August 24, 2013

[Overview] Tổng quan về Phân Tích Kỹ Thuật


Sau bài viết tổng quan về các trường phái phân tích và ảnh hưởng của nó tới các quyết định đầu tư.Chúng tôi xin tiếp tục chia sẻ cho các bạn về trường phái khá phổ biến trong đầu tư và tác động khá tích cực tới các hành vi trong thị trường - Technical Analysis hay còn gọi là Phân tích kỹ thuật
OVERVIEW - PHẦN II
PHÂN TÍCH KỸ THUẬT
PHÂN TÍCH KỸ THUẬT LÀ GÌ ?
Phân tích kỹ thuật là việc dự báo về biến động giá các sản phẩm tài chính trong tương lai dựa trên việc xem xét biến động giá trong quá khứ. Cũng như dự báo thời tiết, phân tích kỹ thuật không cho kết quả dự đoán tuyệt đối về tương lai. Thay vào đó, phân tích kỹ thuật có thể giúp các nhà đầu tư dự đoán những gì là "có khả năng" xảy ra với giá theo thời gian. Phân tích kỹ thuật sử dụng một loạt các đồ thị giá theo thời gian.
Hình : Xu hướng giá trong dài hạn
Hình : Xu hướng giá trong ngắn hạn
Phân tích kỹ thuật được áp dụng cho chứng khoán, chỉ số, hàng hóa, hợp đồng kỳ hạnhay các côngcụ có thể giao dịch mà giá cả bị ảnh hưởng bởi lượng cung và cầu. Giá đề cập đến bao gồm cả giá mởcửa,đóng cửahoặc giá caonhất, thấp nhất trong một khung thời gian cụ thể. Khung thời gian có thể được tính trongngày (1 phút, 5 phút, 10 phút, 15 phút, 30 phút hoặc hàng giờ), hàng ngày, hàng tuần,hàng tháng hoặc nhiều năm. Ngoài ra, một số nhà phân tích kỹ thuật sử dụng cả khối lượng hoặc số hợp đồng giao dịch để nghiên cứu hoạt động của giá.
NỀN TẢNG CỦA PHÂN TÍCH KỸ THUẬT :
Vào thời điểm chuyển giao thế kỷ, lý thuyết Dow đã đặt nền tảng cho phân tích kỹ thuật hiện đại sau này . Trong số nhiều lý luận được ông đưa có ba điểm nổi bật :
• Tất cả mọi hành động của thị trường đều phản ánh vào trong giá
• Biến động giá không hoàn toàn ngẫu nhiên
• "Cái gì sẽ xảy ra" quan trọng hơn so với "Tại sao"
Tất cả mọi hành động của thị trường đều phản ánh vào trong giá
Tiên đề này cũng tương tự như các hình thức mạnh và bán mạnh của thị trường hiệu quả. Các nhà phân tích kỹ thuật cho rằng mức giá hiện tại phản ánh đầy đủ tất cả các thông tin bởi vì tất cả các thông tin đã được phản ánh trong giá cả và là cơ sở để phân tích. Sau cùng, giá thị trường phản ánh tổng hợp những nhận định của tất cả người tham gia, bao gồm cả thương nhân, nhà đầu tư, nhà quản lý danh mục đầu tư, các nhà phân tích chiến lược thị trường, các nhà phân tích kỹ thuật, phân tích cơ bản và nhiều người khác. Với họ thật là điên rồ nếu không đồng ý với những dấu hiệu về giá trong thị trường hiệu quả.Phân tích kỹ thuật sử dụng các thông tin về giá để giải thích những gì thị trường đang diễn ra với mục đích làm cơ sở dự đoán cho một cái nhìn về tương lai.
Hình : Giá phản ánh tất cả mọi thứ
Biến động giá không hoàn toàn ngẫu nhiên :
Hầu hết các nhà phân tích kỹ thuật đều tin vào xu hướng giá. Tuy nhiên, cũng hầu hết các nhà phân tích kỹ thuật thừa nhận rằng có những lúc giá không đi theo xu hướng. Nếu giá cả luôn luôn thay đổi một cách ngẫu nhiên, nó sẽ vô cùng khó khăn để các nhà phân tích kỹ thuật kiếm tiền trên thị trường tài chính. Trong cuốn sách “Schwager on Futures: Technical Analysis” của Jack Schwager có đoạn:
"Một cách để nhận ra điều này là thị trường có thể trải quá trong thời gian dài biến động ngẫu nhiên (trending), xen kẽ những khoảng thời gian ngắn hơn các hành vi không ngẫu nhiên (trading). Mục tiêu của nhà phân tích đầu tư bằng đồ thị là xác định chiều hướng những giai đoạn (tức là xu hướng chính)."
