August 11, 2013

[2]-Những điều bạn cần biết để có thể hiểu về tin tức tài chính P2

Theo Vfress.vn

[2]-Những điều bạn cần biết để có thể hiểu về tin tức tài chính P2 
214-nhung-dieu-ban-can-biet-de-co-the-hieu-ve-tin-tuc-tai-chinh-1

Phái sinh 301
John Meriwether sinh năm 1947 tại Chicago. Thời niên thiếu ông từng nhận được học bổng dành cho các cậu bé vác gậy golf và ông dùng học bổng này để theo học tại đại học Northwestern. Sau khi tốt nghiệp, ông giảng dạy tại đại học được một năm rồi tiếp tục theo học kinh doanh tại đại học Chicago.

Một người bạn cùng lớp của ông là Jon Corzine. Năm 1973, Meriwether vào làm cho Solomon ở New York, trước khi xảy ra cuộc cách mạng về kỹ thuật tài chính. Sau khi cuộc cách mạng xảy ra, Meriwether xây dựng một nhóm chuyên về đầu cơ chênh lệch giá tại Solomon. Cách làm việc của ông không thay đổi. Ông tìm những người thông minh nhất, thậm chí là những người thông minh hơn ông, không quan trọng việc họ luộm thuộm ra sao. Ông ta làm cho tôi có cảm giác ông ta muốn chứng tỏ nhóm của mình gồm những người thông minh nhất hơn cả việc ông ta muốn kiếm tiền.

218-nhung-dieu-ban-can-biet-de-co-the-hieu-ve-tin-tuc-tai-chinh-p2-1

Vào năm 1994 Meriwether thành lập một quỹ phòng hộ tên Long Term Capital Management – LTCM - ở Greenwich, Connecticut. Ông thuê Merton và Scholes về làm việc cho mình. Họ đã trở nên mạnh hơn bao giờ hết. Họ khai thác từng triệt để các mô hình máy tính.Có lúc kết quả nhận được thật tuyệt vời, ghi nhận lợi nhuận 40% cho các nhà đầu tư. Quỹ đã có thể quản lý một nghìn tỷ đô-la, vượt hơn tất cả các ngân hàng đầu tư lớn. Nhưng 4 năm sau đó, bong bóng nổ tung và trong vòng chưa đầy 4 tháng năm 1998, họ mất gần 5 tỷ đô-la. Tệ hơn nữa là đó không phải tiền của họ, họ đã sử dụng đòn bẩy. Khi các định chế tài chính cho LTCM vay tiền nhận ra con tàu LTCM đã đâm vào tảng băng trôi, họ muốn lấy lại tiền của mình. Lúc này LTCM không còn tiền để trả các khoản vay nữa. Thực tế, Meriwether đã cố gắng mượn thêm tiền với niềm tin rằng nếu có thêm thời gian, con tàu của họ có thể phục hồi. Kết quả thế nào?

Ba thảm họa tôi đề cập có một điểm chung. Một công cụ tài chính nào đó được tạo ra có thể sẽ không thất bại khi thị trường còn hoạt động một cách duy lý, các “đuôi” của đường cong hình chuông không xảy ra. Là một nhà vật lý học, tôi xem những thứ này theo góc nhìn tương tự như sự cân bằng nhiệt. Nếu bạn có một luồng khí trong một nhiệt độ nhất định, bạn có thể dự đoán được mức năng lượng trung bình nó có. Nhưng sẽ luôn có những dao động – sự biến động so với mức trung bình. Trong hầu hết trường hợp, các dao động này bị triệt tiêu. Trong trường hợp nó không bị triệt tiêu chúng ta sẽ có một luồng hơi nóng ít nhất là trong một lúc. Trong trường hợp LTCM, có một công cụ được biết đến với tên gọi “giao dịch hội tụ”. Tôi sẽ giải thích các yếu tố ảnh hưởng đến những sự sụp đổ khác.

