August 24, 2013

[Overview] Tổng quan về phân tích liên thị trường - Intermarket Analysis


Phân tích liên thị trường (Intermarket analysis) là một nhánh của phân tích kỹ thuật, nó dùng để kiểm tra các mối tương quan giữa các loại tài sản tài chính khác nhau: cổ phiếu, trái phiếu, hàng hóa và tiền tệ.
 
 
OVERVIEW - PHẦN IV
 
PHÂN TÍCH LIÊN THỊ TRƯỜNG LÀ GÌ ?
 
Trong cuốn sách kinh điển của John Murphy về Phân tích liên thị trường , ông lưu ý rằng những người phân tích đồ thị cũng có thể sử dụng các mối quan hệ để xác định các giai đoạn của chu kỳ kinh doanh và cải thiện khả năng dự báo của họ. Tồn tại mối quan hệ rõ ràng giữa các cổ phiếu và trái phiếu, trái phiếu và hàng hóa, hàng hóa và đồng đô la. Biết được những mối quan hệ có thể giúp những người phân tích đồ thị xác định giai đoạn của chu kỳ đầu tư, lựa chọn các kênh đầu tư tốt nhất và tránh các kênh đang diễn biến xấu. Phần lớn tài liệu cho bài viết này được lấy từ cuốn sách của John Murphy và cả những bài viết của ông về thị trường.

Hình : Quan hệ chỉ số USD Index và chỉ số hàng hóa - chỉ số chứng khoán và trái phiếu
CÁC MỐI QUAN HỆ LẠM PHÁT
Các mối quan hệ liên thị trường phụ thuộc vào các mức độ của lạm phát hoặc giảm phát. Trong một môi trường lạm phát "bình thường", cổ phiếu và trái phiếu có hệ số tương quan dương. Điều này có nghĩa là cả hai đều di chuyển theo cùng một hướng. Thế giới trong tình trạng lạm phát từ năm 1970 đến cuối năm 1990. Đây là những mối quan hệ liên thị trường quan trọng trong một môi trường lạm phát :
 
• Một mối quan hệ cùng chiều giữa trái phiếu và cổ phiếu
 
• Một mối quan hệ trái chiều giữa lãi suất và cổ phiếu
 
• Trái phiếu thường thay đổi hướng trước cổ phiếu
 
• Một mối quan hệ trái chiều giữa hàng hóa và trái phiếu
 
• Một mối quan hệ cùng chiều giữa hàng hóa và lãi suất
 
• Một mối quan hệ cùng chiều giữa cổ phiếu và hàng hóa
 
• Hàng hóa thường thay đổi hướng sau cổ phiếu
 
• Một mối quan hệ trái chiều giữa đồng đô la và chỉ số hàng hóa
 
 
Trong một môi trường lạm phát, chứng khoán tăng dẫn đến lãi suất giảm (tăng giá trái phiếu). Lãi suất thấp kích thích hoạt động kinh tế và tăng lợi nhuận của công ty. Như lãi suất giảm và nền kinh tế tăng cường, nhu cầu hàng hóa tăng và giá cả hàng hóa tăng. Hãy chú ý đó là một "môi trường lạm phát" không có nghĩa là lạm phát phi mã. Nó chỉ đơn giản có nghĩa là mức độ lạm phát hiện nay cao hơn so với mức độ giảm phát.
 
CÁC MỐI QUAN HỆ GIẢM PHÁT :
 
Murphy lưu ý rằng thế giới chuyển từ một môi trường lạm phát sang giảm phát vào khoảng năm 1998. Nó bắt đầu với sự sụp đổ của đồng Baht Thái vào mùa hè năm 1997 và nhanh chóng lan sang các nước láng giềng và dẫn đến cuộc khủng hoảng tiền tệ châu Á. Ngân hàng trung ương châu Á tăng lãi suất để hỗ trợ đồng tiền của mình, nhưng lãi suất cao bóp nghẹt nền kinh tế và những vấn đề phức tạp khác. Các mối đe dọa tiếp theo của giảm phát toàn cầu đã đẩy tiền ra khỏi cổ phiếu và vào trái phiếu. Cổ phiếu giảm mạnh, trái phiếu kho bạc tăng mạnh và tỷ lệ lãi suất của Mỹ suy giảm. Điều này đánh dấu một sự tách biệt giữa cổ phiếu và trái phiếu có thể sẽ kéo dài trong nhiều năm. Giảm phát tiếp tục kéo theo các sự kiện lớn như vỡ bong bóng chỉ số Nasdaq vào năm 2000, vỡ bong bóng nhà đất vào năm 2006 và khủng hoảng tài chính trong năm 2007.
 