Một nhà phân tích kỹ thuật tin rằng chỉ cần dựa vào đồ thị giá theo thới gian có thể xác định một xu hướng, đầu tư, kinh doanh dựa trên xu hướng và kiếm tiền khi xu hướng bắt đầu đi đúng. Bởi vì phân tích kỹ thuật có thể được áp dụng cho nhiều khung thời gian khác nhau, nó có thể được sử dụng cho cả hai xu hướng ngắn hạn và dài hạn. Đồ thị VIC - Vincom trên đã minh họa góc nhìn của Schwager về bản chất của xu hướng này. Trong một xu hướng đang đi lên, nhưng nó cũng xen kẽ với các vùng trading. Giữa những vùng trading vẫn có những uptrend nhỏ và tất cả nằm trong một uptrend lớn. Xu hướng tăng sẽ tiếp tục khi giá cổ phiếu phá vỡ cắt lên trên vùng trading. Một xu hướng giảm bắt đầu khi giá cổ phiếu phá vỡ cắt xuống dưới vùng trading trước đó.
"Cái gì sẽ xảy ra" quan trọng hơn so với "Tại sao"
Trong cuốn sách “The Psychology of Technical Analysis”  của Tony Plummer có nói "Một nhà phân tích kỹ thuật biết giá của tất cả mọi cổ phiếu, nhưng lại không biết giá trị của bất kỳ cổ phiếu nào". Phân tích kỹ thuật chỉ quan tâm đến hai điều:
1.     Giá hiện tại.
2.     Sự dịch chuyển của giá trong quá khứ.
Giá là kết quả cuối cùng của cuộc chiến giữa cung và cầu về cổ phiếu công ty. Mục tiêu của phân tích là để dự báo xu hướng giá trong tương lai. Bằng cách tập trung vào giá và dao động của nó , phân tích kỹ thuật đại diện cho một cách tiếp cận trực tiếp. Trong khi đó các nhà phân tích cơ bản thì lại tập trung vào việc tìm câu trả lời cho câu hỏi “Tại sao giá lại như vậy?” Đối với các nhà phân tích kỹ thuật, các lý do tại sao dường như quá rộng và tốn quá nhiều thời gian để đánh giá tính trung thực của những yếu tố thuộc về cơ bản này.
Các nhà phân tích kỹ thuật tin rằng cách tốt nhất là tập trung vào những gì sẽ xảy ra (what) mà không bao giờ để tâm đến tại sao nó lại xảy ra như vậy (why). Tại sao giá cả đi lên? Rất đơn giản, nhiều người mua (cầu) hơn người bán (cung). Hơn nữa, giá trị của tài sản bất kỳ chỉ đơn giản là những gì một người nào đó sẵn sàng trả tiền cho nó. Ai cần biết lý do tại sao?
CÁC BƯỚC ĐỂ ĐỊNH GIÁ THEO PHƯƠNG PHÁP KỸ THUẬT
Các nhà phân tích kỹ thuật thường sử dụng mô hình top-down, bắt đầu với phân tích vĩ mô trên diện rộng. Sau đó chia nhỏ để căn bước cuối cùng tập trung hơn / quan điểm vi mô. Một phân tích như vậy có thể bao gồm ba bước sau:
1. Phân tích thị trường chung thông qua các chỉ số như VNINDEX , HNXINDEX
2. Phân tích khu vực để xác định các nhóm ngành mạnh nhất và yếu nhất trong bức tranh chung của thị trường : VN30 , HNX30 , Steel , Food , Real Estate ....
3. Phân tích chứng khoán riêng biệt để xác định các cổ phiếu mạnh nhất và yếu nhất trong nhóm ngành đã được lựa chọn.
Hình : Lựa chọn cổ phiếu theo các tiêu chí đầu tư
Cái hay của phân tích kỹ thuật nằm ở tính linh hoạt của nó. Bởi vì các nguyên tắc của phân tích kỹ thuật được áp dụng phổ biến, từng bước phân tích trên có thể được thực hiện bằng cách sử dụng nền tảng lý thuyết tương tự. Bạn không cần phải có bằng kinh tế để phân tích một biểu đồ chỉ số thị trường. Bạn không cần phải có bằng CPA (Certified Public Accountant – chứng chỉ nghề nghiệp hàng đầu dành cho những chuyên gia thuộc lĩnh vực kế toán, kiểm toán) để phân tích một biểu đồ cổ phiếu.
