cạn kiệt tiền mặt suốt hai, ba năm rồi, đến mức không đủ tiền để bồi thường khách hàng khi có yêu cầu huỷ hợp đồng, phạt do chậm giao nhà. Sức doanh nghiệp lịm dần, chờ chết hoặc bỏ chạy trước khi chết. Hoặc lừa đảo, bán một nơi cho hai, ba người, mặc nợ nần để lại, trong đó có nợ thi công, nợ ngân hàng, nợ người dân… Lỗi chính là ở doanh nghiệp, nhưng có phần không nhỏ do chính sách vĩ mô, đưa đến doanh nghiệp mất dần khả năng chi trả.
Năm 2013 lại chứng kiến các thương vụ thâu tóm bất động sản của khối ngoại lên đến hàng chục triệu USD, phải chăng sóng ngầm săn tài sản rẻ tại Việt Nam đang ép giá tối thiểu xuống dưới 50%?
Khi ngành bất động sản non trẻ sụp đổ, tài sản sẽ thuộc về ngân hàng hoặc bán cho nước ngoài, một cuộc “thay áo” hoàn toàn mới. Người nước ngoài trở thành ông chủ của những dự án nội, doanh nhân quay về làm thuê cho những ông chủ ngoại ngay tại dự án của mình. Thực tế đó không chỉ xảy ra với bất động sản, mà đang lan rộng sang nông sản, thuỷ hải sản, lâm sản, thức ăn gia súc… đều có tình trạng bị nước ngoài thâu tóm.
Trong những thương vụ mua bán, chúng ta đang bị thiệt đơn thiệt kép, bị đẩy giá xuống thấp hơn giá trị thực rất nhiều. Họ chỉ cần nuôi một thời gian ngắn rồi bán lại với giá gấp nhiều lần, người dân mình gánh chịu hết thiệt thòi. Hoà bình độc lập mà tài sản vào hết tay tư bản nước ngoài, thật quá đau thương. Ấy là chưa kể những ông chủ nước ngoài ẩn danh, sau các thương vụ mua bán ấy là rửa tiền, dòng tiền không thể kiểm soát được, dẫn đến việc hình thành những mafia trong tài chính.
Ông suy nghĩ gì khi thấy nhiều bạn bè doanh nhân ngã gục?
Đau xót khi thấy một thế hệ doanh nhân non trẻ đầy nhiệt huyết, tạo dựng được tài sản, góp phần vận hành đất nước trong một thời gian dài bỗng chốc sụp đổ. Bạn bè có người phải trốn tránh, tù đày… Liệu khối doanh nhân có tồn tại nổi hay không? Nếu tài sản cứ từ từ ra đi, một ngày cũng tới phiên mình, phải buông tay khi đã trải qua chinh chiến dài ngày, chấp nhận bán mình vì sức tàn lực kiệt, không cạnh tranh nổi với những tài phiệt mới.
Người nước ngoài trở thành ông chủ của những dự án nội, doanh nhân quay về làm thuê cho những ông chủ ngoại ngay tại dự án của mình. Thực tế đó không chỉ xảy ra với bất động sản, mà đang lan rộng sang nông sản, thuỷ hải sản, lâm sản, thức ăn gia súc… đều bị nước ngoài thâu tóm.
Đất Lành cách đây hai năm cũng bon chen đầu tư cao ốc văn phòng, giờ phải bán rồi. Bản thân tôi cũng đã phải bán một căn nhà tài sản của cá nhân, mạnh dạn cắt núm ruột của mình để tồn tại, không còn cách nào khác. Mỗi người một cảnh, nhiều đại gia bất động sản khá tên tuổi cũng đi vào chung cư ở, mà thực chất không biết căn hộ ấy có phải của ông ta không nữa. Như thế còn hơn phải lừa đảo, phạm pháp. Nhưng không phải lúc nào tài sản cũng bán được, dự án bồi thường dở dang, xây dựng dở dang bán không ai mua, lúc ấy thì điên đầu. Trong hội thảo “Gặp bão và vượt bão”, tôi đã đưa ra kế sách “Tẩu thế nào để tránh tổn hại”!
Làm sao doanh nhân Việt Nam có thể chống đỡ lại doanh nhân nước ngoài, giới tài phiệt lớn? Sau cơn sóng thần, không ai không thiệt hại, kể cả người dân. Điều tôi lo nhất là doanh nhân không gượng dậy nổi sau cơn hồng thuỷ này.
Ông đã cảnh báo trước về sự xuất hiện các “doanh nghiệp liều”?
Dù biết cái chết đang lừng lững đến, các doanh nghiệp vẫn giấu bệnh, giấu tài sản thực. Nhiều doanh nghiệp âm vốn, vốn thực chỉ còn 10 – 20%, như vậy, 80 – 90% là tiền người khác, nhưng lại được cộng vô tài sản thực. Âm vốn rất lớn không có cách chi trả, cắn răng mà tồn tại, nhiều người trong héo ngoài tươi, trông chờ vào một phép mầu nào đó có thể thay đổi cục diện.
Nhưng thực sự theo tôi, sẽ chẳng có thay đổi gì lớn. Với kiểu chính sách giải quyết không tới nơi tới chốn, chậm ban hành, rề rà việc triển khai thực hiện thế này, nhiều doanh nghiệp sẽ phải từ bỏ cuộc chơi. Người dân và doanh nghiệp đã tạo sức ép rất lớn để thay đổi nhận thức của các cấp quản lý, nhưng khi ra được một chính sách thì đến tay doanh nghiệp cũng quá trễ, doanh nghiệp trở tay không kịp, đuối dần.
Nghe nói tại buổi tiếp xúc cử tri gần đây của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, ông đã bức xúc phát biểu về hai kẻ thù chính vắt kiệt đất nước là lãng phí và tham nhũng, cùng nỗi lo phụ thuộc công nghệ lạc hậu của Trung Quốc?
Lãng phí và tham nhũng là hai vòi bạch tuộc cấu kết rút hết sức sống, tiềm lực đất nước. Trong khi chúng ta cần tiết kiệm từng đồng, thì những con đường lẽ ra chỉ 1.000 tỉ đồng, đã phải bỏ ra 2.000 tỉ đồng. Chỉ riêng kỷ niệm ngàn năm Thăng Long, hay vụ Vinashin, đầu tư tổ chức Á vận hội… đã lãng phí biết bao tiền của dân. Lãng phí, tham nhũng đã đi sâu, từ quan chức đến cả những người giữ cửa. Y tế và giáo dục cũng tham nhũng lớn, làm giá, bắt chẹt người dân đủ thứ thì còn nói gì nữa. Ngay cả kẻ trộm cũng biết “chọn mặt trộm tiền”: trong khi doanh nhân đói, không có tiền điều hành doanh nghiệp, thì hộc tủ quan chức vẫn chứa đầy tiền, nhiều khi mất không biết bao nhiêu, cũng không dám khai báo!
Về thủ tục, mỗi dự án được duyệt phải qua bảy bước, mất không dưới ba năm, bình thường phải sáu năm. Tôi đã từng có công văn mời các vị lãnh đạo đương chức tham gia cuộc thi với đề bài: “Làm thế nào hoàn tất hồ sơ dưới hai năm?” Bản thân quan chức không làm được thì làm sao doanh nhân làm được. Chỉ tính sơ một dự án đầu tư khoảng 100 tỉ đồng, sau sáu năm trả lãi mà không làm ra đồng nào, hỏi sao giá thành không cao? Ấy là chưa kể tiền lo thủ tục, tiền lobby. Cửa nào cũng phải có tiền. Tiền ở đâu mà ra? Phải tính vô giá thành để giải chi chứ. Nhà nước và người dân mua nhà đòi hỏi doanh nghiệp phải giảm giá bán; doanh nghiệp bất động sản chúng tôi đòi hỏi Nhà nước phải giảm thủ tục. Bởi thủ tục nhiều càng dễ nhũng nhiễu, tham nhũng.
Còn mối lo công nghệ lạc hậu là có đến 80 – 90% công trình nhà nước do nhà thầu Trung Quốc thực hiện. Họ trúng thầu nhờ đưa ra giá rẻ nhất nhưng nhiều công nghệ lạc hậu cũ kỹ, hao tốn nguyên liệu.
Người dân và doanh nghiệp đã tạo sức ép rất lớn để thay đổi nhận thức của các cấp quản lý, nhưng khi ra được một chính sách thì đến tay doanh nghiệp cũng quá trễ, doanh nghiệp trở tay không kịp, đuối dần.
Khi đề cập đến niềm tin của dân, ông đã khóc?
Người dân đang mất dần niềm tin. Người dân, người lao động ngày càng nghèo, công chức kém năng lực có vẻ như ngày càng nhiều, ngày càng giàu… Ngày xưa có những quần chúng tốt xung quanh quan chức, như những nhà kinh tế, trí thức, văn hoá, xã hội học… Giờ thì xung quanh quan chức có khi là những nhà tài phiệt, kinh doanh, không phải vì sự nghiệp đất nước mà là những người đầu cơ. Xây dựng chính quyền đô thị mà không hiểu về đô thị, làm sao đứng ra giải quyết khi có sự cố? Làm sao chọn lựa được phương án tối ưu nếu không có tầm nhìn, chuyên môn?
Điều gì đã giúp ông một nghị lực sống, một tinh thần dũng cảm, bất chấp những khó khăn đến từ nhiều phía?
Tình yêu với quê hương, với dân tộc đã khiến tôi luôn suy nghĩ làm sao sống có ích cho quê hương trong phạm vi năng lực và nghề nghiệp của mình. Đau đáu về nhà ở cho người dân bình thường nhất, tôi nỗ lực tìm cho ra những sản phẩm vừa với túi tiền người dân, nhất là dân nhập cư. Xuất thân là một kỹ sư, từng phải ngủ nhờ ở hành lang ký túc xá sinh viên, một thời gian rất dài phải ở nhà thuê, đến 49 tuổi mới có căn nhà đầu tiên, tôi hiểu hơn ai hết nỗi khát khao về nhà ở của người nhập cư khi sống ở TP.HCM. Đấu tranh làm bằng được căn hộ nhỏ cho những cặp vợ chồng trẻ, tôi đã từng bị phê phán gay gắt là “căn hộ hộp diêm”, “đi lùi lại đô thị hoá”, “ổ chuột trên tầng cao”… nhưng thực sự nó đã trở thành căn nhà hạnh phúc cho nhiều người. “Rác” của người giàu có khi là thiên đường với người nghèo! Ước mơ không thể cao hơn so với hoàn cảnh, ý tưởng đó đã khiến tôi luôn vận động, và cho ra đời những căn hộ nhỏ được thị trường chấp nhận, bán được trên 90%, và thực tế đã giao nhà 70%.
Tôi rất tri ân những người dân đã tín nhiệm mua sản phẩm của Đất Lành trong điều kiện chủ đầu tư quá khó khăn, không hoàn thành nổi dự án để bàn giao một cách hoàn thiện. Chấp nhận vào ở khi chưa có thang máy, phải đi thang bộ, sống chung với tiếng ồn, khói bụi, thiếu điện, nước… Sự đồng cảm với khó khăn của nhà kinh doanh, không ai thưa kiện khiến tôi vô cùng cảm động. Nhờ sự tha thứ của người dân, chúng tôi đã cập bến được, giao nhà từng bước cho dân… Nhưng còn nhiều doanh nghiệp đang lênh đênh ngoài biển với cột buồm đã gãy… Hàng trăm hàng ngàn chiếc tàu không cập bến được ấy có khi thành tàu ma, nguy hiểm cho an sinh xã hội.
Nói thẳng nói thật, ông có sợ mất lòng, mất chức, mất luôn cả doanh nghiệp?
Tôi sống thật lòng. Phê phán với tinh thần tích cực, xây dựng, và mở ra những hướng nhìn khác, mỗi lần có ý kiến, tôi đều nghĩ đến người dân bằng tấm lòng của người trí thức, không đánh bóng cho công ty. Bạn bè thân cũng lo lắng khi tôi nói những điều nghịch nhĩ có thể gây hại cho Đất Lành, nhưng thời gian qua, những người lãnh đạo bị tôi phê bình rất dữ có thể “giận thì giận, mà thương càng thương”, có lẽ họ tin tôi chân thành, không trục lợi, không nịnh hót.
THỰC HIỆN: KIM YẾN
CHÂN DUNG HỘI HOẠ: HOÀNG TƯỜNG