 
Các mối quan hệ liên thị trường trong môi trường lạm phát và giảm phát phần lớn là giống nhau ngoại trừ một điều là cổ phiếu và trái phiếu tương quan nghịch trong một môi trường giảm phát. Điều này có nghĩa là cổ phiếu tăng lên khi trái phiếu giảm và ngược lại. Điều này cũng có nghĩa là cổ phiếu có mối quan hệ cùng chiều với lãi suất. Do đó, cổ phiếu và lãi suất cùng tăng hoặc sẽ cùng giảm.
 
 
 
Rõ ràng, giảm phát thay đổi toàn bộ các mối quan hệ giữa các sản phẩm tài chính. Giảm phát là ảnh hưởng xấu đối với cổ phiếu và hàng hóa, nhưng lại tốt đối với trái phiếu. Sự tăng giá và giảm lãi suất trái phiếu làm tăng nguy cơ giảm phát và điều này tạo áp lực lên cổ phiếu. Ngược lại, giảm giá và tăng lãi suất trái phiếu giảm mối đe dọa giảm phát và điều này là tích cực đối với cổ phiếu. Dưới đây là tóm tắt các mối quan hệ liên thị trường quan trọng trong một môi trường giảm phát.
 
• Một mối quan hệ trái chiều giữa trái phiếu và cổ phiếu
 
• Một mối quan hệ cùng chiều giữa lãi suất và cổ phiếu
 
• Một mối quan hệ trái chiều giữa hàng hóa và trái phiếu
 
• Một mối quan hệ cùng chiều giữa hàng hóa và lãi suất
 
• Một mối quan hệ cùng chiều giữa cổ phiếu và hàng hóa
 
• Một mối quan hệ trái chiều giữa đồng đô la và hàng hóa
 
CHỈ SỐ DOLLAR VÀ THỊ TRƯỜNG HÀNG HÓA
 
Đồng đô la và thị trường tiền tệ là một phần của phân tích liên thị trường. Cũng như những cổ phiếu được xem xét, khi đồng đô la yếu sẽ là sự suy giảm khi kèm theo một sự tăng vọt trong giá cả hàng hóa. Rõ ràng, khi giá các mặt hàng tăng vọt đồng nghĩa với việc lạm phát tăng và điều này dẫn đến trái phiếu chính phủ sẽ rớt giá. Từ đó chúng ta có hệ quả là khi đồng đô la suy yếu đồng thời giá trái phiếu chính phủ cũng giảm theo. Phá giá đồng đô la dẫn đến việc chính phủ bơm vào nền kinh tế bằng một gói kích thích và làm cho xuất khẩu cạnh tranh hơn. Điều này mang đến lợi ích lớn cho các cổ phiếu đa quốc gia mà lấy được một phần lớn doanh thu của họ ở nước ngoài.
 
 
Vậy điều gì sẽ xảy ra khi đồng đô la tăng giá? Đồng tiền quốc gia là sự phản ánh của nền kinh tế và bảng cân đối quốc gia. Các nước có nền kinh tế mạnh và bảng cân đối mạnh có đồng tiền mạnh hơn. Các nước có nền kinh tế yếu kém và gánh nặng nợ nần lớn với các đồng tiền yếu. Đồng đô la tăng tạo áp lực lên giá cả hàng hóa vì nhiều mặt hàng được định giá bằng đô la, chẳng hạn như dầu. Trái phiếu được hưởng lợi từ sự suy giảm trong giá cả hàng hóa, vì điều này làm giảm áp lực lạm phát. Cổ phiếu cũng có thể được hưởng lợi từ sự suy giảm trong giá cả hàng hóa, vì điều này làm giảm chi phí cho nguyên liệu thô.
 
CÔNG NGHIỆP KHAI THÁC KIM LOẠI VÀ TRÁI PHIẾU :
 
Không phải tất cả hàng hóa được tạo ra đều như nhau. Cụ thể, giá dầu thường nhạy cảm với những cú sốc về cung. Tình trạng bất ổn tại các nước sản xuất dầu hoặc các khu vực thường là nguyên nhân giá dầu tăng. Mức giá tăng do một cú sốc cung ảnh hưởng xấu đối với cổ phiếu, nhưng tăng giá do nhu cầu tăng có thể là tốt đối với cổ phiếu. Điều này cũng đúng đối với kim loại công nghiệp, nó ít nhạy cảm với các cú sốc cung. Kết quả là, những người phân tích biểu đồ có thể xem giá kim loại công nghiệp để dự đoán về nền kinh tế và thị trường chứng khoán. Giá cả tăng cao phản ánh nhu cầu gia tăng và một nền kinh tế tốt. Giá giảm phản ánh nhu cầu giảm và một nền kinh tế yếu kém. Biểu đồ dưới đây cho thấy rõ mối quan hệ cùng chiều giữa kim loại công nghiệp và chỉ số S&P 500.
 