Biểu đồ là biểu đồ. Không quan trọng khung thời gian là 2 ngày hoặc 2 năm, cũng không quan trọng là chứng khoán mà bên cạnh đó còn có các chỉ số thị trường , tiền tệ hoặc hàng hóa. Các nguyên tắc kỹ thuật hỗ trợ, kháng cự, xu hướng, biên độ giao dịch và các khía cạnh khác có thể được áp dụng cho bất kỳ đồ thị giá nào . Điều này nghe có vẻ dễ dàng đúng không? Nhưng thực tế phân tích kỹ thuật hoàn toàn không đơn giản như thế. Muốn thành công đòi hỏi phải nghiên cứu một cách nghiêm túc, đam mê và một góc nhìn tinh tế.Phân tích kỹ thuật không chỉ là sự đo lường , mà ẩn chưa bên trong là cả 1 nghệ thuật
PHÂN TÍCH ĐỒ THỊ GIÁ :
Phân tích kỹ thuật có thể phức tạp hay đơn giản tùy theo bạn muốn. Ví dụ dưới đây cho thấy phân tích kỹ thuật là đơn giản. Vì chúng tôi là quan tâm đến việc mua cổ phiếu, nên sẽ phân tích rõ các trường hợp giá tăng.
Xu hướng tổng thể :
Bước đầu tiên là xác định các xu hướng chung. Điều này có thể được thực hiện với các đường xu hướng, di chuyển trung bình (MA) hoặc phân tích đỉnh/đáy. Miễn là giá vẫn ở trên đường xu hướng của nó, xu hướng này sẽ được xem xét tăng.
Ngưỡng hỗ trợ :
Giữ cho giá cổ phiếu ở trên một mức giá nhất định nào đó. Phá vỡ ngưỡng hỗ trợ xu hướng giá sẽ được xem là đảo chiều giảm.
Ngưỡng kháng cự:
Kìm giá cổ phiếu ở dưới một mức giá nhất định nào đó. Phá vỡ ngưỡng kháng cự xu hướng giá sẽ được xem là đảo chiều tăng.
Momentum :
Thường được đi kèm với những chỉ báo dao động như MACD. Nếu MACD trên EMA (di chuyển trung bình hàm mũ) 9 ngày hoặc dương, thì sau đó momentum sẽ được xem là tăng, hoặc ít nhất là cải thiện.
Áp lực mua/bán :
Đối với cổ phiếu và chỉ số với số lượng có sẵn, một chỉ báo khối lượng được sử dụng để đo áp lực mua hoặc bán. Khi giá trị của dòng tiền Chaikin đang lớn hơn 0, áp lực mua chiếm ưu thế. Ngược lại áp lực bán chiếm ưu thế khi nó là nhỏ hơn 0.
Chỉ số giá tương đối so sánh diễn biến của hai cổ phiếu với nhau bằng việc chia dữ liệu về giá của các cổ phiếu đó. Thông thường chỉ số được sử dụng để so sánh diễn biến của một cổ phiếu với chỉ số thị trường, như VN index. Chỉ số giá tương đối tăng chứng tỏ cổ phiếu đang mạnh hơn chỉ số thị trường.
Bước cuối cùng là tổng hợp những phân tích trên để xác định những điều như sau :
• Sức mạnh của xu hướng hiện tại.
• Giai đoạn và cấp độ của xu hướng hiện tại.
• Tỷ lệ rủi ro/lợi nhuận cho 1 vị thế mua mới.
• Mức giá tiềm năng cho vị thế mua mới.
