August 1, 2013

Một Góc Nhìn Khác Về TPP

Một Góc Nhìn Khác Về TPP

Mỹ-Việt: ‘Vuốt ve’ thay ‘khiêu khích’
Tạp chí nổi tiếng của Anh, The Economist, có bài nhận định về kết quả chuyến thăm Mỹ của Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang, dẫn lời chuyên gia nói chuyến đi Mỹ của ông Sang hơi giống ‘pháo xịt’ dù Hoa Kỳ đang ‘vuốt ve’ thay vì ‘khiêu khích’ Hà Nội.
Mở đầu bài viết về quan hệ Việt Mỹ với tựa ‘All aboard?’ (tạm dịch ‘Cùng chuyến tàu?’), The Economist nhắc lại rằng hai bên chỉ bình thường hóa quan hệ vào năm 1995, hai thập niên sau hình ảnh biểu tượng của những chiếc trực thăng Mỹ tháo lui từ nóc Đại sứ quán Hoa Kỳ ở Sài Gòn.
Ngoại trưởng John Kerry được dẫn lời nói quá trình bình thường hóa khá “chông gai”.
Tác giả bài viết, được cho là phóng viên cộng tác của AP tại Hà Nội, bình luận:
“Nhưng Hoa Kỳ giờ xem kẻ cựu thù như một đồng minh chiến lược trong vùng. Và đối với Việt Nam, Hoa Kỳ là thị trường thiết yếu cho các mặt hàng xuất khẩu dệt may và nông sản và là điểm cân bằng ngoại giao trước Trung Quốc đang lên.”
“Thương mại song phương giữa hai nước giờ trị giá gần 25 tỷ đôla mỗi năm với phần lớn hàng hóa đi về ngả Hoa Kỳ.”
Nhắc tới hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) mà hai bên cam kết sẽ sớm thông qua, The Economist nói Việt Nam vẫn đang lo ngại hiệp ước sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới ngành may mặc và tới các doanh nghiệp nhà nước do những cải cách mà Việt Nam sẽ buộc phải thực hiện.
Tác giả cũng nhận xét việc ký kết TPP có thể sẽ là điều khó xử cho ông Obama vì chính giới Hoa Kỳ vẫn nhấn mạnh tới chuyện cải thiện nhân quyền ở Việt Nam để đi tới hợp tác sâu hơn về kinh tế trong khi Hà Nội đã tăng cường trấn áp bất đồng chính kiến.
Hơi giống ‘pháo xịt’ ‘
The Economist nhắc lại rằng số người bị Việt Nam đã bỏ tù vì “tuyên truyền chống nhà nước” hay “âm mưu lật đổ chính quyền” trong nửa đầu năm 2013 đã bằng cả tổng số của năm 2012.
Họ nói tù nhân Điếu Cày, người ông Obama nhắc tới trong một diễn văn nhiều tháng trước đây, đã tuyệt thực sang tuần thứ năm vào cuối tháng Bảy.
Bởi vậy, báo nói, thời điểm ông Obama mời người tương nhiệm Trương Tấn Sang có thể coi là “quái dị” và bình luận thêm:
“Nhưng nhìn vào bức tranh rộng lớn hơn, Hoa Kỳ xem Việt Nam như đối tác chính trong [chiến lược] “chuyển trọng tâm” sang châu Á.
“Và vì những lý do khác nữa, Obama đang nóng lòng kết thúc TPP, “trụ” kinh tế trong chính sách kinh tế của chính quyền ông đối với toàn bộ vùng châu Á Thái Bình Dương.”
Tác giả cũng nhận xét “đối tác toàn diện” mà hai ông Sang và Obama tuyên bố được “định nghĩa mơ hồ” trong khi hai bên cũng kêu gọi có giải pháp hòa bình trên Biển Đông và tuyên bố việc thảo luận về nhân quyền ở Việt Nam cho dù không nói chi tiết.
Người viết cũng dẫn lời một chuyên gia:
“Do lời mời của ông Obama đã dấy lên hy vọng có đột phá về TPP hay đối tác chiến lược,” ông Ian Storey từ Viên Nghiên cứu Đông Nam Á ở Singapore coi chuyến đi hơi giống pháo xịt.
“Hai nhà lãnh đạo có vẻ không nhắc tới chuyện liệu Hoa Kỳ có cân nhắc bỏ cấm vận vũ khí đối với Việt Nam không, hay hai bên sẽ giải quyết những than phiền của Việt Nam về TPP thế nào và một loạt các vấn đề khác nữa.”
‘Vuốt ve’ Hà Nội
The Economist nói mặc dù TPP có thể giúp đẩy nhanh tiến độ cải cách đất đai và các doanh nghiệp quốc doanh, hiện chưa có gì chắc chắn là Việt Nam sẽ thông qua TPP:
“Một trong những điểm vướng mắc là điều khoản đòi ngành dệt may của họ, vốn xuất khẩu lượng hàng may mặc trị giá 7,6 tỷ đôla sang Hoa Kỳ mỗi năm, ngưng nhập nguyên liệu thô từ Trung Quốc và các nước không phải thành viên TPP khác.
“Điều này có thể dẫn tới việc sa thải nhân viên hoặc tệ hơn.
“Các nhóm lợi ích lớn đang lo ngại những điều khoản này sẽ xén cánh doanh nghiệp quốc doanh.
“Dẫu sao thì những trụ cột tham nhũng và vô cùng kém hiệu quả của nền kinh tế èo uột ở Việt Nam lại có ô lớn.”
The Economist nói chính quyền có thể sẽ phải trả tự do cho một số “tù nhân chính trị có tiếng” trong những tháng tới đây để chứng tỏ họ đã “lắng nghe” than phiền của Hoa Kỳ về tình trạng nhân quyền (hay ít nhất là cũng không giả điếc trước vấn đề).
Tạp chí dự đoán ông Lê Quốc Quân, người mà phiên xử bị hoãn đột ngột trước chuyến đi của ông Sang, có thể nằm trong số người được thả.
Nhưng The Economist cũng nhận xét thả một số tù nhân hay ký một hiệp ước thương mại không đồng nghĩa với thay đổi chính sách và quan hệ Việt – Mỹ sẽ không dễ dàng cho dù Hoa Kỳ đã quyết định “vuốt ve” thay vì khiêu khích Hà Nội.

