August 24, 2013

Phần 12: Tâm lý học về kinh doanh ngoại hối


Tôi đã đầu tư đủ lâu để hiểu mọi người nghĩ gì khi giao dịch trên thị trường. Bạn thấy đó, mọi người đều có lối suy nghĩ và cảm xúc tương tự nhau khi giao dịch trên thị trường, và ta có thể học được nhiều điều quan trọng từ những khác biệt trong lối tư duy của các nhà đầu tư thua cuộc và các nhà đầu tư thắng cuộc.
Các bạn có thể xem:

Sẽ là dối trá nếu tôi nói rằng thành công trên thị trường ngoại hối hoàn toàn phụ thuộc vào hệ thống và chiến lược bạn sử dụng, bởi vì nó không phải như thế, thực chất nó phụ thuộc lớn vào tư duy của bạn và cách bạn suy nghĩ và phản ứng với thị trường. Tuy nhiên, phần lớn các trang mạng về ngoại hối chỉ cố gắng bán các chỉ số hay các hệ thống giao dịch bằng máy và sẽ không cho bạn biết điều này, vì họ muốn bạn tin rằng bạn sẽ kiếm tiền đơn giản trên thị trường bằng cách mua những sản phẩm của họ. Tôi thích nói cho mọi người sự thật, và sự thật là việc bạn có một chiến lược hiệu quả và không gây nhầm lẫn rất quan trọng, nhưng nó chỉ là một miếng trong ổ bánh mà thôi. Phần lớn hơn của miếng bánh đó là quản lý giao dịch và quản lý cảm xúc một cách đúng đắn, nếu không làm đượ hai việc đó bạn sẽ không bao giờ có lời trong dài hạn trên thị trường.
•    Tại sao hầu hết các nhà đầu tư lại mất tiền
Có thể bạn đã nghe đâu đó rằng hầu hết những người cố gắng giao dịch ngoại hối đều mất hết tiền. Có một lý do hợp lý cho việc này, và lý do đó chủ yếu là mọi người nghĩ sai về giao dịch ngoại hối. Hầu hết mọi người đến với thị trường với những kì vọng không thực tế, như là họ có thể “giải nghệ” chỉ sau một tháng hay họ có thể biến 1000 USD thành 100.000 USD chỉ trong vài tháng. Những kì vọng không thực tế này càng củng cố cho tâm lý phá-hoại-tài-khoản của hầu hết các nhà đầu tư vì họ cảm thấy bị áp lực lớn và “cần” kiếm tiền trên thị trường. Khi bạn bắt đầu giao dịch mà “cần” hay bị áp lực kiếm tiền thì cuối cùng bạn cũng sẽ bị tâm lý khi giao dịch, và đó là con đường nhanh nhất để mất tiền.
•    Những cảm xúc nào cần lưu ý khi giao dịch ngoại hối
Để tìm hiểu kỹ hơn về các cảm xúc khi giao dịch, hãy điểm qua một vài lỗi cảm xúc tiêu biểu nhất mà các nhà đầu tư hay gặp khi giao dịch:
Tham lam – có một câu danh ngôn từ xưa mà bạn có thể đã từng nghe qua, nó đại loại thế này: “Những con bò đem lại tiền, những con gấu đem lại tiền, còn những con heo thì bị giết” (Bull: con bò, cũng để chỉ xu hướng tăng trên thị trường; Bear: con gấu, cũng để chỉ xu hướng giảm trên thị trường – NV). Cơ bản câu nói này có nghĩa là nếu bạn là một “con heo” tham lam trên thị trường, bạn nhất định sẽ mất tiền. Nhà đầu tư trở nên tham lam khi họ không có lợi nhuận vì họ nghĩ giao dịch luôn luôn đi theo hướng có lợi cho họ. Một việc khác mà các nhà đầu tư tham lam hay làm đó là tăng tiền vào vị thế đơn giản chỉ vì thị trường đang có lợi cho họ, bạn có thể tăng tiền cho các giao dịch nếu như lý do đó dựa trên một biến động giá hợp lý, nhưng nếu làm vậy chỉ vì thị trường di chuyển có lợi cho bạn một chút thì thường hành động đó xuất phát bởi lòng tham. Rõ ràng, mạo hiểm quá nhiều vào một giao dịch ngay từ khi bắt đầu cũng là quá tham lam. Vấn đề ở đây là bạn cần phải rất cẩn trọng với lòng tham của mình, vì nó có thể len lỏi vào bạn và phá hủy tài khoản một cách nhanh chóng.