Cổ Gia Thọ, người thầy về quản trị

Cổ Gia Thọ, người thầy về quản trị

T/S Alan Phan
23 July 2013
Nếu bạn không có thì giờ để làm cho đúng, bao giờ bạn mới có thì giờ để làm lại?( If you don’t have time to do it right, when will you have time to do it over?)

Trong những lần đầu đến Việt Nam, khoảng 1993 gì đó, tôi gặp anh Cổ Gia Thọ. Trẻ, hiền lành bề ngoài…nhưng ai cũng thấy bên trong là một doanh nhân sắc sảo, cần cù và quyết tâm. Vị trí của chúng tôi trên thương trường có rất nhiều cách biệt: tôi là Chủ Tịch Công Ty Hartcourt Pen, vừa hoàn tất một nhà máy sản xuất đủ loại bút viết và văn phòng phẩm ở Quảng Đông với kinh phí 12 triệu USD, trang thiết bị từ Mỹ, Thụy Sĩ và Đức. Anh có một xưởng làm viết ở Chợ Lớn, phần lớn là dây chuyền thủ công nội hóa, doanh thu chắc cũng khiêm tốn như mẫu mã của sản phẩm anh đưa chúng tôi coi. Tôi đoán trong lòng anh lúc đó, anh chỉ ao ước công ty gia đình Thiên Long một ngày nào đó, lớn bằng nửa Hartcourt Pen.
Đến 2003, 10 năm sau, thì vị trí trên thương trường của 2 công ty cũng rất khác biệt. Hartcourt Pen gặp khó khăn về nợ xấu và thị trường xuất khẩu, bị ngân hàng tịch thâu và phát mãi. Thiên Long phát triển ngoạn mục và sửa soạn niêm yết trên sàn. Khi tôi đọc về Thiên Long trên các báo cáo của quỹ, tôi tiếc thầm là sao mình không có một Cổ Gia Thọ để lãnh đạo Hartcourt Pen?
Tôi không quen thân với anh Thọ để biết nhiều hơn về anh, ngoài những gì đọc và nghe qua mạng công chúng. Tôi không biết là anh có bằng MBA hay kinh tế gì không, nhưng Thiên Long là một trường hợp kinh điển của một doanh nghiệp hoạt động bài bản, theo đúng mọi quy luật để thành công trên thương trường. Anh Thọ là một lãnh đạo đúng nghĩa để chúng ta ghi nhận và bắt chước. Với các doanh nhân trẻ, tôi hy vọng là bài học của Cổ Gia Thọ sẽ ấn tượng sâu đậm vào tư duy và hành động trong mọi lựa chọn hàng ngày.
Góc nhìn của tôi về cá tính kinh doanh của anh Thọ (có thể là phiến diện vì chỉ mới gặp lại anh sau gần 20 năm) là như thế này:
  1. Chuyên sâu và tập trung:
Như ngọn laser, anh dồn tất cả nguồn lực vào việc phát triển Thiên Long suốt 30 năm qua. Không bầy đàn, không chạy theo những sở đoản thời thượng như BDS, chứng khoán, khoáng sản hay phá rừng làm thủy điện…Tôi chắc là anh đã không thiếu cơ hội; nhưng anh vẫn tha thiết với sản phẩm cốt lõi của công ty. Anh liên tục xây dựng kiến thức về ngành nghề qua học hỏi, tìm tòi cũng như kinh nghiệm, thắng và thua.
  1. 2.      Tầm nhìn đa quốc:
Ngay trong lần gặp đầu, anh đã rất thú vị khi hỏi tôi về thị trường viết bút ở Mỹ và Trung Quốc. Anh có nói về ao ước đem sản phẩm Thiên Long xuất khẩu, qua các thị trường nhỏ khác. Anh biết là biên giới quốc gia không nghĩa lý gì trên một thương trường toàn diện.
  1. 3.      Kỹ năng vượt khó:
Tôi tin chắc là trong 30 năm qua, Thiên Long đã phải vượt qua nhiều trận bão ở nhiều cấp độ khác nhau. Cái khôn ngoan cùng may mắn, thấu hiểu cái cơ trong nguy, cái kiên nhẫn đợi thời…phải là một đặc tính, nếu không bẩm sinh, thì chắc đã được tôi luyện rất vững vàng trong con người anh Thọ.
  1. 4.      Sáng tạo:
Để phát triển một công ty như Thiên Long, kiên nhẫn và chịu đựng chưa đủ. Sự phát triển bền vững để xây thương hiệu và thị phần, cũng như mạng lưới đại lý, đòi hỏi một nỗ lực sáng tạo của toàn thể nhân viên. Muốn vậy, người lãnh đạo phải luôn làm một tấm gương sáng và truyền đạt sự đam mê của mình, ít nhất là cho nhóm quản trị.
  1. 5.      Biết mình biết người:
Tôi nghĩ là anh phải thuộc nằm lòng chiến thuật của Tôn Tử. Đối diện với bao đối thủ cạnh tranh trong nước, cũng như hàng nhập khẩu, sản phẩm Thiên Long vẫn chiếm lĩnh được 60% thị trường bút viết tại Việt Nam. Anh còn đủ bản lãnh để đem chuông đi đánh xứ người, đặc biệt là Trung Quốc, với thế trận khá phức tạp cho mọi tay chơi.
  1. 6.       Quản lý rủi ro:
Trong suy thoái hiện tại của thị trường chính ở nội địa, Thiên Long vẫn có một lợi nhuận ấn tượng là 111 tỷ VN đồng với 300 tỷ doanh thu. Mọi nhà đầu tư chuyên nghiệp đều nhìn vào báo cáo tài chánh hàng quý hàng năm để đánh giá kỹ năng quản lý rủi ro của ban quản trị. Đánh giá của các phụ tá của tôi về Thiên Long là khá ổn định.
  1. 7.      Lui lại khi cần:
Khi giao lại chức Tổng Giám Đốc cho người mới, anh Thọ đã biết sửa soạn một kế nghiệp lâu dài và bền vững cho Thiên Long. Đó là sự khiêm tốn cần thiết của người lãnh đạo, biết lùi để một dòng máu mới thay đổi và tiến bộ. Không nghĩ mình là đỉnh cao phải ôm quyền hành và quyền lợi đến khi tắt thở, anh Thọ đã kéo dài tuổi thọ của Thiên Long thêm nhiều thế hệ.