MÔ HÌNH ĐẦU TƯ TOP - DOWN :
Khi nghiên cứu từng phân khúc (thị trường, ngành và cổ phiếu) , một nhà đầu tư sẽ phân tích biểu đồ dài hạn và ngắn hạn để tìm những tiêu chuẩn đáp ứng các tiêu chí cụ thể. Đầu tiên các nhà phân tích sẽ xem xét thị trường nói chung, chỉ số S&P 500 đối với thị trường Mỹ , Nikkei đối với thị trường Nhật hay VnIndex đối với thị trường chứng khoán Việt Nam. Nếu các chỉ số này đang trong xu hướng tăng, sẽ tiến hành phân tích lựa chọn các biểu đồ của các nhóm ngành. Ngành nào cho thấy triển vọng nhất sẽ được chọn ra để phân tích chứng khoán cụ thể.
Một khi danh sách khi đã được thu hẹp trong các nhóm ngành , các nhà đầu tư có thể lựa chọn từ đó khoảng 3-4 nhóm ngành tiềm năng từ đó việc lựa chọn cổ phiếu có thể bắt đầu. Với lựa chọn từ 10-20 đồ thị chứng khoán từ mỗi ngành công nghiệp - hàng hóa , sau đó chọn lọc ra 3-4 cổ phiếu có triển vọng nhất trong mỗi nhóm ngành đã chọn. Những cổ phiếu hoặc nhóm ngành cuối cùng còn lại dựa trên các tiêu chí đã đề ra sẽ giảm thiểu tối đa rủi ro. Mô hình thu gọn từ Market -> Sector -> Company được xem là mô hình đầu tư tiêu biểu : Mô hình đầu tư TOP - DOWN
SỨC MẠNH CỦA PHÂN TÍCH KỸ THUẬT :
Tập trung vào biến động giá
Nếu mục tiêu là để dự đoán giá trong tương lai, vì vậy chỉ cần để tâm vào biến động giá. Biến động giá thường đi trước giá trị các yếu tố cơ bản. Bằng cách chú trọng vào hành động giá, nhà phân tích kỹ thuật sẽ có cái nhìn chuẩn mực hơn trong việc dự báo biến động giá trong tương lai.
Thị trường được xem là dẫn dắt nền kinh tế và thường đi trước nền kinh tế khoảng 6-9 tháng. Để bắt kịp với thị trường, cần phải tập trung vào sự biến động giá để xem xét có sự thay đổi xu hướng hay không. Mặc dù thị trường rất nhạy cảm nhưng những tín hiệu thường xuất hiện trước khi dịch chuyển giá đáng kể. Một nhà phân tích kỹ thuật sẽ chú ý đến giai đoạn tích lũy và xem chúng như là tín hiệu báo trước một xu hướng tăng sắp xảy ra và thời gian phân phối như là tín hiệu của sự suy giảm sắp xảy ra.
Cung - Cầu và Hành động giá
Nhiều nhà phân tích kỹ thuật sử dụng giá mở cửa, đóng cửa và giá cao nhất, thấp nhất khi phân tích sự biến động giá của một cổ phiếu. Thông tin giá được thu thập và phản ánh liên tục.Nếu đứng riêng chúng sẽ không có ý nghĩa gì. Tuy nhiên , khi được kết hợp cùng nhau , tất cả các thông tin đó sẽ phản ánh tác động của cung và cầu thị trường và tạo nên bức tranh về sự dịch chuyển
Ví dụ đồ thị được chú thích ở trên cho thấy giá mở của cổ phiếu có một GAP tăng. Trước khi mở cửa, số lệnh mua vượt quá số lệnh bán và giá đã được đưa ra đã thu hút người bán hơn. Nhu cầu mua chiếm ưu thế ngay lúc bắt đầu mở cửa. Giá trong ngày cao phản ánh sức mạnh của cầu (mua). Giá trong ngày thấp phản ánh sự sẵn có của nguồn cung (bán). Giá đóng cửa là giá cuối cùng được giao dịch trong ngày. Trong trường hợp này, mức giá đóng cửa cao hơn nhiều so với mức thấp nhất và gần với mức cao nhất. Điều này cho thấy mặc dù cung trong ngày là mạnh, nhưng cuối cùng cầu đã thắng thế và buộc giá đi lên. Ngay cả sau khi áp lực bán này xảy ra mức đóng cửa vẫn trên giá mở. Bằng cách nhìn vào hành động giá trong một khoảng thời gian dài, chúng ta có thể thấy cuộc chiến giữa cung và cầu đang diễn ra. Cơ bản vẫn là giá cao hơn phản ánh cầu tăng lên và giá thấp hơn phản ánh nguồn cung tăng.