Sợ hãi – nhà đầu tư trở nên sợ hãi khi bước vào thị trường khi họ là những người mới và chưa thuần thục các chiến lược kinh doanh hiệu quả như chiến lược kinh doanh theo biến động giá (trong trường hợp này thì không nên giao dịch bằng tiền thật). Nỗi sợ hãi có thể tăng lên trong tâm lý nhà đầu tư sau khi anh ta gặp phải một chuỗi các giao dịch thua hoặc chịu một khoản lỗ lớn hơn những gì có thể chịu đựng. Để chinh phục được nỗi sợ hãi thị trường, bạn chủ yếu phải chắc chắn rằng bạn không bao giờ dám mạo hiểm với số tiền nhiều hơn số tiền bạn cảm thấy THOẢI MÁI khi mất nó. Nếu bạn hoàn toàn cảm thấy THOẢI MÁI khi mất số tiền bạn dám mạo hiểm, thì chả còn gì để sợ. Nỗi sợ hãi có thể là một thứ cảm xúc làm giới hạn nhà đầu tư vì nó có thể khiến họ lỡ mất những cơ hội giao dịch tốt.
Trả thù – nhà đầu tư trải qua tâm trạng muốn “trả thù” thị trường khi họ chịu những khoản lỗ trong những giao dịch mà họ đã từng rất “chắc chắn”. Điều quan trọng ở đây là không có gì “chắc chắn” trong giao dịch…không bao giờ. Ngoài ra, nếu bạn đã mạo hiểm rất nhiều tiền trong một giao dịch, và cuối cùng mất nó, có một khả năng rất ca là bạn muốn quay trở lại thị trường để gỡ lại số tiền đó…và thường sẽ dẫn đến một khoản lỗ khác (đôi khi còn lớn hơn) bởi vì bạn đang một lần nữa giao dịch bằng cảm xúc.
Nhởn nhơ – mặc dù cảm thấy nhởn nhơ đôi khi cũng tốt, nhưng thực tế cảm giác này sẽ phá hoại tài khoản nếu một nhà đầu tư thắng một khoản lớn hoặc có một dây thắng dài. Nhà đầu tư có thể trở nên quá tự tin sau khi thắng một vài giao dịch trên thị trường, vì lý do này hầu hết các nhà đầu tư đã phải chịu một giai đoạn lỗ lớn ngay sau khi đạt được một số thắng lợi trên thị trường. Cảm giác cực kỳ cám dỗ muốn nhảy vào thị trường ngay sau một loạt các giao dịch “hoàn hản” hoặc ngay sau khi bạn đạt được 5 thắng lợi liên tiếp… có một ranh giới giữa việc giữ được đôi chân mình trên mặt đất và suy nghĩ rằng mọi thứ bạn làm trên thị trường đều biến thành vàng.
Nhiều nhà đầu tư rơi vào tình trạng suy sụp cảm xúc khi giao dịch và mất tiền ngay sau khi họ đạt được một dây thắng lợi. Lý do chuyện này xảy ra là vì họ cảm thấy tự tin và nhởn nhơ và rồi quên mất mối nguy thực sự của thị trường rằng BẤT KỲ GIAO DỊCH NÀO CŨNG CÓ THỂ THUA. Vấn đề quan trọng cần nhớ ở đây là kinh doanh ngoại hối là một trò chơi lâu dài của các xác suất. Nếu bạn có một giới hạn giao dịch có xác suất thắng cao, bạn cuối cùng sẽ có lợi nhuận trong dài hạn nếu như bạn theo đuổi giới hạn giao dịch của mình với kỷ luật cao. Tuy nhiên, ngay cả khi giới hạn của bạn có 70% chiến thắng, bạn vẫn có thể gặp phải 30 giao dịch thua trong 100 giao dịch liên tục…cho nên hãy nhớ thật kỹ sự thật này và luôn nhớ rằng bạn không bao giờ biết GIAO DỊCH NÀO có thể thua và GIAO DỊCH NÀO có thể thắng.