Một doanh nhân trẻ hỏi tôi tại một hội thảo là tôi có tiếc nuối điều gì trong sự nghiệp kinh doanh. Tôi nhắc anh một câu nói của Michael LaBoeuf,” Waste your money and you’re only out of money, but waste your time and you’ve lost a part of your life” (Phung phí tiền bạc thì chỉ mất tiền; nhưng phung phí thời gian thì bạn đã mất một phần đời). Vì muốn kiếm tiền nhanh, chúng ta sẵn sàng đốt giai đoạn bằng cách tìm những con đường tắt.
Nhưng qua trải nghiệm của Cổ Gia Thọ, chúng ta cần một thời gian rất dài, có khi cả một đời người, để hoàn tất một sự nghiệp, một thương hiệu, một tác phẩm, một di sản…Thời gian mà chúng ta tưởng đã “đốt” được lại là những phung phí trên bình diện khác. Tôi đã mất rất nhiều cơ hội (thực sự, là thời gian) vì những con đường tắt lười biếng này. ..
Alan Phan
Bài để tham khảo thêm:
T/S Alan Phan là tác giả của 9 cuốn sách về thị trường mới nổi, giảng viên thỉnh giảng tại các đại học Mỹ và Trung Quốc, và doanh nhân có 44 năm làm ăn tại Mỹ và Trung Quốc. Web site cá nhân của ông là www.gocnhinalan.com.

July 29, 2013

Tản mạn về VAR


Posted on 29.07.2013 by Lê Văn Tuấn



(Tác giả: thanhlele – Nguồn: thanhlele.wordpress.com)

1. Vài nét khái quát

Giải trao cho kinh tế năm 2011 này là cho 2 bác về kinh tế lượng. Trong đó có 1 người mình biết rõ đó là Sim, là người đề xuất phương pháp véc tơ tự hồi quy (VAR – Vector Auto-regressive) vào năm 80. Cái này không phải có gì là mới mẻ cả. VAR được giảng dạy ở cả bậc đại học và sau đại học tại Anh. Có rất nhiều viết luận án tiến sỹ cũng dùng VAR trong đó có Tô Tồ dùng VAR đo lường sự điều hòa chu kỳ kinh doanh (Business Cycle Syncronization) của 5 nền kinh tế thuộc ASEAN. Tôi không làm về VAR nhưng cũng xin được bàn về vấn đề này một cách khái quát như sau. VAR được mô tả theo cách đơn giản nhất theo phương trình như sau:


Trong đó là 2 biến số kinh tế chẳng hạn như là GDP và cung tiền. Hai biến này được bố trí nằm trong 1 vector và được hồi quy phụ thuộc tương ứng vào giá trị quá khứ của từng biến là . Đó là lý do tại sao người ta lại gọi là tự hồi quy.

Về bản chất VAR thật ra là sự kết hợp của 2 phương pháp: tự hồi quy đơn chiều (univariate autoregression-AR) và hệ phương trình ngẩu nhiên (simultanous equations-SEs). VAR hay ở chỗ nó lấy ưu điểm của AR là rất dễ ước lượng bằng phương pháp tối thiểu hóa phần dư (OLS) nó lấy ưu điểm của SEs là ước lượng nhiều biến trong cùng 1 hệ thống. Và đồng thời nó khắc phục nhược điểm của SEs là nó không cần quan tâm đến tính nội sinh của các biến kinh tế (endogeneity). Tức là các biến kinh tế vĩ mô thường mang tính nội sinh khi chúng tác động qua lại lẫn nhau. Thuộc tính này làm cho phương pháp cổ điển hồi quy bội dùng 1 phương trình hồi quy nhiều khi bị sai lệch khi ước lượng. Đây là những lý do cơ bản khiến VAR trở nên phổ biến trong nghiên cứu kinh tế vĩ mô. Nó cũng chính là nền tảng cho nghiên cứu về sự cùng hợp nhất (cointegration) của Engle và Granger (1983, 1987) giành giải nobel năm 2003.

2. Ước lượng VAR 

Việc ước lượng VAR rất dễ dàng, nó có thể thực hiện bằng tất cả cả phần mềm kinh tế lượng mì ăn liền như Eviews, Stata,… Các biến kinh tế cũng có thể dùng trực tiếp mà không phải chuyển sang chênh lệch bậc nhất (first-difference) vì VAR không quan tâm đến biến kinh tế có bị rơi vào trạng thái không dừng (non-stationarity) hay không. Vì mục đích của VAR là khi ước lượng được các giá trị của tham số thì nó không dùng các tham số này vào mô tả các tham số này như là một hệ số tương quan giữa các biến (correlation). Mà nó lại dùng vào việc tìm ra sự phản ứng có tính chất lanh truyền giữa các biến kinh tế (impulse response). Ví dụ nếu có 1 cú sốc xảy ra với cung tiền thì GDP phản ứng tăng hay giảm trước cú sốc cung tiền này ra sao, etc.

Tuy nhiên, việc ước lượng VAR lại cần lưu tâm ở chỗ là phải kiểm tra tính ổn định của hệ thống. Cụ thể, phương trình (1) ở trên sẽ được đưa về dạng như sau:


Với

và phương trình cần có nghiệm có giá trị tuyệt đối nhỏ hơn 1.

Nói 1 cách đơn giản là điều kiện này giúp cho VAR khi ứng dụng vào phân tích tương tác các biến sẽ đạt được trạng thái là khi xảy ra một cú sốc với một biến khi lan truyền sang biến khác thì quá trình đấy sẽ giảm dần theo thời gian. Cái này giống như trong phim Hàn Quốc là sau khi kết thúc cuộc tình nàng chết vì ung thư, chàng sốc một thời gian rồi cũng quệt nước mắt đi lấy vợ chứ không phải là lao đầu vào tàu hỏa. Trong kinh tế cũng thế, khi xảy ra sốc cung tiền chẳng hạn lạm phát tăng cao trong ngắn hạn nhưng sẽ hội tụ về mức cân bằng dài hạn thấp và ổn định. (the effect of a shock generally dies out over time).

3. Liên hệ với Việt Nam

Năm nay tác giả của VAR nhận giải có lẽ trong thời buổi thóc cao gạo kém thế này, các chính phủ cần lắm một công cụ dự báo được động thái nền kinh tế. VAR hơn tất cả các phương pháp khác nên về đích. Vì thật ra còn rất rất nhiều đề tài thuộc nhiều lĩnh vực khác thú vị như lý thuyết tăng trưởng kinh tế nội sinh của Romer, người mà năm nào cũng ngấp nghé nhận giải nhưng toàn về nhì. Xem ra thời thế tạo anh hùng.

Ở Việt Nam, thì trong cái thời khủng hoảng này, Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia cũng cho ra một vài kịch bản tăng trưởng kinh tế với lạm phát, tăng trưởng cao thấp khác nhau. Xin hỏi: có ai dám chắc là nền kinh tế chúng ta rơi vào 1 trong các kịch bản này không? cở sở đâu làm kịch bản này. Không khéo nền kinh tế VN đầu nằm ở một kich bản đuôi lại rơi vào kịch bản khác. Giống như cô gái lấy chồng vừa muốn lấy chồng giàu lại vừa muốn lấy chồng khỏe nên nghĩ ra kịch bản là ngày con xin ở làng trên (làng có chồng giàu), ban đêm con xin về làng dưới (làng có chồng nghèo nhưng to khỏe)…

Tôi lang thang 1 lúc thì tìm ra được 2 bài báo đăng trong tạp chí trong nước:

(1). Bài viết đăng trên tạp chí Ngân hàng


Bài này dùng VAR phân tích nhưng tác giả quên không đánh giá tính ổn định của VAR như phương trình (2). Hậu quả là đồ thị mô tả tính phản ứng lan truyền rất nhiễu và không rõ ràng. Có biến kinh tế phản ứng ban đầu tăng rồi sau đó lại giảm. Không tuân theo lý giải về kinh tế thông thường. Chứng tỏ hệ thống VAR bị ước lượng sai. Vậy mà tổng biên tập vẫn cho đăng.