Đầu tiên là giao dịch hội tụ. Ví dụ: bạn có 2 trái phiếu kho bạc, một cái sẽ đáo hạn trong 30 năm, cái kia sẽ đáo hạn trong 29 năm. Giả sử trái phiếu thứ hai được giao dịch với giá thấp hơn trái phiếu thứ nhất. Thật hợp lý khi cho rằng đây là một dao động tạm thởi và khoảng chênh lệch này sẽ tiến đến 0 khi các trái phiếu tiến đến ngày đáo hạn. Ta sẽ thu được lợi nhuận như sau: bán khống trái phiếu mắc (tức là ta sẽ mượn trái phiếu từ ngân hàng và bán chúng ngay lập tức). Nếu đúng như ta dự đoán ở trên, giá của trái phiếu này sẽ giảm khi 2 trái phiếu hội tụ lại và ta sẽ có thể mua trả trái phiếu ở mức giá thấp hơn. Nhưng giả sử giá trái phiếu lại tăng lên và chi phí ta cần để mua trả trái phiếu tăng lên thì sao? Nếu đây là một dao động ngắn, ta chỉ việc ngồi đợi đến khi mọi thứ trở lại quỹ đạo của nó. Nhưng nếu không thì sao, nếu khoảng cách giá cứ ngày càng lớn hơn thì sao? Xem như chúng ta “tiêu đời”. LTCM cũng vậy.

Dấu hiệu đầu tiên của thảm họa xuất hiện ở Thái Lan vào mùa hè năm 1997 với sự sụp đổ của đồng tiền khiến cho nhân dân các nước khu vực Thái Bình Dương phải tìm các nơi đầu tư khác, như trái phiếu kho bạc của chúng tôi, vốn có vẻ bảo đảm hơn. Mọi chuyện trở thành một cơn hoảng loạn khi Nga ngưng chi trả cho các khoản nợ của mình vào tháng 8 năm 1998. Mọi người đổ xô kiếm tìm sự an toàn cho mình. LTCM đã sử dụng chiến thuật giao dịch hội tụ của mình ở khắp nơi, họ thậm chí có văn phòng ở cả Nhật Bản. Các khoản chênh lệch cứ tiếp tục gia tăng và LTCM ngày càng trở nên tuyệt vọng. Họ lâm vào một tình cảnh rắc rối, LTCM đang kẹt trong một món nợ khoảng 120 tỷ đô-la, một vài chủ nợ của nó là các định chế tài chính uy tín và quan trọng nhất nước. Ở đây ta nên nhắc lại vai trò của Bear Stearns trong chuyện này. Bear Stearns là nhà môi giới lớn nhất của LTCM. Họ giữ một khoản dự trữ cho LTCM. Nếu khoản dự trữ này tuột xuống dưới 500 triệu đô-la, Bear Stearns sẽ không giao dịch cho LTCM nữa. Vào tháng 9, khi Bear Stearns nhận thấy tài sản của LTCM đang suy giảm, họ đòi một khoản 500 triệu bổ sung. Meriwether cố gắng mượn thêm tiền từ khắp nơi, kể cả từ người bạn học cũ là Jon Corzine ở Goldman Sachs, nhưng không được. Vấn đề là sổ sách của LTCM vẫn đóng kín, không ai từ bên ngoài có thể xem xét chi tiết sổ sách của nó.

Kết cuộc diễn ra vào chủ nhật 20/09 khi đại diện của Fed ở New York và các ngân hàng như Goldman Sachs và JP Morgan đến Greenwich để xem xét vấn đề LTCM một cách trực tiếp. Hóa ra các ngân hàng này không biết gì về các chiến thuật giao dịch ngoài sổ sách của LTCM dù họ là chủ nợ của nó với các khoản nợ hàng tỷ đô-la. Rõ ràng là LTCM đã trở nên quá lớn để sụp đổ vì nó sẽ kéo theo một loạt các định chế tài chính lớn và toàn thể cấu trúc tài chính có thể sụp đổ. LTCM bị bán tháo và một trong những người muốn mua nó không ai khác chính là Warren Buffet, người đã đưa ra những điều kiện rất cứng rắn như sa thải toàn bộ ban quản trị của LTCM. Meriwether từ chối và cuối cùng 13 ngân hàng phải mua LTCM rồi đóng cửa nó. Trước khi chuyển sang trường hợp 1987 và 2008, tôi sẽ đưa ra một số khái niệm quan trọng khác.

LIBOR
Vài năm trước, tôi có thưc hiện một vụ đầu tư nhỏ vào một quỹ được Merill Lynch tiến cử. Tôi được bảo rằng lợi nhuận sẽ được hiệu chỉnh theo LIBOR. Khi tôi hỏi đó là gì thì người ta bảo đó là từ viết tắt của cụm Lãi suất liên ngân hàng London. Tôi không hiểu tại sao mức lãi suất này lại ảnh hưởng như thế nhưng lúc đó tôi không có hứng thú tìm hiểu thêm. Tôi đã bán cổ phiếu của quỹ đó từ lâu và không nghĩ gì về nó nữa ngoài việc LIBOR xuất hiện trở lại trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế hiện tại. Điều này khiến tôi muốn tìm hiểu về nó hơn.