•    Làm thế nài để có được và duy trì một tư duy kinh doanh hiệu quả
Có được và duy trì một tư duy kinh doanh ngoại hối có hiệu quả là kết quả của rất nhiều những hành động đúng, và nó thường đến từ những nỗ lực không ngừng của các nhà đầu tư. Không nhất thiết phải đạt được một cách khó khăn, nhưng nếu bạn muốn phát triển một tư duy kinh doanh hiệu quả, bản phải chấp nhận những sự thật về kinh doanh và sau đó giao dịch trên thị trường với các thực tế này…
Bạn cần phải biết chiến lược kinh doanh của bạn là gì và bạn cần phải làm chủ nó. Bạn cần phải trở thành một “xạ thủ” trên thị trường thay vì trở thành một “anh lính bắn súng máy”, điều này liên quan đến việc thông thạo chiến lược kinh doanh của bạn từ trong ra ngoài và có những trả lời hoàn toàn là KHÔNG về những câu hỏi thị trường cần trông như thế nào trước khi mạo hiểm những đồng-tiền-khó-kiếm-được của mình.
Bạn cần phải quản lý rủi ro một cách đúng đắn. Nếu bạn không quản lý rủi ro trên MỌI giao dịch bạn thực hiện, bạn sẽ mở cửa cho cảm xúc lấn át lý trí, và tôi có thể hứa với bạn rằng một khi bạn trượt dài vào con dốc cảm xúc khi giao dịch ngoại hối, sẽ RẤT khó để có thể dừng bạn lại, hay thậm chí nhận ra rằng bạn đang kinh doanh theo cảm xúc ngay từ đầu. Bạn có thể loại bỏ phần lớn khả năng trở thành một nhà kinh doanh có cảm xúc thái quá chỉ bằng cách mạo hiểm một số tiền mà bạn 100% THOẢI MÁI khi mất nó cho một giao dịch. Bạn nên KÌ VỌNG SẼ THUA trong bất kỳ một giao dịch nào bạn thực hiện, như vậy bạn sẽ luôn luôn nhận thức được khả năng nó xảy ra trong thực tế.
Bạn cần phải giao dịch không quá tay. Các nhà đầu tư thường hay giao dịch quá nhiều. Bạn phải biết rõ 100% chiến lược của mình và sau đó CHỈ giao dịch khi nó xuất hiện. Một khi đã bắt đầu giao dịch chỉ vì bạn “cảm thấy thích” hay vì bạn “đại khái là” nhìn thấy được chiến lược giao dịch của mình…tức là bạn đã khởi động một chiếc tàu lượn siêu tốc của cảm xúc và sẽ rất khó để dừng lại. Đừng bắt đầu giao dịch quá tay và bạn sẽ không trở thành một nhà đầu tư theo cảm xúc đâu.
Bạn cần phải trở thành một nhà đầu tư có tổ chức. Nếu có cái gì đó là “chất keo” dán tất cả những luận điểm tôi đã nêu trong phần này với nhau, thì nó chính là việc trở thành một nhà đầu tư có tổ chức. Có tổ chức, ý tôi là có một kế hoạch kinh doanh và nhật ký giao dịch và thực sự sử dụng cả hai một cách nhất quán. Bạn cần phải suy nghĩ rằng kinh doanh ngoại hối giống như là một ngành nghề hơn là một chuyến đi đến sòng bạc. Hãy bình tĩnh và tính toán trong mọi tương các với thị trường và bạn nên thoải mái để  con quỷ dữ cảm xúc nằm ngoài tâm trí.
Phochungkhoan.vn

No comments:

Post a Comment