(2). Bài viết này đăng trong mục nghiên cứu mới của Tạp chí Kinh tế Phát triển của trường đầu ngành KTQD.


Bài này viết về lạm phát không dùng VAR nhưng dùng phương pháp kiểm tra tính cùng hợp nhất dựa trên VAR. Nói là dùng cả 2 phương pháp của Engle-Granger (1987) (cho ra 1 mối quan hệ dài hạn) và Johansen (1988) (cho ra 3 mối quan hệ dài hạn). Nhưng kết quả công bố lại không nói rõ là lấy của phương pháp nào. Sự bất nhất về kết quả giữa 2 phương pháp là đương nhiên vì E-G thì bao giờ cũng chỉ có 1 mối quan hệ, còn Johansen thì sẽ có thể có nhiều hơn 1 và ít hơn hoặc bằng tổng số biến trừ đi 1. Tác giả đã lúng túng khi phải lấy chênh lệch bậc 2 cho chỉ số giá để đạt được tính dừng (stationary) của số liệu.

Nhận xét: việc quan trọng nhất của việc dùng cointegration là phải giải thích cặn kẽ cơ sở chọn ra được mối quan hệ dài hạn. Mỗi lần báo cáo khoa học, Nick Horsewood luôn làm rất kỹ phần này và giải thích chi tiết. Kết quả rất đẹp sau nỗ lực giải quyết những khó khăn về số liệu. Cái hay là việc giải quyết vấn đề chứ không phải là cho ra được kết quả ngon lành.

Việc cứ đâm đầu vào tìm lời giải cho lạm phát ở VN đôi khi lại là mù quáng. Lạm phát chỉ là một trong số các biến kinh tế vĩ mô. Nó không thể thoát ra khỏi tổng hòa của nền kinh tế được. Cách này không được thì phải chọn cách khác. Và phương pháp trên chả có gì mới, có vẻ không phù hợp với Việt Nam. Vì hiện nay nghiên cứu mới cho thấy VAR đã lạc hậu rồi. Có rất nhiều cải tiến cho VAR. Ví dụ như anh bạn người đảo Síp đang dùng FAVAR (Factor Augmented VAR). Cái này được Ben Bernanke, Chủ tịch quy dự trữ liên bang FED dùng rất hiệu quả. Phương pháp này cực hay vì ban đầu nó tổng hợp số liệu của hàng trăm ngành, thị trường trong nền kinh tế. Sau đó dùng phương pháp tách lọc ra một chỉ số chung cho từng ngành (các nhân tố – factor) sau đó cho vào VAR đã được cải tiến (Augmented) để ước lượng. Như vậy, tất cả các nhân tố trong nền kinh tế từ nhỏ tới lớn đều được khái quát hóa trong VAR. Giống như Bernanke khi bình luận về phương pháp này ông nói rằng tất cả các động thái từ nhỏ đến lớn trong nền kinh tế đều có nguyên nhân của nó. Nên việc FAVAR bao trùm được tất cả các nhân tố trong nền kinh tế sẽ làm cho kết quả nghiên cứu giàu tính thực tiễn hơn rất nhiều. Giáo sư Banarjee còn so sánh khoảng 10 mô hình VAR khác nhau cho chuỗi số liệu của gần 100 quốc gia trên thế giới để đánh giá tính ổn định cũng như phù hợp của VAR khi áp dụng vào từng nước. Trong bài giảng mở ngành (Inaugural Lecture), ông gọi đây là cuộc phiêu lưu của Tôm Soi Ơ (trong kinh tế lượng) (Sawyer’s Adventure).

Hạn chế của VAR: VAR bị hạn chế khi ứng dụng trong tài chính. Số liệu tài chính bị nhiễu nặng do hành vi của nhà đâu tư luôn mang tâm lý đám đông và thái độ đối với rủi ro (risk aversion) của họ cũng khác nhau. Thế nên giả định dưới đây về phần dư (error) sử dụng khi ước lượng VAR bị vi phạm

~ N(0,)

Tức là các phần dư sẽ không tuân theo quy luật phân phối chuẩn đa chiều nữa (multivariate normal) và phương sai () sẽ thay đổi theo thời gian làm cho ước lượng của VAR không còn ổn định và hiệu quả nữa nó được mô tả như sau


Vậy nên các bạn khi muốn ứng dụng nó trong phân tích trong lĩnh vực tài chính thì cũng nên tránh nhé. VAR rất hay, rất ý nghĩa. Trao nobel cho tác giả của VAR là hoàn toàn xứng đáng. Nó là khuôn mẫu định lượng cho xây dựng kịch bản và dự báo động thái của cân đối vĩ mô tổng thể. Nhưng áp dụng nó cũng cần tập trung sức lực nghiên cứu lớn vì mỗi nền kinh tế lại có đặc thù riêng của nó. Từ năm học này, tôi thấy anh bạn làm về FAVAR xin nghỉ trợ giảng để cả ngày ngồi cắm mặt vào máy tính trên office. Tôi có hỏi thì anh bạn nói là tiếp tục nghiên cứu phương pháp mới trong FAVAR cho phép sử dụng một tham số thay đổi theo thời gian (time-varying) khi đúc rút các số liệu trong ngành thành số liệu của 1 nhân tố (factor). Cái lần trước là tham số cố định theo thời gian nên chạy kết quả cũng tạm tạm thôi chưa ngon lắm. Sang tháng 1, anh bạn báo cáo kết quả mới và có mời tôi đi nghe và cố gắng đóng góp ý kiến giúp anh cải thiện kết quả. Chắc chắn rồi, sẽ đi nghe nhưng đóng góp thì chắc là khó vì tôi không làm về cái này nên nhiều chỗ chi tiết tôi không biết phải hiểu thế nào. Nhưng lần trước thì có thầy trong khoa phát hiện ra anh bạn quên không kiểm tra tính ổn định của FAVAR (VAR identification checking)… . May là không sao vì trường hợp của anh ta kết quả ngon. Các biến tương tác nhau được anh cho in ra một bảng chi tiết lý giải cụ thể. Đồ thị mô tả tương tác lan truyền rất tốt. Ngon lắm! Học trò của giáo sư Banarjee mà.

THỊ NỞ CÒN CÓ NGƯỜI YÊU, TẠI SAO BẠN KHÔNG CÓ?


THỊ NỞ CÒN CÓ NGƯỜI YÊU, TẠI SAO BẠN KHÔNG CÓ?

1. Những cô gái sắc sảo xinh đẹp vẫn độc thân

Ngày tốt nghiệp đại học, tôi và bạn bè mỗi người đi theo một con đường khác nhau. Dù cùng cầm một tấm bằng tốt nghiệp y chang nhau, nhưng có người ở lại giảng đường đại học, có người làm công nhật, người vội vã lấy chồng, cũng có cô bạn may mắn được nhận vào làm trong một cơ quan lớn của nhà nước. Thật kỳ lạ, mỗi lần gặp lại, nhóm bạn gái chỉ nói chuyện về một chủ đề duy nhất, là bạn trai: Cậu có người yêu chưa? Có chàng nào hay hay thì giới thiệu cho tớ với? Nó sắp bỏ anh kia à? Nàng ấy định cưới rồi ư?... Cứ như thể, bạn trai là nấc thang đánh giá hạnh phúc của những cô gái trẻ vậy! Sự nghiệp có thể từ từ, chứ bạn trai, không thể chậm trễ được!

Chúng tôi chỉ có dịp gặp mặt xôm tụ được vài lần thì chấm dứt đời độc thân. Vì mọi người ra trường hai ba năm, lần lượt yêu và cưới. Chí it, cũng đã yêu được đôi ba chàng thú vị, hoặc có một dãy "ứng cử viên" đẹp trai, công việc ổn định xếp hàng đằng sau chờ xét duyệt.

Không hiểu sao, những người đầu tiên trong lớp lấy chồng, thường là những bạn gái nhan sắc trung bình, công việc và thu nhập cũng chỉ tàm tạm. Những cô nàng xinh đẹp có vô số cái đuôi theo đuổi, chẳng hiểu sao, mãi không cưới, thậm chí có người, chia tay người yêu cũ đã hai năm mà không thấy giới thiệu người yêu mới.

