August 24, 2013

Phân tích cơ bản là gì ? Tìm hiểu về các chỉ số kinh tế


PTCB là một phương pháp tìm hiểu những tác động của thông tin kinh tế toàn cầu và những sự kiện khác lên thị trường tài chính
Các bạn có thể xem:

•    Phân tích cơ bản
PTCB là một phương pháp tìm hiểu những tác động của thông tin kinh tế toàn cầu và những sự kiện khác lên thị trường tài chính. PTCB bao gồm bất kỳ những sự kiện xã hội, thông báo kinh tế, thay đổi chính sách, các thông tin về doanh nghiệp, và có lẽ phần quan trọng nhất của các thông tin cơ bản áp dụng vào thị trường ngoại hối là lãi suất và chính sách về lãi suất của một quốc gia.
(Nguồn Internet)
Ý tưởng đằng sau PTCB là nếu bức tranh kinh tế hiện tại hoặc tương lai của một quốc gia là tốt, thì đồng tiền của họ sẽ tăng giá. Một nền kinh tế mạnh sẽ thu hút đầu tư và doanh nghiệp nước ngoài, và điều này có nghĩa rằng những người nước ngoài phải mua đồng tiền của quốc gia đó để tiến hành đầu tư. Vì thế, nói một cách cơ bản thì nó hoàn toàn phụ thuộc vào cung và cầu; một quốc gia với một nền kinh tế mạnh và phát triển sẽ có nhu cầu lớn hơn về đồng nội tệ, tức là sẽ giảm cung và làm tăng giá trị đồng nội tệ.
Ví dụ, nếu nền kinh tế Úc mạnh lên, thì đồng đôla Úc sẽ tăng giá so với những đồng tiền khác. Một lý do chính khiến đồng tiền của một quốc gia trở nên giá trị hơn khi nền kinh tế của quốc gia đó tăng trưởng là vì nó sẽ tăng lãi suất để quản lý tăng trưởng và lạm phát. Tỉ giá cao hơn sẽ hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài và kết quả là họ sẽ muốn mua đồng đôla Úc để đầu tư ở Úc, dĩ nhiên điều này sẽ làm tăng cầu và giá của đồng tiền này sẽ tăng và cung sẽ giảm.
•    Những sự kiện kinh tế chính trên thị trường ngoại hối
Hãy cùng tìm hiểu nhanh về những sự kiện kinh tế quan trọng nhất làm biến động đến giá trên thị trường ngoại hối. Điều này chỉ nhằm giúp bạn làm quen với một vài thuật ngữ chuyên môn mà bạn sẽ có thể gặp trên hành trình kinh doanh ngoại hối của mình.
Tổng sản phẩm quốc nội (GDP)
Báo cáo GDP là một trong những chỉ số quan trọng nhất của nền kinh tế. Đây là thước đo lớn nhất về kình hình chung của nền kinh tế. Chỉ số GDP được cung cấp vào 8h30 EST vào ngày cuối cùng của mỗi quý và nó phản ánh hoạt động của quý vừa qua. GDP là giá trị bằng tiền bình quân (toàn bộ) của tất cả hàng hóa dịch vụ được cung cấp bởi toàn bộ nền kinh tế trong suốt quý vừa qua; tuy nhiên nó không bao gồm hoạt động trên trường quốc tế. Tỉ lệ tăng trưởng GDP là một con số đáng để quan tâm.
Cán cân thương mại
Cái cân thương mại là sự đo lường chênh lệch giữa xuất khẩu và nhập khẩu những hàng hóa và dịch vụ hữu hình. Mức độ của cán cân thương mại của một quốc gia và những thay đổi trong xuất khẩu so với nhập khẩu được nhiều người theo dõi và là một chỉ báo quan trọng về sức mạnh của nền kinh tế tổng thể của một quốc gia. Sẽ tốt hơn nếu xuất khẩu nhiều hơn nhập khẩu, vì xuất khẩu sẽ giúp nền kinh tế một quốc gia tăng trưởng và phản ánh sức khỏe của tổng thể lĩnh vực sản xuất của nó.
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI)
Bản báo cáo CPI là phương pháp đo lường lạm phát được sử dụng rộng rãi nhất. Bản báo cáo này được cung cấp vào 8h30 EST vào khoảng ngày 15 của mỗi tháng và nó phản ánh CPI của tháng trước. CPI đo lường thay đổi trong chi phí của nhiều mặt hàng và dịch vụ từ tháng này qua tháng khác.
Chi số giá sản xuất (PPI)
Cùng với CPI, chỉ số PPI là một trong hai chỉ số quan trọng nhất để đo lường lạm phát. Bản báo cáo PPI được phát hành vào 8h30 EST trong tuần thứ 2 của mỗi tháng và sẽ phản ánh PPI của tháng trước. Chỉ số PPI đo lường giá hàng hóa bán buôn. Vì thế, để tương phản với CPI, chỉ số PPI đo lường số tiền mà nhà sản xuất nhận được cho hàng hóa của họ trong khi CPI phản ánh chi phí trả bởi khách hàng cho sản phẩm mà họ mua.  
Chỉ số việc làm
(Nguồn Internet)
Chỉ số việc làm quan trọng nhất được thông báo vào ngày thứ sau đầu tiên của mỗi tháng lúc 8h30 EST. Thông báo này bao gồm tỉ lệ thất nghiệp; đó là tỉ lệ phần trăm những người trong lực lượng lao động đang không làm việc, số lượng công việc mới, số giờ trung bình làm việc mỗi tuần, thu nhập theo giờ trung bình. Báo cáo này thường gây ra những biến động lớn trên thị trường. Bạn sẽ thường nghe các nhà đầu tư và nhà phân tích nói về “NFP” nó có nghĩa là Bản báo cáo Việc làm Ngoài Nông Nghiệp, và đây có lẽ là bản báo cáo việc làm có sức mạnh lớn nhất ảnh hưởng đến thị trường.
Đơn đặt hàng lâu dài
Bản báo cáo những đơn hàng lâu dài cho thấy một phép đo bao nhiêu người đang chi tiêu vào việc mua dài hạn, được định nghĩa là các sản phảm được dự kiến sẽ kéo dài hơn ba năm. Báo cáo này được phát hành vào 8h30 EST vào khoảng ngày 26 mỗi tháng và được cho là sẽ cung cấp những cái nhìn sâu sắc vào tương lai của ngành công nghiệp sản xuất.
Chỉ số bán lẻ
Chỉ số bán lẻ đo lường số lượng hàng hóa bán ra trong ngành bán lẻ, từ những chuỗi cung cứng lớn cho đến những cửa hàng nhỏ. Chỉ số bán lẻ được phát hành vào 8h30 EST vào khoảng ngày 12 của tháng; nó phản ánh thông tin của tháng trước. Báo cáo này thường được sửa đổi đáng kể sau khi con số cuối cùng được công bố.
Dữ liệu nhà ở
Dữ liệu nhà ở bao gồm số lượng những ngôi nhà mới mà một quốc gia bắt đầu xây dựng trong tháng đó cũng như số ngôi nhà bán ra trong tháng. Hoạt động xây dựng khu dân cư là nguyên nhân chính của gói kích thích kinh tế của một quốc gia và do đó, nó được theo dõi rộng rãi bởi những người tham gia thị trường. Doanh số bán nhà hiện hữu cũng là một số liệu tốt về sức mạnh nền kinh tế của một quốc gia; doanh số thấp và số lượng những ngôi nhà mới ít thường là dấu hiệu của một nền kinh tế chậm chạp hoặc suy yếu.