Hỗ trợ và kháng cự
Phân tích biểu đồ có thể giúp xác định mức hỗ trợ và kháng cự. Một khung giao dịch là một khoảng thời gian trong đó giá di chuyển trong một phạm vi tương đối hẹp. Tín hiệu này cho thấy lực cung và cầu đang khá cân bằng. Khi giá phá vỡ kênh giao dịch, lên trên hoặc xuống dưới, đó là tín hiệu cho thấy có một sự phá vỡ xu thế. Một phá vỡ kênh trên là khởi đầu cho 1 thị trường con bò tăng trưởng (cầu thắng) và một điểm phá vỡ kênh dưới là khởi đầu cho 1 thị trường con gấu giảm giá (cung thắng).
Sau khi phá vỡ , hỗ trợ và kháng cự đảo vai trò cho nhau
Bức tranh lịch sử giá
Ngay cả khi bạn là một chuyên gia phân tích cơ bản thực sự, một biểu đồ giá có thể cung cấp rất nhiều thông tin có giá trị. Biểu đồ giá dễ dàng ghi lại các biến động cũng như dữ liệu giá của chứng khoán trong một khoảng thời gian. Rõ ràng xem xét một đồ thị luôn dễ dàng hơn đọc một bảng báo cáo toàn những con số. Hầu hết các đồ thị chứng khoán đều có đồ thị khối lượng giao dịch hiển thị ở phía dưới. Từ đồ thị phản ành lịch sử giá giao dịch , các trader rất dễ dàng xác định:

• Phản ứng trước và sau những sự kiện quan trọng.
• Biến động giá trong quá khứ và hiện tại.
• Lịch sử khối lượng hoặc mức độ giao dịch.
• Sức mạnh tương đối của một cổ phiếu so với toàn thị trường.
Thời điểm tham gia thị trường
Phân tích kỹ thuật có thể cho biết thời điểm thích hợp ra và vào thị trường. Một số nhà phân tích sử dụng phân tích cơ bản để quyết định mua những gì và phân tích kỹ thuật để quyết định khi nào mua. Đó là lợi thế của phân tích kỹ thuật vì mà thời gian đóng một vai trò rất quan trọng. Phân tích kỹ thuật có thể giúp các nhà đầu tư xác định ngưỡng hỗ trợ, kháng cự cũng như là những thời điểm phá vỡ các ngưỡng ấy. Đơn giản chỉ cần chờ đợi một đột phá mức kháng cự hoặc mua gần mức hỗ trợ là có thể tăng lợi nhuận.
Biết được lịch sử giá của một cổ phiếu là rất quan trọng.
Nếu một cổ phiếu bạn nghĩ là tuyệt vời vì trong 2 năm trước nó đã dường như đi ngang trong suốt thời gian này, điều này cho thấy rằng thị trường đang có sự giằng co và các nhà đầu tư có những nhận định khác nhau về cổ phiếu này. Thời gian này cũng là thời gian tích lũy càng dài thì khi break out nó hẳn sẽ là một cơ hội lớn. Nếu một cổ phiếu đã tăng đáng kể, nó cần được xem xét thận trọng để chờ đợi cho việc đi xuống. Hoặc, nếu cổ phiếu có xu hướng đi xuống, nó có thể đang được quan tâm của nhiều nhà đầu tư tìm kiếm cơ hội bắt đáy và một sự đảo chiều xu hướng sẽ xảy ra.
ĐIỂM YẾU CỦA PHÂN TÍCH KỸ THUẬT :
Phân tích chủ quan
Cũng như với phân tích cơ bản, ý kiến chủ quan và thành kiến cá nhân của nhà đầu tư trong phân tích kỹ thuật có thể được phản ánh trong phân tích. Điều quan trọng là phải nhận thức được những xu hướng này khi phân tích một biểu đồ. Nếu các nhà phân tích tin là thị trường con bò sẽ tồn tại mãi mãi thì khi đó xu hướng tăng sẽ làm lu mờ các phân tích. Mặt khác, nếu các nhà phân tích bất mãn vì thị trường con gấu sẽ còn kéo dài thì khi đó phân tích sẽ có thể lệch về xu hướng giảm.