Và điều choáng váng nhất, là giờ đây tôi mới biết, cái cô bạn gái xấu xí nhất lớp, nhà quê nhất lớp, lành và chậm nhất lớp, đã cưới anh chàng người yêu đẹp trai của hoa khôi lớp tôi. Họ sống hạnh phúc từ đó đến giờ chừng hơn mười năm rồi! Còn người đẹp nhất lớp giờ lại thành bà mẹ đơn thân, nuôi đứa con côi, và chưa bao giờ được mặc áo cưới. Nghe đồn, những mối quan hệ của bạn luôn chập chờn, không ai bền được quá một năm!

Tuần trước, tôi thấy ảnh cưới bạn tôi trên facebook. Chạy vào xem mới biết, cô ấy chụp ảnh viện một mình, vì sợ già mất, tuổi thanh xuân thì không giữ lâu được. Thật buồn những bức ảnh cô dâu một mình giữa những phong cảnh bát ngát tươi đẹp mùa xuân, với đứa con ngây thơ chưa biết gì, mặc thật đẹp đi bên cạnh mẹ.

Tất nhiên, cô đơn không hẳn đã là tệ. Trừ phi chính bạn cũng thấy bất an trong sự cô đơn của bản thân mình!

2. Cô ấy đâu có đòi hỏi gì nhiều, mà vẫn không tìm được người yêu?

Bạn tôi nói, cô ấy chỉ cần một người yêu cô ấy mà thôi! Ngoài ra không đòi hỏi gì cả!

Tôi nhớ lại, thời sinh viên, khi mọi người còn ngủ giường tầng, cô ấy đã kiếm đủ tiền để mua xe máy. Mọi người ở thành phố còn chưa có điện thoại nhà riêng, cô ấy đã có máy nhắn tin cá nhân. Mọi người còn chờ học bổng, cô ấy đi làm thêm đã được trả lương bằng đô la. Bởi cô bạn quá đẹp, giỏi giang tháo vát, học giỏi, giỏi ngoại ngữ, cao 1m65 và biết tự may những bộ váy rất đẹp cho bản thân, dù chỉ nhìn thoáng qua bức ảnh thời trang trên tạp chí.

Người con gái khi ấy khác xa người mẹ sầu muộn và sống khép kín của ngày hôm nay. Hồi đó, người yêu của bạn là anh chàng đẹp trai cao lớn nhất trường bên, đánh bóng rổ hay nhất trong đội tuyển của trường bên, và cũng ăn nói khéo nhất trong đám con trai trường ấy. Hồi ấy bạn thường chê anh người yêu là khéo mồm quá, chắc đi tán tỉnh các cô khác cũng vẫn khéo thế?

Bạn cũng nói, chưa biết tương lai sự nghiệp ra sao mà đã nói đến chuyện ra trường là cưới xin, thật quá xa vời. Sao đàn ông không nghĩ rằng, nói yêu thôi thì ai cũng nói được? Bạn rất thích được đi chơi cùng người yêu, nhưng lại sẵn sàng bỏ hẹn để đi làm nếu công ty có khách gọi. Bạn nói, công việc chính là thứ để chứng minh giá trị và năng lực của một người con gái, nếu yêu bạn, anh ấy cũng nên tìm cách có một công việc với thu nhập tương đương của bạn, đó là cách chứng tỏ tình yêu tốt nhất. Yêu là cùng nhìn về một hướng chứ không phải chỉ ngồi mà nhìn vào mắt nhau!

Không hiểu vì sao, người con trai đẹp đẽ và cũng giỏi giang, mạnh mẽ kia, khi sự nghiệp ổn định, đã yêu và cưới người khác chứ không cưới bạn tôi! Cưới ngay cái cô hiền lành chậm chạp trong lớp, vài năm sau hai vợ chồng cùng mở công ty riêng. Hẳn vì cái cô hiền lành ấy đã không chê gì anh, càng không đòi hỏi gì anh. Ngày anh ấy cưới là ngày bạn ra nước ngoài du học. Sau ba năm, bạn về nước làm giảng viên đại học, và độc thân suốt mười năm nay.

Lần gặp gần đây nhất, bạn tôi chua chát, vì sao Thị Nở có người yêu, còn tớ thì không? Tớ có đòi hỏi gì nhiều đâu? Tớ đâu có đòi hỏi phải thật đẹp trai, hoặc lương phải thật cao, hoặc phải cao hơn tớ một cái đầu, hoặc phải dân thành phố... Hoàn toàn không! Vì sao tớ vẫn một mình?

3. Bạn không đòi hỏi gì nhiều, nhưng bạn lại cự tuyệt quá nhiều thứ! Còn Thị Nở thì không!

Đúng thế. Bạn không hề đòi hỏi gì nhiều, nhưng thực ra bạn lại cự tuyệt rất nhiều! Nên làm sao bạn thấy hạnh phúc được?

Bạn chỉ cần một người yêu thôi, nên bạn đã từ chối những người đàn ông muốn là bạn tốt, muốn là đồng sự thân thiện. Bạn chỉ cần yêu thôi, nên khi đàn ông mang tới những thứ khác, ước mơ, chia sẻ, tương lai, dự định, khó khăn cần chia sẻ, bạn đã cự tuyệt.

Vì bạn phải từ chối nhiều, làm sao biết lần nào từ chối chính là lần từ chối hạnh phúc?

Không hiếm gặp trong đời này những cô gái, đặt ra thật nhiều tiêu chuẩn cho tình yêu, ví dụ như, người yêu tương lai phải lớn hơn hai tuổi, phải là người làm khác cơ quan, phải là dân tự nhiên, phải không gia trưởng, phải rất lãng mạn, phải tâm lý và nâng niu mình như công chúa! Thế nhưng sự thực, đâm sầm vào nhau ở cổng trường, tỏ tình lúc đang đi khám ghẻ, yêu mà cứ mày tao chí tớ, thỉnh thoảng còn đấm nhau thùm thụp, không lãng mạn tẹo nào. Thế nhưng, tình yêu vẫn tới, chỉ bởi cô gái ấy đã quên bẵng mất những tiêu chuẩn mà cô ấy đặt ra khi kiếm người yêu. Hoặc sẵn sàng bỏ qua cho chàng những gì chưa vừa ý. Hoặc khôn ngoan hơn nhận ra, những gì mà ta cứ tưởng là sẽ làm cho ta yêu, hóa ra chỉ là những hình dung tới từ sách vở và mong ước bản thân.

Hoặc nhận ra, cho dù cô ấy gặp được một người y như tưởng tượng, hơn cô hai tuổi, đẹp trai, dân tự nhiên nhưng lại lãng mạn yêu thơ, theo đuổi cô ấy như đỉa bám, nhưng mẫu người ấy hóa ra hoàn toàn không hề làm cho cô ấy rung động.

Và cô ấy nhận ra, yêu tức là chấp nhận người kia, chứ không phải nắn người kia theo hình mẫu mà mình mong ước về một người tình lý tưởng.

Thị Nở có tiêu chuẩn người yêu không? Ông Nam Cao không viết rõ hẳn ra, nhưng chúng ta hẳn có thể đoán được. Rằng là thời ấy, còn mong gì hơn một người xứng đôi vừa lứa, được lòng bà cô Thị Nở v.v...

Thế nhưng Thị Nở có cự tuyệt Chí Phèo không?

Và bạn có biết vì sao Thị Nở có người yêu, còn bạn thì không?

Dù tôi vẫn biết, cô đơn cũng không hẳn là tệ! Nhưng chắc chắn rất nhiều người đang độc thân, trong lòng họ vẫn mong muốn thành đôi!

Bên cạnh bạn đâu phải là không có chàng trai nào yêu bạn! Chỉ là bạn đã từ chối họ mà thôi!

Tác giả: Trang Hạ 

ST

July 28, 2013

Viết CV xin việc như thế nào

Viết CV xin việc như thế nào

Để làm thủ tục đăng ký nơi làm việc mới, mình phải viết CV (tiểu sử hay Curriculum Vitae). Quả thực tưởng chỉ sống và làm việc lăng nhăng chờ ngày nghỉ hưu và đến nơi an nghỉ cuối cùng nên mình có cần nhớ trước đây đã làm gì đâu. 
Mình cũng quan niệm điều quan trọng là có kiến thức cao và liên tục nghiên cứu ra cái mới chứ bằng cấp hay các nghiên cứu cũ thì có ích gì. Hồi đi Tây làm thạc sĩ và tiến sĩ, thâm tâm mình chẳng cần bằng, chỉ cần được ra nước ngoài thật lâu để có nhiều thời gian đọc sách nên mới chọn hình thức đi học này. Quan niệm thế nên đa phần các nghiên cứu cũ của mình đều đã mất, hoặc cái đã xuất bản thì cũng không biết hiện giờ muốn tìm thì tìm ở đâu. Tháng trước gặp cô thư ký, cô ấy khuyên nên viết theo cách của phương Tây, và đưa cho mình một cuốn sách hướng dẫn viết CV dày... tròn 400 trang khổ lớn để tham khảo. Mình nhìn mà hoa cả mắt.
Đây là sách hướng dẫn viết CV của Thụy Sĩ

Nó dày vẻn vẹn... 400 trang khổ đúp, bằng 800 trang
bình thường, in bằng hai thứ tiếng Pháp và Đức.
Bận việc, lười, rồi lại chuẩn bị về nước nên chẳng có thời gian sờ đến. Tuy nhiên, hôm qua tình cờ đọc vài dòng trước khi đi ngủ thấy cũng thú vị nên mình định đọc vài đoạn hay và đưa lên đây cho ai thích thì tham khảo.