Khá ngạc nhiên là LIBOR chỉ mới được xây dựng gần đây thôi. Nó được hình thành một cách không chính thức từ năm 1984 nhưng đến 1/1/1986 nó mới trở nên chính thức. Đó là giải pháp cho việc có nhiều loại công cụ tài chính mới xuất hiện trong nhiều chính sách lãi suất khác nhau. Nó được xét đến như một sự đồng bộ hóa. Về cơ bản, vào lúc 11h sáng, có 16 ngân hàng London sẽ cung cấp cho văn phòng trung ương mức lãi suất mà họ có thể cho các ngân hàng khác vay, với thế chấp là tài sản của họ. Cách xác định mức lãi suất này là một lãnh vực khoa học-nghệ thuật vì trước khi xác định mức lãi suất, các ngân hàng không thực hiện giao dịch.

Với những người hay nghi ngờ, câu hỏi đầu tiên là nếu những lãi suất này được dùng để thiết lập tất cả các mức lãi suất khác trên toàn thế giới, liệu có ngân hàng nào trong 16 ngân hàng London đặt một chút “bản sắc Anh quốc” vào mức lãi suất của mình không. Câu trả lời là văn phòng nhận các mức lãi suất ở Docklands, London sẽ tìm những dấu hiệu bất thường. Hơn nữa, khi tính giá trị trung bình của các lãi suất nhận được để đưa ra LIBOR trong ngày, mức lãi suất cao nhất và thấp nhất sẽ bị loại ra. Tại sao LIBOR lại trở nên có ảnh hưởng như vậy? Đó là do mối liên hệ của nó với mức lãi suất các quỹ liên bang. Đây là mức lãi suất được thiết lập hàng tháng bởi Ủy Ban Dự Trữ Liên Bang Thị trường Mở. Nó xác định mức lãi suất mà các ngân hàng Mỹ trong hệ thống cho vay lẫn nhau và mức lãi suất mà Cục Dự Trữ Liên Bang cho các ngân hàng thành viên vay. Mục tiêu của nó trở nên rõ ràng. Nếu lãi suất được nâng lên, thị trường sẽ được làm dịu đi và ngược lại. LIBOR giống như là một phép thử vậy. Trong điều kiện bình thường, lãi suất các quỹ liên bang và LIBOR bám vào nhau, trong đó, lãi suất quỹ sẽ thấp hơn LIBOR khoảng 1%. Nhưng gần đây, mọi chuyện khác hẳn. Lãi suất quỹ là 1.5% trong khi LIBOR đã lớn hơn 4%. Nó phản ảnh việc các ngân hàng Anh cố gắng hạn chế việc cho vay lẫn nhau. Đó là dấu hiệu cho thấy đang có vấn đề xảy ra.

Hợp đồng chuyển đổi rủi ro tín dụng (CDS)

218-nhung-dieu-ban-can-biet-de-co-the-hieu-ve-tin-tuc-tai-chinh-p2-2

CDS là một dạng bảo hiểm nhưng không chỉ có vậy. Nó được gọi là hợp đồng chuyển đổi chứ không phải là một chính sách bảo hiểm vì cái cách mà nó được quản lý không giống với bảo hiểm. Để hiểu được mức độ rộng lớn của loại hợp đồng này, bạn nên biết giá trị của các khoản lỗ được bảo hiểm trên toàn thế giới là khoảng 55 nghìn tỷ đô-la! Nó bằng với GDP của cả thế giới! Nhưng nó không thể hiện sự gia tăng năng suất. Nó đơn giản chỉ là các công cụ tài chính cho việc tạo ra/làm mất một lượng tiền khổng lồ trong thời gian ngắn. Người mua CDS sẽ trả người bán một khoản tiền để bảo hiểm cho rủi ro vỡ nợ của một khoản thế chấp hay một phần của một gói các khoản thế chấp. Nhưng bản thân các CDS cũng có thể được giao dịch. Vì toàn bộ thị trường không được quy định chặt chẽ nên chúng ta sẽ không biết được những người khác có gì trong tay cho đến khi xảy ra một vụ vỡ nợ và một người phải đền bù cho nó. Và vì cùng lý do trên, nên không có một khoản tiền xác định mà người bán CDS phải nắm giữ để thanh toán các phí tổn khi sự vỡ nợ xảy ra. Những sự kiện xảy ra trong thị trường thế chấp có thể khiến cho các đối tác phải phá sản. Đó là điều lẽ ra đã xảy ra với AIG, vốn nắm giữ 440 tỷ đô-la các hợp đồng chuyển đổi mà họ sẽ phải chịu trách nhiệm. Khi được chính phủ cứu trợ, những nhà điều hành của công ty ăn mừng bằng các tổ chức một chuyến săn gà gô cực kỷ tốn kém ở Anh quốc. Hãy để họ thưởng thức gà gô của mình.