Quan điểm mở
Việc tranh cãi về kịch bản thị trường sẽ thường xuyên diễn ra do phân tích kỹ thuật chỉ cho các nhà đầu tư nhiều góc nhìn khác nhau.Mặc dù có nhiều tiêu chuẩn nhưng hầu như với 2 nhà phân tích kỹ thuật cùng dựa 1 nguồn dữ liệu giống nhau, đồ thị giống nhau sẽ vẽ nên 2 bước tranh hoàn toàn khác nhau. Cả hai sẽ có thể đưa ra những ngưỡng hỗ trợ và mức kháng cự hợp lý cũng như điểm phá vỡ quan trọng để chứng minh cho bức tranh của họ. Điều này có thể sẽ làm các nhà đầu tư cảm thấy bực bội, nhưng nên nhớ rằng phân tích kỹ thuật là giống như một môn nghệ thuật hơn là một môn khoa học, hay là kinh tế. Là một ly nước đầy một nửa hay vơi đi một nửa? Điều đó phụ thuộc vào người xem.
Độ trễ
Phân tích kỹ thuật thường bị chỉ trích vì độ trễ. Vào thời điểm xu hướng được xác định, một phần chênh lệch giá đáng kể đã xảy ra. Sau khi một động thái lớn như vậy phần lợi nhuận còn lại là không lớn. Đây được coi là khuyết điểm lớn nhất của Lý thuyết Dow.
Tính biến thiên
Không phải tất cả các tín hiệu kỹ thuật và mô hình đều đúng. Khi bạn bắt đầu nghiên cứu phân tích kỹ thuật, bạn sẽ đi qua một loạt các mô hình và các chỉ số với các thông số cho phù hợp. Ví dụ: Một tín hiệu bán được đưa ra khi đường neckline của một mô hình đầu và vai bị phá vỡ. Mặc dù đây là một quy luật, nó không phải là kiên định và có thể phải chịu các yếu tố khác như khối lượng và động lực. Với cùng một điều kiện, nhưng mô hình có thể đúng với một cổ phiếu nào đó nhưng lại không đúng với những cổ phiểu khác. Một đường trung bình 50 ngày có thể là chỉ báo tuyệt vời để xác định mức hỗ trợ và kháng cự cho chỉ số VNINDEX , nhưng với chỉ số HNXINDEX thì đường MA 70 ngày có thể dự báo tốt hơn. Mặc dù có nhiều nguyên tắc phân tích kỹ thuật là tổng quát, mỗi cổ phiếu sẽ vẽ ra một đồ thị riêng cho mình.
TỔNG KẾT :
Các nhà phân tích kỹ thuật xem xét thị trường bằng 80% cảm tính và 20% lý trí. Phân tích cơ bản xem xét thị trường là 20% cảm xúc và 80% tính toán. Cảm xúc hay tính toán có thể là khởi đầu cho các cuộc tranh luận, nhưng không ai đặt câu hỏi về giá hiện tại của một cổ phiếu bởi vì nó luôn hiện hữu và không ai nghi ngờ tính hợp pháp của nó. Giá do thị trường phản ánh tổng hợp nhận định của tất cả người tham gia, và ở đây chúng ta phải nhìn nhận được xu hướng của toàn thị trường. Những người tham gia đã xem xét tất cả mọi thứ rõ ràng và thể hiện quan điểm của họ qua các vị thế mua hoặc bán. Ngoài ra chúng ta cần phải chú ý đến lượng cung và cầu trên thị trường. Bằng cách xem xét hành động giá có thể xác định được bên mua hay bán sẽ chiếm ưu thế. Tóm lại, phân tích kỹ thuật là tập trung phân tích để trả lời những câu hỏi sau: Giá là gì? Nó đã ở đâu ? Và nó sẽ dịch chuyển thế nào ?

Mặc dù có một số nguyên tắc và quy tắc có thể được áp dụng một cách tổng quát, nhưng phải nhớ rằng phân tích kỹ thuật giống như một môn nghệ thuật hơn là môn khoa học. Là một hình thức nghệ thuật, nó là đối tượng để giải thích. Tuy nhiên, cũng phải linh hoạt khi tiếp cận thị trường bằng phương pháp kỹ thuật và mỗi nhà đầu tư nên sử dụng mô thức riêng phù hợp với mình. Phát triển một hệ thống hoàn chỉnh cần có thời gian, nỗ lực và sự cống hiến, nhưng những gì đạt được có thể được xem là đáng kể.
Good trade & Take care !
Phochungkhoan.vn

No comments:

Post a Comment