1. Mục tiêu của viết CV là để hấp dẫn người tuyển dụng, thôi thúc họ phải dành thời gian để gặp trực tiếp và nghe mình trình bày. Viết CV không chỉ là yêu cầu người tuyển dụng bắt buộc bạn làm nếu bạn muốn xin việc làm mà còn là hình thức để bạn tự quảng cáo mình với người tuyển dụng. Do vậy bạn nên dành thời gian hợp lý cho chuyện này, chuẩn bị nó với sự đầu tư công phu, theo đúng phương pháp khoa học để làm tăng giá trị của bạn. Khi viết bạn cần tập trung vào hai đối tượng: Chính bạn, với tư cách là một sản phẩm cần bán; và Nơi xin việc với tư cách là người sẽ mua.

2. Những yêu cầu cơ bản đối với một CV chuẩn là:

- Quá khứ: Bạn đã làm gì, kết quả thế nào.
- Hiện tại: Năng lực, sự tinh thông, kỹ năng của bạn, và động cơ, ham thích của bạn.
- Tương lai: Các dự án, mục tiêu, mong chờ của bạn.

Thông thường nhà tuyển dụng chỉ đọc CV của bạn trong khoảng 30 giây; nếu thấy thú vụ thì đọc thêm 1,5-2 phút nữa. Vì vậy CV của bạn chỉ nên dài không quá 1 trang nếu bạn mới vào nghề và không quá 2 trang nếu bạn đã trải qua nhiều vị trí công tác.

Yêu cầu đặt ra đối với một CV là phải viết dễ hiểu, dễ đọc. Không dùng từ viết tắt, từ ngoại lai, các kỹ hiệu và thuật ngữ quá chuyên môn. Nên chọn các từ hành động hay động từ. Không nên nhắc đi nhắc lại nhiều lần một từ. Không để trống các giai đoạn khi liệt kê quá trình học, làm việc cũ của bạn.

3. Chọn dạng CV



Bạn qua gọi đi chợ mua đồ chiều mang về nước, thôi để lúc khác viết tiếp vậy.

July 27, 2013

Lớp học “Phân tích dữ liệu với phương pháp hiện đại”


GS, Nguyễn Văn Tuấn 

Lớp học “Phân tích dữ liệu với phương pháp hiện đại”

Tiếp theo thông báo của Viện nghiên cứu y học ĐTH tôi muốn nói thêm về lớp học sắp tới ở Hà Nội. Đây là một lớp học tương đối đặc biệt vì nội dung sẽ xoay quanh các phương pháp phân tích có thể nói là tương đối “hiện đại”. Nhưng cách thiết kế lớp học cũng khác với các lớp khác. Tôi đầu tư khá nhiều thời gian để suy nghĩ về cách “đổi mới” cho lớp học.


Thử tưởng tượng: các bạn đã làm xong thí nghiệm hay hoàn tất một công trình nghiên cứu lâm sàng, dữ liệu đã được nhập vào một cơ sở dữ liệu (database) như Excel hay Access, câu hỏi là bạn phải làm gì để biến những data này thành information, và công bố. Tình huống này cũng giống như các bạn đã xong mùa vụ, lúa đã gặt và phơi nắng xong, và đã cho vào bồ, vấn đề kế tiếp là làm sao chế biến để bán ra ngoài. Lớp học này được thiết kế để giúp các bạn những kĩ năng cần thiết cho phân tích dữ liệu nghiên cứu, và quan trọng hơn là hiểu ý nghĩa của dữ liệu, để từ đó “đóng gói” và chào hàng các tập san khoa học. 

Xuất phát từ nhu cầu trên, tôi thiết kế chương trình học một cách hoàn toàn mới so với các lớp học “truyền thống”. Nguyên tắc là bám sát theo nhu cầu của người làm nghiên cứu khoa học. Do đó, các bạn, thay vì phải bị “tra tấn” bằng lí thuyết, sẽ được cung cấp một dữ liệu trích từ một công trình nghiên cứu qui mô. Các bạn sẽ được cho biết mục tiêu / câu hỏi của nghiên cứu là gì, và những dữ liệu cùng biến số liên quan đến mục tiêu. Các bạn sẽ học các phương pháp phân tích cơ bản và các phương pháp hiện đại để giải đáp các câu hỏi nghiên cứu. 

Ngoài ra, tôi dành nguyên ngày cho phần phân tích tổng hợp (meta-analysis). Đây là đề tài có vẻ “nóng” bên nhà. Thật ra, cách đây 9 năm tôi đã giới thiệu phương pháp này ở VN và sau này (2005) in trong một cuốn sách về R, nhưng lúc đó chỉ có vài người chú ý. Nay thì nhiều người chú ý, và hình như bên nhà cũng đã có nhiều thầy cô giảng về phương pháp này. Ở đây, tôi có cách tiếp cận theo kiểu PBL (problem based learning), vì tôi và đồng nghiệp có khá nhiều công trình về phân tích tổng hợp nên có thể chia sẻ những khó khăn và cạm bẫy để các bạn không vấp phải trong tương lai. 

Lớp học sẽ dùng ngôn ngữ R. Tôi tin rằng chúng ta nên học R, và giảm sự lệ thuộc vào các software khác (mà phần lớn là dùng không có bản quyền). R đã và đang trở thành một ngôn ngữ chính thức của khoa học thống kê. Do đó, nếu đồng nghiệp muốn hội nhập quốc tế thì nên dùng R. Có thể thoạt đầu R sẽ không “thân thiện” với các software khác, nhưng chỉ một thời gian ngắn các bạn sẽ thích R hơn vì các bạn biết chính xác mình làm gì. (Rất nhiều người sử dụng các phương pháp thống kê như người say rượu sử dụng đèn đường). Có thể xem qua giải thích về R ở đây.

Có lẽ một lợi thế của lớp học là “cây nhà lá vườn”. Tất cả những tài liệu tham khảo, sách, bài báo khoa học là của chúng tôi. Chúng tôi không cần đến dữ liệu của người khác, và cũng chẳng cần dùng bài báo của người khác. Vì chúng tôi là tác giả nên chúng tôi có thể chia sẻ những kinh nghiệm thực tế và câu chuyện đằng sau những công trình đó cùng các bạn. 

Chương trình bao gồm 25 bài giảng như sau: 

Ngày 1: Giới thiệu R 
• Bài giảng 1: Giới thiệu R, giao diện, ngôn ngữ, tương tác 
• Bài giảng 2: Cách đọc dữ liệu 
• Bài giảng 3: Cách biên tập và coding dữ liệu 
• Bài giảng 4: Vài phân tích mô tả bằng R (và những hàm phổ biến) 
• Buổi chiều: Bài tập và thực hành
o tương tác với R; đọc dữ liệu từ máy tính cá nhân, từ mạng; 
o một số phân tích biểu đồ đơn giản như histogram và luật phân bố, biểu đồ tán xạ (scatterplot), biểu đồ tương quan đa biến; 
o một số phương pháp phân tích mô tả, ước tính tỉ lệ phát sinh và tỉ lệ hiện hành và khoảng tin cậy 95%; ước tính các tham số của một biến liên tục. 

Ngày 2: Những phương pháp so sánh biến liên tục 
• Bài giảng 5: Phương pháp t-test và ý nghĩa 
• Bài giảng 6: Phương pháp hoán vị và phương pháp bootstrap 
• Bài giảng 7: Phân tích phương sai 
• Buổi chiều: Bài tập và thực hành
o Phân tích khác biệt bằng đồ thị stripchart và boxplot 
o Kiểm định giả thuyết về khác biệt giữa 2 nhóm bằng phương pháp t-test cổ điển; 
o Cách ứng phó với các biến không tuân theo luật phân phối chuẩn (phương pháp hoán vị và bootstrap); 
o Kiểm định giả thuyết về khác biệt giữa nhiều nhóm, phân tích hậu định (posthoc analysis); phân tích phương sai phi tham số và bootstrap. 