Lãi suất
Lãi suất là bánh lái chính của thị trường ngoại hối; tất cả các chỉ tiêu kinh tế được đề cập ở trên được theo dõi chặt chẽ bởi Ủy Ban Thị trường Mở Liên bang để đánh giá sức khỏe tổng thể của nền kinh tế. Fed có thể tùy ý sử dụng các công cụ để hạ, tăng, hay giữ nguyên lãi suất, tùy thuộc vào các bằng chứng đã thu thập được về sức khỏe của nền kinh tế. Vì vậy, trong khi lãi suất là các bánh lái chính của hoạt động giá ngoại hối, thì tất cả các chỉ số kinh tế ở trên cũng rất quan trọng.
•    Phân tích cơ bản và Phân tích kỹ thuật
PTCB và PTKT là hai trường phái suy nghĩ trong kinh doanh và đầu tư trên thị trường tài chính. Các nhà PTKT nhìn vào biến động giá trên thị trường và sử dụng những thông tin này để dự đoán về hướng đi của giá trong tương lai. Các nhà PTCB nhìn vào các tin tức kinh tế, hay gọi là các thông tin cơ bản. Giờ đây, vì gần như bất kỳ sự kiện tin tức toàn cầu nào cũng có một tác động lên thị trường tài chính thế giới, về mặt kỹ thuật thì bất kỳ thông tin nào cũng có thể là thông tin về kinh tế. Đây là một điểm quan trọng mà tôi muốn nói, nhưng nhiều nhà phân tích cơ bản lại bỏ qua…
(Nguồn Internet)
Một trong những lý do chính tại sao tôi và tất cả thành viên của tôi thích kinh doanh chủ yếu dùng PTKT là bởi vì thực tế có hàng triệu những biến khác nhau trên thế giới có ảnh hưởng đến thị trường tài chính bất cứ lúc nào. Giờ đây, thị trường ngoại hối bị ảnh hưởng bởi các sự kiện vĩ mô như chính sách lãi suất của một quốc gia hay GDP, nhưng các sự kiện lớn khác như chiến tranh, thiên tai cũng có thể làm cho thị trường ngoại hối di chuyển. Như vậy, kể từ khi tôi và những người khác tin rằng tất cả những sự kiện thế giới được phản ánh vào giá và dễ dàng nhìn thấy bằng cách phân tích chúng, chỉ đơn giản là không có lý do thể thử và làm theo tất cả các sự kiện xảy ra mỗi ngày, để giao dịch trên thị trường.
Một trong những lập luận chính mà tôi đã được đọc rằng PTCB khác biệt với PTKT đó là dữ liệu giá quá khứ không thể dự đoán hay giúp dự đoán chuyển động giá tương lai, và thay vào đó bạn phải sự dụng các tin tức tương lai hoặc sắp xảy ra (các yếu tố cơ bản) để dự đoán thay đổi giá trên thị trường. Vì vậy, tôi nghĩ rằng sẽ là một ý tưởng tốt nếu tôi đưa ra phản hồi cho hai luận điểm sau chống lại PTKT:
1.    Nếu PTCB muốn thử và cho tôi biết rằng dữ liệu về giá trong quá khứ không quan trọng, thì tôi muốn họ giải thích cho tôi tại sao mức hỗ trợ và kháng cự lại rõ ràng rất đáng kể. Tôi cũng muốn hỏi họ làm cách nào tôi và các nhà kinh doanh biến động giá khác lại có thể giao dịch thành công trên thị trường bằng cách học cách giao dịch bằng những dấu hiệu đơn giản nhưng lại cực kì mạnh mẽ trong việc dự đoán biến động giá:


Nhìn vào biểu đồ giá vàng giao ngay trên đây, chúng ta có thể thấy rõ rằng mức hỗ trợ và kháng cự rất quan trọng để chú ý. Bất kỳ nhà PTCB nào muốn nói rằng biểu đồ là không quan trọng, thì đơn giản là họ sai, và bạn sẽ tư i đến kết luận này khi bạn dành nhiều thời gian hơn để tìm hiểu một vài biểu đồ giá.
2.    Luận điểm tiếp theo cho rằng công dụng của PTCB là bạn có thể dự đoán chính xác biến động giá bằng cách phân tích các sự kiện ngoại hối sắp xảy ra. Vâng, bất cứ ai đã từng giao dịch một thời gian dài hiểu rằng thị trường luôn phản ứng trái ngược lại với ngụ ý của một sự kiện sắp xảy ra. Có bao nhiêu lần thị trường đi theo đúng hướng được dự báo bởi một sự kiện? Có, hoàn toàn, nhưng liệu nó có phải là thứ mà bạn có thể dùng để xây dựng một kế hoạch và chiến lược kinh doanh không? Không!

Lý do là thị trường hoạt động trên kì vọng về tương lai. Điều này thực sự là một thực tế về kinh doanh và đầu tư đã được chấp nhận, cho nên nó có một chút xa lạ với tôi rằng một số người vẫn bỏ qua phân tích kỹ thuật hay không tập trung chủ yếu vào nó khi phân tích và kinh doanh trên thị trường. Để tôi giải thích: nếu biên chế của những ngành phi nông nghiệp được thông báo (bản báo cáo quan trọng nhất về kinh tế mỗi tháng ở Mỹ) và thị trường mong đợi thêm 100.000 việc làm hơn tháng trước, thị trường sẽ có khả năng di chuyển với con số dự đoán này. Vì thế, nếu con số thực sự là 100.000 thì thậm chí thị trường còn có thể xuống thấp hơn, thay vì cao hơn… vì có không TĂNG THÊM NHIỀU VIỆC LÀM HƠN như dự đoán. Cho nên, mặc dù 100000 việc làm mới có thể là một con số tốt, nhưng sự thực là báo cáo thực tế không vượt qua mong đợi là một tin xấu đối với các nhà kinh doanh và đầu tư.
Và bây giờ là luận điểm cuối cùng của tôi
Vì tất cả những kì vọng trước đó về một thông tin đã được thực hiện và có thể nhìn thấy trên biểu đồ giá, vậy tại sao lại không phân tích và học cách giao dịch trên biến động giá trên biểu đồ? Thật là một ý tưởng mới lạ! Bạn thấy đó, ngay cả sau khi tin tức này được phát hành chúng ta vẫn có thể sử dụng PTKT đối với giao dịch dựa trên biến động giá, , do đó thực sự PTKT là cách thiết thực, hữu dụng và hiệu quả nhất để phân tích và kinh doanh trên thị trường. Liệu tôi có nói rằng không có chỗ cho PTCB trong hộp công cụ kinh doanh ngoại hối? Hoàn toàn không. Tuy nhiên, điều tôi muốn nói là nó nên được xem xét và sử dụng như một lời khích lệ cho PTKT và nó nên được sử dụng một cách tiết kiệm, khi phân vân thì tham khảo biểu đồ hay đọc hoạt động giá, chỉ sử dụng PTCB để hỗ trợ tầm nhìn PTKT hay chỉ để thỏa chí tò mò, chứ đừng bao giờ chỉ dựa vào PTCB để dự đoán hay kinh doanh trên thị trường.

Nguồn: Learn to trade the market - Nial Fuller
Phan Long - Duy Đức
Phochungkhoan.

No comments:

Post a Comment