Hạch toán theo giá trị thị trường
“Hạch toán theo giá trị thị trường” lá một giao thức kế toán áp dụng các phương pháp kế toán vốn được dùng cho cổ phiếu lên các công cụ tài chính khác. Nếu bạn có một cổ phiếu, khi thị trường đóng cửa, giá cổ phiếu sẽ được niêm yết, đó là sự bám theo giá trị thị trường. Nếu ai đó muốn biết giá trị tài sản thuần của bạn, bạn sẽ cộng thêm giá trị cổ phiếu được niêm yết trên vào, chứ không phải một mức giá tương lai nào đó. Nhưng nếu giá trị cổ phiếu mơ hồ và không xác định được thì sao? Lúc đó, nếu bạn là một kế toán thông minh và không quá chú trọng các tiêu chuẩn đạo đức, bạn có thể bám theo giá thị trường với mức thu nhập kỳ vọng trong tương lai, như vậy bạn có thể thổi phồng giá trị hiện tại của doanh nghiệp mình. Đó là điều mà Enron đã làm.

Cuộc khủng hoảng năm 1987
Cuộc sụp đổ của thị trường cổ phiếu năm 1987, cùng với Ngày Thứ Sáu Đen Tối 19/10 khi chỉ số Dow mất 22.6% giá trị, là một mô hình hoàn hảo cho thấy những vần đề có thể xảy ra khi những người thông minh nhất không suy xét mọi chuyện thông suốt. Trong trường hợp này, một nguyên nhân gần đúng nhất là “bảo hiểm danh mục đầu tư. Hãy quay về mô hình đồ chơi để có thể hình dung được khái niệm trên. Gải sử tôi có một cổ phần cùa Horse Feather có giá 100$ tại thời điểm hiện tại với mức chi trả cổ tức cao. Tôi cần một mô hình để có thể giữ cổ phần đó một thời gian mà không bị lỗ. Tôi có thể làm như sau: bán khống một cổ phiếu trong khi vẫn giữ cổ phiếu của mình, sau thời gian muốn giữ cổ phiếu, có hai trường hợp: giá cổ phiếu tăng lên 120$ hoặc giảm xuống 80$. Trong trường hợp thứ nhất, tôi sẽ trả lại khoản bán khống ban đầu bang cổ phiếu của mình. Trong trường hợp thứ hai, tôi lấy 80$ để mua cổ phiếu trả lại, tôi còn 20$ và một cổ phiếu. Cả 2 trường hợp tôi đều không mất gì cả, việc bảo hiểm đã hoạt động rất tuyệt. Vậy vấn đề là ở đâu?

Vấn đề của mô hình chính là ở giả định: việc bán khống không ảnh hưởng đến thị trường. Nhưng khi quá nhiều người dùng phương pháp này thì nếu thị trường đi xuống, họ sẽ bán cổ phiếu ra, việc này khiến thị trường càng xuống sâu hơn – một ví dụ điển hình cho việc phản hồi tiêu cực. Việc này có thể sẽ không xảy ra nếu những thiên tài tài chính suy nghĩ thông suốt hơn.

Cuộc khủng hoảng năm 2008
Chúng ta vẫn chịu ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng này nên không thể đưa ra kết cục của nó. Cuộc khủng hoảng này bắt đầu với việc bong bóng nhà đất nổ tung. Giả sử không phải bong bóng nhà đất mà là bong bóng hoa tulip, khi đó, nếu quy luật cung cầu vẫn đúng, khi số hoa tulip giảm, giả sử mọi người vẫn thích hoa tulip, giá sẽ tăng. Nhưng với nhà thì khác, khi giá nhà giảm, mọi người gặp vần đề với các khoản thế chấp của họ. Do đó sẽ nhiều nhà bị tịch thu và số lượng nhà bán sẽ tăng lên làm giảm giá nhà xuống thấp hơn – phản hồi tiêu cực lại xảy ra. Khi viết những dòng này, tôi không biết khi nào mọi chuyện sẽ kết thúc.


Nguồn: QuantNet, dịch bởi VnQuants
Tác giả: Jeremy Bernstern

No comments:

Post a Comment