Ngày 3: Những phương pháp so sánh biến phân nhóm 
• Bài giảng 8: So sánh 2 nhóm với phương pháp z test 
• Bài giảng 9: Tỉ số odds và tỉ số nguy cơ (risk ratio) 
• Bài giảng 10: So sánh nhiều nhóm với Ki bình phương và mô hình log-linear 
• Buổi chiều: Bài tập và thực hành 
o Hiểu và phân biệt ý nghĩa của OR và RR, cách tính khoảng tin cậy 95% của OR và RR;
o Phân tích sự khác biệt về tỉ lệ phát sinh (incidence) và hiện hành (prevalence) giữa nhiều 2 và 3+ nhóm. 
o Thực hành mô hình log-linear cho số liệu đa chiều.

Ngày 4: Phương pháp phân tích tương quan
• Bài giảng 11: Phân tích tương quan (correlation analysis)
• Bài giảng 12: Phân tích đồng dạng giữa các phương pháp đo lường (analysis of agreement) 
• Bài giảng 13: Phân tích tương quan đa chiều qua biểu đồ và khái niệm partial correlation 
• Buổi chiều: Bài tập và thực hành 
o Phân tích tương quan và biểu đồ;
o Cách đánh giá độ tin cậy của phương pháp đo lường .

Ngày 5: Mô hình hồi qui tuyến tính 
• Bài giảng 14: Mô hình hồi qui tuyến tính đơn giản 
• Bài giảng 15: Mô hình hồi qui tuyến tính với biến phân loại (ANCOVA)
• Bài giảng 16: Mô hình hồi qui tuyến tính đa biến 
• Bài giảng 17: Phương pháp tìm mô hình tối ưu 
• Buổi chiều: Bài tập và thực hành 
o Mô hình tiên lượng BMD;
o So sánh tỉ trọng mỡ giữa phụ nữ Mĩ và VN qua hồi qui tuyến tính;
o Cách xây dựng mô hình tiên lượng đa biến; 
o Thực hành phương pháp BMA và diễn giải. 

Ngày 6: Mô hình hồi qui logistic 
• Bài giảng 18: Giới thiệu mô hình hồi qui logistic và giả định 
• Bài giảng 19: Hồi qui logistic đa biến 
• Bài giảng 20: Cách tìm các yếu tố tiên lượng độc lập (model selection) 
• Bài giảng 21: Cách xây dựng mô hình tiên lượng (prognostic model) 
• Buổi chiều: Bài tập và thực hành 
o Thực hành mô hình tiên lượng gãy xương và diễn giải kết quả; 
o Sử dụng phương pháp BMA để tìm mô hình tốt nhất; 
o Thực hành phương pháp kiểm định mô hình tiên lượng logistic. 

Ngày 7: Phân tích tổng hợp (meta-analysis) 
• Bài giảng 22: Lịch sử, khái niệm và giới thiệu 
• Bài giảng 23: Độ ảnh hưởng (effect size) và đánh giá độ precision 
• Bài giảng 24: Trọng số (weights) 
• Bài giảng 25: Mô hình phân tích, định lượng heterogeneity và “publication bias” 
• Buổi chiều: Bài tập và thực hành: Phân tích 3 dữ liệu liên quan đến biến nhị phân, biến liên tục, và hệ số tương quan bằng metafor. 

Dataset cho thực hành: 
• Dữ liệu “Vietnam Living Standards Survey: Househld Per Capita” trích từ điều tra xã hội 1992-1993. 
• Dữ liệu về nghiên cứu loãng xương (csv) 
• Dữ liệu về nghiên cứu kinh tế (csv) 
• Dữ liệu về so sánh tỉ trọng mỡ gữa người Mĩ và Việt Nam (excel) 
• Dữ liệu cho phân tích tổng hợp: biến categorical, biến liên tục, và hệ số tương quan (excel) 

Sách và tài liệu tham khảo cho lớp học: 

“Phân tích dữ liệu và biểu đồ bằng R” của Nguyễn Văn Tuấn (Nxb Khoa học Kĩ thuật 2005).
“Đi vào nghiên cứu khoa học” của Nguyễn Văn Tuấn (Nxb Tổng hợp TPHCM 2012).
“Effect of vegetarian diets on bone mineral density: a Bayesian meta-analysis” của Hồ Phạm Thục Lan, Nguyễn Đình Nguyên, Nguyễn Văn Tuấn. Am J Clin Nutr October 2009 vol. 90 no. 4 943-950.
“Development of a nomogram for individualizing hip fracture risk in men and women” của Nguyễn Đình Nguyên, Nguyễn Văn Tuấn. Osteoporosis Int 2007;18:1109-17.
“Vitamin D deficiency in northern Vietnam: prevalence, risk factors and associations with bone mineral density” của Nguyễn Thị Thanh Hương, et al. Bone 2012 Dec;51(6):1029-34.

Những điều mà tuổi 20 nên suy nghĩ

pt_2566_197_o

(Vfpress) Đây là những chia sẻ về những điều mà tuổi 20 nên suy nghĩ của một người đã đi làm và hiện tại đã 34 tuổi. Đúng hay không thì mình chưa xét đến nhưng mình chắc chắn sau khi đọc những điều này, mọi người sẽ thấy một số điều khiến bản thân mình phải suy nghĩ.
1/ Đừng nghĩ thời gian là tài nguyên vô tận. Hầu hết chúng ta ở độ tuổi 20 thường nghĩ “Chúng ta còn trẻ mà. Chúng ta còn nhiều thời gian để làm việc này, việc kia.” Thực ra, thời gian là thứ tài sản khá dồi dào mà chúng ta sở hữu nhưng nên nhớ nó sẽ không bao giờ trở lại. Vì vậy, hãy tận dụng những cơ hội bạn có trong ngày hôm nay bởi vì chúng ta không thể có nhiều thời gian hơn được nữa.
2/ Bạn là người tài năng nhưng đừng có đánh giá quá cao bản thân. Tuổi 20 – tuổi này được ví như là con ngựa non háu đá. Xin chúc mừng nếu bạn là người có tài năng, có năng lực, có hiểu biết, đôi khi còn đa tài nữa. Tuy nhiên, không có phần thưởng nào dành cho người có tài năng cả, chỉ dành cho những người tạo ra kết quả. Bạn học giỏi nhưng chỉ nhiêu đó thôi không đủ, vẫn có nhiều người tài năng nhưng họ phải làm việc cật lực mới có thể thành công được. Có nghĩa là khi bước ra đường đời, tài năng của bạn được xem trọng nhưng bạn đánh giá quá cao chính bạn (hay đại loại là “chảnh”) và không chịu khó học hỏi thì bạn đã mắc phải sai lầm lớn trong cuộc đời bạn.
3/ Làm việc hiệu quả hơn vào buổi sáng (dành cho những ai hay thức khuya làm việc). Nhiều người nghĩ họ sẽ làm được nhiều việc hơn nếu như thức đến 3 giờ sáng (cả ở nhà và ở công ty) nhưng đây là một sai lầm. Thay vì thức khuya, bạn có thể dậy sớm và đến công ty vào lúc 6h chẳng hạn. Đa số những email, cuộc gọi và meeting đều được tiến hành vào giờ làm việc ban ngày nên hãy đến sớm để chuẩn bị trước. Nó sẽ có hiệu quả hơn đấy.
4/ “Pick Up the Phone” – Đừng ngồi mãi ở văn phòng và đối diện với chiếc máy tính. Có thể lời khuyên này không đúng với tất cả mọi người vì tùy theo ngành nghề mà buộc bạn phải ra ngoài giao tiếp hay ngồi trước màn hình máy tính. Riêng mình thì mình đã bị sếp nhắc nhở vài lần về chuyện này rồi. Kết quả kinh doanh được đem đến thông qua những cuộc trò chuyện qua điện thoại và nói chuyện trực tiếp chứ không phải ngồi trước máy tính và chỉ tìm thông tin. Những thông tin trên internet đôi lúc không thực, bạn chỉ có thể biết được thông tin đó có đúng hay không, chỉ còn một cách giao tiếp và chia sẻ thông tin trực tiếp.
5/ Hãy là người đến trước và là người rời khỏi sau cùng. Lời khuyên này không có ý là bạn phải đến công ty thật sớm hoặc đi về thật muộn hay thể hiện là bạn làm việc rất chăm chỉ trong khi thực chất không có nhiều việc để làm mà là thái độ trách nhiệm khi làm việc. Tuy giờ làm việc là 9 to 5 nhưng đã là một nhân viên có trách nhiệm thì việc hôm nay chớ để ngày mai.
6/ Đừng chờ sếp bảo cái gì thì làm cái nấy. 20 tuổi không còn là một đứa trẻ bố mẹ bảo gì làm đấy mà hơn hết là phải chủ động. Đi làm thường khác xa với đi học, bạn phải thể hiện mình là người có khả năng sáng tạo và giải quyết vấn đề tốt. Khi một vấn đề xảy ra, thay vì báo cáo sếp rồi chờ chỉ thị từ cấp trên, bạn hãy nghĩ ra phương án giải quyết vấn đề. Khi đi làm sẽ vận đụng được sự linh hoạt của bạn là thế.
7/ Có trách nhiệm với những sai lầm của mình. Tuổi 20, bạn sẽ gặp rất nhiều lỗi trong công việc đầu tiên của mình, điều này là đương nhiên. Nhưng không nên lãng tránh hay có thái độ phòng thủ hay ngừng cố gắng vì sợ lại mắc sai lầm. Bởi vì bạn chỉ có thể lớn lên từ những bài học rút ra từ những sai lầm đó và tiếp tục cố gắng từ những kinh nghiệm đó.
8/ Hãy khám phá bản thân nhiều hơn. Bạn sẽ cảm thấy mình may mắn nếu như gặp một người sếp đòi hỏi cao. Ban đầu bạn cảm thấy rất áp lực khi mỗi lần bạn nộp báo cáo là mỗi lần bạn phải meeting và bị sếp kể ra vô số lỗi từ nhỏ đến lớn. Dù có cố gắng kiểm tra rất nhiều lần nhưng lần nào cũng nhận được những comments không tốt từ sếp. Nhưng đó chính là may mắn của bạn, may mắn được gặp một người yêu cầu sự xuất sắc và luôn luôn phá vỡ sự giới hạn của bạn để tạo nên một nền tảng vững chắc cho công việc của bạn sau này (Mình cũng tự hào là mình cũng may mắn như thế, sau những áp lực trong công việc thì mình thấy mình đã trưởng thành khá nhiều từ những đòi hỏi quá cao của sếp từ mình).
9/ Làm 1 công việc trong 1 năm thì chưa đủ (đây là điều mình tâm đắc nhất). 1 năm chưa đủ nói lên bạn là người có đủ tài năng để tự bước đi bằng đôi chân của chính mình mà nó chỉ thể hiện rằng bạn không đủ kỷ luật để gặt hái được tất cả những gì bạn nên học. Phải tốn khoảng 2-3 năm để bạn có thể master một lỹ năng quan trọng nào đó, vì thế hãy cho bản thân mình thời gian như thế trước khi bạn định chuyển sang một nghề khác. Đừng bao giờ nghĩ “Sau một năm, mình sẽ đủ lông đủ cánh và bay đi đâu chả được.”
10/Hãy tự vẽ bản đồ cho tương lai của bạn (Dành cho những ai đang ngấp nghé có ý định chuyển việc). Bạn sẽ được yêu cầu làm những gì mà bạn không thực sự thích nhưng hãy tiếp tục và hãy kết nối những gì bạn đang làm trong ngày hôm nay với những gì bạn muốn vào ngày mai. Điều đó sẽ thực sự mang lại hiệu quả. Nhưng nếu bạn không thể vẽ được bản đồ thể hiện mối quan hệ này, đó chính là lúc bạn nên tìm một cơ hội mới.