 
Kim loại công nghiệp và trái phiếu tăng lên vì các lý do khác nhau. Kim loại di chuyển khi nền kinh tế đang phát triển và / hoặc khi áp lực lạm phát đang hình thành. Trái phiếu giảm trong những trường hợp này và tăng lên khi nền kinh tế yếu kém và / hoặc áp lực giảm phát đang hình thành. Tỷ lệ của cả hai có thể cho các nhà đầu tư có cái nhìn  sâu hơn vào độ mạnh/yếu hay lạm phát/giảm phát của nền kinh tế. Tỷ lệ của giá kim loại công nghiệp trên giá trái phiếu sẽ tăng lên khi nền kinh tế mạnh và lạm phát. Tỷ lệ này sẽ giảm khi kinh tế suy yếu và giảm phát đang thống trị.
 
 
CHU KỲ KINH TẾ :
 
Biểu đồ dưới đây cho thấy các chu kỳ kinh doanh lý tưởng và các mối quan hệ liên thị trường trong một môi trường lạm phát bình thường. Biểu đồ chu kỳ này dựa trên một mối quan hệ trong liên thị trường theo đánh giá của Martin J. Pring (www.pring.com). Chu kỳ kinh doanh được thể hiện như sóng hình sin. Ba giai đoạn đầu tiên là một phần của suy giảm kinh tế (suy yếu, đáy, hồi phục ). Giai đoạn 3 cho thấy nền kinh tế trong giai đoạn co thắt, nhưng hồi phục sau khi tạo đáy. Khi sóng hình sin vượt qua trục giữa, nền kinh tế chuyển từ thu hẹp sang ba giai đoạn phát triển kinh tế (tăng trưởng , đỉnh và suy yếu). Giai đoạn 6 vẫn cho thấy nền kinh tế trong một giai đoạn mở rộng, nhưng nền kinh tế đã suy yếu ở giai đoạn này sau khi đạt đỉnh ở giai đoạn 5.
 
 
• Giai đoạn 1 cho thấy nền kinh tế thu hẹp và trái phiếu có xu hướng đi lên do lãi suất giảm. Suy yếu kinh tế dẫn đến việc chính phủ thực hiện các chính sách nới lỏng tiền tệ và hạ thấp lãi suất, điều này làm tăng đối với trái phiếu.
 
• Giai đoạn 2 đánh dấu một đáy trong nền kinh tế và cả thị trường chứng khoán. Mặc dù điều kiện kinh tế đã ngừng xấu đi, nhưng nền kinh tế vẫn không ở giai đoạn mở rộng hoặc thực sự phát triển. Tuy nhiên, cổ phiếu được dự đoán một giai đoạn mở rộng của đáy trước khi kết thúc giai đoạn suy yếu [thị trường chứng khoán thường đi trước nền kinh tế 6-9 tháng].
 
• Giai đoạn 3 cho thấy một cải tiến lớn trong điều kiện kinh tế cũng như chu kỳ kinh doanh chuẩn bị bước vào một giai đoạn mở rộng. Cổ phiếu đã tăng lên và hàng hóa hiện tại dự đoán một giai đoạn mở rộng và giá có xu hướng đi lên.
 
• Giai đoạn 4 đánh dấu một giai đoạn phát triển đầy đủ. Cả cổ phiếu và hàng hóa đang tăng lên, nhưng trái phiếu lại đi xuống vì việc mở rộng làm tăng áp lực lạm phát. Lãi suất bắt đầu tăng cao hơn để chống lại áp lực lạm phát.
 
• Giai đoạn 5 đánh dấu một đỉnh cao trong tăng trưởng kinh tế và thị trường chứng khoán. Mặc dù việc mở rộng tiếp tục, nền kinh tế tăng trưởng với tốc độ chậm hơn vì lãi suất tăng cao và giá cả hàng hóa tăng cao gây ra nhiều tổn thất. Cổ phiếu dự đoán một giai đoạn thu hẹp vì đã tạo đỉnh trước khi giai đoạn mở rộng thực sự kết thúc. Hàng hóa vẫn ở mức cao và tạo đỉnh sau thị trường chứng khoán.
 