Nguyên Văn Bài Của báo Economist:

Vietnam and America

All aboard?




IT TOOK until 1995, a full two decades after those iconic American helicopters beat a hasty retreat from the roof of an official residence during the fall (or liberation) of Saigon, for Vietnam and America to normalise their diplomatic relations. Since then building up their relationship has been a “painstaking process”, in the words of John Kerry, the head of America’s state department and a veteran of the war’s losing side.
Yet America now views its former foe as a strategic ally in the wider region. And for Vietnam, America is a crucial market for its agricultural and apparel exports, and a diplomatic counterpoint to a rising China. Bilateral trade between the two countries is now worth nearly $25 billion per year, with the bulk of the goods going to America. Vietnam has been included in the negotiations for the Trans-Pacific Partnership (TPP), a free-trade agreement that should ultimately include a dozen or more countries between Asia, Australia and the Americas.
The road to Vietnam’s potential entry into the TPP, however, is paved with potential obstacles. Vietnam fears the deal would hurt its textiles industry and hinder its state-owned companies with unwanted reforms. And because in recent years American officials have insisted on seeing evidence of political reform before they allow any deepening of economic co-operation with Vietnam, it might look awkward for Barack Obama if Vietnam were to sign the TPP at the same time that it is cracking down on its dissidents.
And the political repression is intensifying. Convictions of dissidents in the first half of 2013, for such crimes as “conducting propaganda against the state” and “attempting to overthrow the government”, outnumber equivalent convictions for all of 2012, according to Human Rights Watch, an advocacy group. Hanoi is holding Le Quoc Quan, a well-known human-rights lawyer, on charges of tax evasion. A recent law imposed additional controls on anyone who uses the internet, which has become a popular medium for criticising the government. And in late July Nguyen Van Hai, a jailed blogger whose case Barack Obama once mentioned in a speech, entered the fifth week of a hunger strike in protest against his poor treatment.
It all looked like an inauspicious backdrop on July 25th as the president, Truong Tan Sang, made what was only the second visit to the White House by a Vietnamese head of state since the two countries normalised their relations. The timing of Mr Obama’s invitation might seem almost perverse. But in the larger picture, America is turning to Vietnam as a key partner in its “pivot” to Asia. For other reasons too Mr Obama is eager to conclude the TPP, the economic “cornerstone” of his administration’s economic policy for the whole Asia-Pacific region.
So in Washington Messrs Obama and Sang announced a vaguely defined “comprehensive partnership” and signalled their intention to sign the TPP by the end of the year. Both presidents called for a peaceful resolution to disputes around the South China Sea, and Mr Obama added, without elaborating, that he and Mr Sang had discussed both “progress” and “challenges” in Vietnam’s human-rights record. Given that Mr Obama’s invitation had kindled hopes of potential breakthroughs on TPP or the strategic partnership, Ian Storey of the Institute of South-East Asian Studies in Singapore judges it a bit of a damp squib. The leaders seem to have left unsaid whether America will consider lifting its ban on arms sales to Vietnam; how the two sides plan to address Vietnam’s quibbles with the TPP; and plenty of other issues too.
Just how much Vietnam would benefit from the TPP, if it does join, will be unclear until the agreement’s finer points are settled. Yet because Vietnam is the TPP’s least-developed prospective member state, the improved access to overseas markets could bring considerable gains. Edmund Malesky of Duke University in America adds that the deal’s binding governance regulations would help accelerate Vietnam’s ongoing land-reform process, while also reducing the dominance of state-owned enterprises (SOEs).
Vietnam’s approval is still in doubt. A central sticking point is a clause that would require its textiles industry, which exports $7.6 billion worth of garments to America per year, to cease importing raw materials from China and other non-TPP members. That could lead to layoffs and worse. And powerful interests are wary of those provisions that might clip the wings of the SOEs. The often corrupt and woefully inefficient mainstays of Vietnam’s lacklustre economy do, after all, have friends in high places.
The government also would probably need to release a few high-profile political prisoners in the coming months to demonstrate that it hears America’s complaints about its human-rights record (or at least that it is not deaf to them). A likely parolee would be Mr Quan, the human-rights lawyer, whose trial was scheduled for July 9th but then abruptly cancelled—presumably to smooth the way for Mr Sang’s appearance in Washington.
Releasing a few dissidents to ease along a trade deal does not a policy shift make, as Vietnam’s persistent critics will note. Bringing Vietnam into the TPP could anger a vocal contingent in America’s Congress which represents Vietnamese-American constituencies and remains suspicious of the Communist regime’s motives. They might be joined by trade unions and labour advocates who object to the conditions in Vietnamese factories. Mr Obama evidently thinks it better serves America’s strategic and economic goals to woo Mr Sang than to wag a finger. That doesn’t mean it will be easy.
(Picture credit: Hubert Van Es via Wikimedia Commons)

No comments:

Post a Comment