Ngoài những điều trên, bạn cũng nên

  • Hãy cố gắng đóng góp ý tưởng chứ đừng bàn ra
  • Xây dựng tốt các mối quan hệ. Đây là những lời khuyên về xây dựng mối quan hệ http://www.jasonnazar.com/2010/06/29/networking-tips-for-entrepreneurs/
  • Bạn cần ít nhất 3 người mentors chuyên nghiệp
  • Hãy chọn một người mà bạn ngưỡng mộ nhất và lấy đó là tấm gương cho bản thân.

Hãy dành thời gian suy nghĩ về những điều này nhé. Chúc Vfers cuối tuần vui vẻ.
Nguồn: Thành viên Gliem, Diễn đàn Vfpress.vn

Chuyện có thật về Hoa Hậu trả lời phần ứng xử

Theo Blog's Tôi thích đọc, 

Chuyện có thật về Hoa Hậu trả lời phần ứng xử
Trong nhiều cuộc thi hoa hậu đã diễn ra ở Việt Nam, phần ứng xử của các ứng viên hoa hậu luôn để lại cho khán giả những cảm xúc kinh ngạc và kinh hoàng về sự thông minh của những câu hỏi và những câu trả lời.
Dưới đây, chúng tôi xin trích lại một số câu như thế để các bạn tham khảo.

Ảnh internet để minh họa
Hỏi: Em hãy cho biết giá trị của áo tắm đối với phụ nữ, và cách chọn áo tắm để làm nổi bật những phẩm chất của em?
Trả lời: Kính thưa ban giám khảo! Đầu tiên, em xin trả lời áo tắm có hai loại, loại mặc khi đi tắm và loại mặc khi đi thi. Loại đi tắm có thể mua hoặc thuê, còn loại đi thi do ban tổ chức phát, từ chối sẽ bị loại cho nên đừng dại gì từ chối. Cách chọn áo tắm hay nhất là không phải chọn cho mình mà nên chọn cho người khác. Làm sao để khi thấy mình tắm, ban giám khảo đều muốn tắm theo thì mới thành công! 
Hỏi: Nếu gặp một chàng trai giàu nhưng ngu ngốc và một chàng trai nghèo nhưng thông minh, em sẽ chọn ai?
Trả lời: Em sẽ chọn trai nghèo vì chàng chắc chắn không đủ tiền mua vé vào xem đêm chung kết, do đó không biết em nói gì hôm nay. Em sẽ yêu chàng tha thiết, nhưng chỉ bằng lòng làm đám cưới khi chàng đã giàu rồi.

Hỏi: Nếu đoạt vương miện, em có hiến dâng thân mình cho hòa bình thế giới không?

Trả lời: Em luôn luôn sẵn sàng. Nhưng muốn có hòa bình thì chiến tranh phải kết thúc. Nhiều cuộc chiến tranh kết thúc bằng đàm phán, vậy em xin hiến dâng thân mình cho đàm phán trước.
Hỏi:Em hãy giải thích về bốn chữ “Công, dung, ngôn, hạnh”.

Trả lời: Công là chim công, ý muốn nói người con gái lúc nào cũng phải sặc sỡ và rực rỡ như con công lúc xòe đuôi. 

Dung chỉ thêm một dấu huyền nữa sẽ thành Dùng, ý muốn nhắc phụ nữ hiện đại bất cứ vật gì cũng phải biết dùng.

Ngôn chỉ cần thêm một dấu sắc nữa sẽ thành Ngốn, ý muốn bảo con gái gặp gì cũng phải ăn ngốn ngấu cho hết, không được bỏ phí.

Còn Hạnh là viết tắt của hai chữ “Hạnh nhân”. Thứ đấy làm nhân bánh rất ngon. Ý muốn nhắc nhở người con gái mỗi khi làm bánh không được quên bỏ thứ này vào. Nếu bánh mua thì phải kiểm tra xem hạnh nhân đó giả hay thật.

Hỏi: Xin em giải thích về “tam tòng, tứ đức”.

Trả lời: Tam là ba, tòng là Võ Tòng, một chàng trai rất to khỏe trong truyện Tàu. Ý câu này nhắc phụ nữ muốn an toàn phải làm quen với ba ông như Võ Tòng thì mới yên tâm trong cuộc sống.

Tứ là bốn, đức là nước Đức. Ý muốn nói phụ nữ phải du lịch sang Đức bốn lần thì mới đủ tiêu chuẩn là một phụ nữ hiện đại.

Hỏi: Hãy kể một câu chuyện mà em thích nhất và giải thích tại sao?

Trả lời: Chuyện em thích nhất là chuyện Tấm Cám. Em phải thích chuyện này vì bạn bè dặn là nếu nói thích một chuyện khác có thể ban giám khảo sẽ không hiểu.

Em còn thích vì em rất hay ăn cơm tấm, nhất là loại cơm tấm bì sườn. Tuy em không ăn được cám nhưng heo thích ăn và em thấy heo rất dễ thương khi nó còn bé.

Hỏi: Em hãy đọc hai câu mà em nhớ nhất trong Truyện Kiều và giải thích tại sao?

Trả lời: Dạ thưa ban giám khảo, đấy là hai câu: “Bên ngoài thơn thớt nói cười. Mà trong nham hiểm giết người không dao”. Em thích hai câu này vì nó có “thớt” và “dao”. Đó là hai dụng cụ rất cần thiết cho người phụ nữ khi vào bếp làm nội trợ.

Em tin rằng phụ nữ không biết nội trợ cũng chả khác gì đàn ông không biết lái xe, gia đình chả an toàn được.

Hỏi: Nếu trở thành hoa hậu, em sẽ đội vương miện ở chỗ nào?
Trả lời: Kính thưa ban giám khảo, em còn phải xem vương miện làm bằng gì đã. Nếu nó bằng vàng hay kim cương thì em chỉ đội ở những nơi không có trộm cướp. Nếu bằng bạc em sẽ đội khắp nơi, cả khi đi ngủ. Còn nếu nó bằng cườm thì em chỉ đội khi nào không bước đi trên nền xi-măng, đề phòng nó bị rơi vỡ tan ra mất.
Lê Hoàng