• Giai đoạn 6 đánh dấu sự suy giảm trong nền kinh tế như các chu kỳ kinh doanh chuẩn bị để di chuyển từ một giai đoạn mở rộng sang một giai đoạn suy thoái. Cổ phiếu có xu hướng đi xuống và giá cả hàng hóa hiện tại cũng thấp hơn trước nhu cầu giảm từ các nền kinh tế đang xấu đi.
 
Hãy nhớ rằng đây là chu kỳ kinh doanh lý tưởng trong một môi trường lạm phát. Cổ phiếu và trái phiếu cùng đi lên trong giai đoạn 2 và 3. Tương tự như vậy, cả hai đều giảm trong giai đoạn 5 và 6. Điều này sẽ không phải là trường hợp trong một môi trường giảm phát, khi trái phiếu và cổ phiếu sẽ di chuyển theo hướng ngược nhau.
 
DỊCH CHUYỂN NGÀNH :
 
Không có gì ngạc nhiên khi chu kỳ kinh doanh ảnh hưởng đến chuyển động của các lĩnh vực khác như thị trường chứng khoán và các nhóm ngành công nghiệp. Một số ngành hoạt đông tốt hơn so với những ngành khác trong các giai đoạn cụ thể của chu kỳ kinh doanh. Biết các giai đoạn của chu kỳ kinh doanh có thể giúp các nhà đầu tư xác định được vị trí của mình để đầu tư đúng vào những ngành sẽ tăng trưởng và tránh những ngành đang trong giai đoạn suy yếu.
 
 
Biểu đồ trên cho thấy chu kỳ kinh tế trong màu xanh lá cây, chu kỳ thị trường chứng khoán màu đỏ và những ngành đầu tư tốt nhất trong mỗi giai đoạn được thể hiện ở phần trên của biểu đồ. Đường trục giữa đánh dấu sự chuyển giao co lại/mở rộng nền kinh tế. Chú ý chu kỳ thị trường chứng khoán màu đỏ đi trước chu kỳ kinh tế. Thị trường lần lượt lên và vượt qua trục đối xứng trước khi chu kỳ kinh tế bắt đầu di chuyển. Tương tự như vậy, thị trường quay xuống và cắt xuống dưới đường tâm trước chu kỳ kinh tế.
 
Ngành hàng tiêu dùng, là ngành đầu tiên xác nhận đáy trong nền kinh tế và tiếp sau đó là cổ phiếu công nghệ. Hai nhóm này dẫn đầu vào đầu trong thị trường chứng khoán con bò.
 
Đầu chu kỳ thị trường được đánh dấu bằng sức mạnh tương đối trong ngành vật liệu và năng lượng. Các lĩnh vực được hưởng lợi từ sự gia tăng giá cả hàng hóa và sự gia tăng trong nhu cầu từ một nền kinh tế mở rộng. Điểm mấu chốt của thị trường chuyển từ năng lượng sang hàng tiêu dùng. Đây là một dấu hiệu cho thấy giá cả hàng hóa tăng quá cao và đang bắt đầu làm suy giảm nền kinh tế.
 
Đỉnh của thị trường và suy thoái được theo sau bởi sự co lại của nền kinh tế. Ở giai đoạn này, FED bắt đầu hạ lãi suất và tạo dốc đường cong lãi suất. Đường cong lợi suất dốc cũng cải thiện khả năng sinh lời của các ngân hàng và khuyến khích cho vay. Lãi suất thấp và dễ dàng vay tiền cuối cùng dẫn đến đáy của thị trường và chu kỳ lặp lại.
 
TỔNG KẾT :
 
 
Phân tích liên thị trường là một công cụ có giá trị để phân tích dài hạn hoặc trung hạn. Bởi vì các mối quan hệ trong liên thị trường thường được xem xét trong thời gian dài, chúng có thể chủ để để bàn luận hoặc thời gian khi các mối quan hệ không còn đúng nữa. Các sự kiện lớn như cuộc khủng hoảng Euro hay cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ có thể khiến một số mối quan hệ giữa các sản phẩm tài chính không còn đúng như quy luật trong một vài tháng. Hơn nữa, các công cụ hiển thị trong bài viết này nên được sử dụng kết hợp với các kỹ thuật phân tích kỹ thuật khác. Biểu đồ tỷ lệ ngành kim loại công nghiệp/trái phiếu có thể là một phần của rổ chỉ số thị trường rộng lớn được thiết kế để đánh giá sức mạnh tổng thể của thị trường chứng khoán. Một chỉ số hoặc một mối quan hệ không nên được sử dụng riêng khi thực hiện một đánh giá sâu rộng điều kiện thị trường.
 
Phochungkhoan.vn

No comments:

Post a Comment