August 27, 2013

CHẾT HAY CHỜ PHÉP LẠ ?

CHẾT HAY CHỜ PHÉP LẠ

BLOG CỦA ALAN PHAN 27/8/2013
Tôi đã nói nhiều về bong bóng BDS hơn 4 năm về trước. Mặc cho bao dự đoán, bong bóng vẫn chưa nổ và chẳng ai chịu chết cả (ngoại trừ một vài chủ dự án lớn vào tù hay bỏ chạy ra nước ngoài). Không ai chịu nuốt con cóc để còn đi làm chuyện khác. Người ta vẫn ngồi chờ xem màn kịch tới, xem các gói cứu trợ tới có hữu hiệu gì hơn gói 30 ngàn tỷ? Các báo chí, TV vẫn thích phỏng vấn tôi về chuyện dài BDS và xin nói thật là tôi vừa trả lời vừa ngáp dài.
Đối với tôi chuyện BDS đã là chuyện “quá khứ”. Bong bong có nổ hay không cũng không còn gì quan trọng. Người tiêu dùng sẽ bỏ tiền ra khi giá BDS hợp lý theo thu nhập và khả thi theo cách tính toán về đầu tư. Mọi thủ thuật để chạy trốn và bóp méo thực tại sẽ không có ảnh hưởng lâu dài. Thị trường, không phải các quyết nghị, là câu trả lời sau cùng.
Anh Nguyễn Văn Đực của công ty Đất Lành có bất đồng ý kiến với tôi là không thể “để cho BDS chết hết” vì nó sẽ tạo nhiều hệ luỵ xã hội và kinh tế. Xin cho phép nói rõ hơn:
Chưa có một tiền lệ lịch sử nào cho thấy khi bong bóng vỡ và thị trường bắt đáy, mọi công ty hay nhà đầu tư BDS đều lăn ra chết chùm. Trong một thị trường tự do (có nghĩa là giá cả nếu phải rơi tự do, sẽ không ai “cứu trợ” hay “can thiệp”), luôn luôn có những công ty và NDT không dùng đòn bẫy và mạnh khoẻ về tài chánh. Theo báo cáo từ Bộ Xây Dựng và các chuyên gia Tây Ba Lô, chỉ có khoảng 30% doanh nghiệp BDS đang gặp khó khăn. Dù không ai tin các số liệu này, nhưng cho thấy sẽ có ít nhất 50% doanh nghiệp vượt hiểm dễ dàng ngay khi bong bóng vỡ.
Viễn ảnh tận thế của anh Đực chắc chắn sẽ không xẩy ra dưới bất cứ hình thái nào.
Tôi lập lại quan điểm của mình: phép lạ rất hiếm khi xẩy ra và mọi người đã quá mệt mỏi với những trò dậm chân tại chỗ và những điệp khúc ê a lê thê như bài kinh quá dài. Một cuốn phim kinh dị đã trở thành một hài kịch vô duyên. Hãy chiếu THE END để mọi người được về và sắp xếp công việc ngày mai.
Alan Phan
TS.Alan Phan: Nguy hiểm khi BĐS vẫn cố kéo dài sự sống
(Báo Đất Việt 26/8/2013) – “Bất động sản Việt Nam vẫn đang cố kéo dài sự sống, vẫn đang lằng nhằng đợi chết. Đây là một điều nguy hiểm, vì nếu nó có chữ “the end” rồi thì mọi người biết mà đi về, kiếm phim khác coi. Còn nếu nó vẫn chưa đâu ra đâu, chưa chết, vai chính vẫn nằm ừ ừ, còn kéo dài lâu như thế này theo tôi là một tín hiệu xấu, rất nguy hiểm.” – Chuyên gia kinh tế, TS. Alan Phan cho biết.
Bất thường khi Hoàng Anh Gia Lai vừa chạy vừa “la làng”

PV: - Mới đây, ông Đoàn Nguyên Đức – Chủ tịch Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) đã chính thức tuyên bố sẽ rút ra khỏi thị trường bất động sản (BĐS) Việt Nam để đầu tư ra nước ngoài. Ông có đánh giá gì về động thái này của HAGL?

TS. Alan Phan: - Vấn đề này tôi không có nhận xét gì cả. Vì người làm ăn thì chỗ nào lỗ họ chạy thôi.

Vấn đề chính, khi kinh doanh thì phải có một sự bén nhạy để “gõ” thị trường. HAGL bỏ chạy khỏi thị trường BĐS Việt Nam để đầu tư sang Miến Điện, đó cũng là điều bình thường trong vấn đề kinh doanh.

Tuy nhiên, điều đáng nói ở đây là trước kia HAGL đã kêu gào FDI vào Việt Nam để đầu tư mà hiện nay các doanh nghiệp lớn của Việt Nam như HAGL lại “xách tiền” sang Myanmar, Campuchia thì sẽ nảy sinh một câu hỏi: trong khi các doanh nghiệp trong nước chạy hết rồi thì tại sao FDI lại phải đem tiền chạy vào? Đây cũng là một vấn đề và có nhiều uẩn khúc ở trong.

Nhất là một doanh nghiệp đã từng làm BĐS cả mấy chục năm nay và có thể nói là đã phất lên nhờ BĐS thì bây giờ có ai dám nhảy vào không? Khi mà HAGL đã có đầy đủ mối quan hệ, kinh nghiệm, tất cả mọi thứ, ngay cả tiền họ cũng kiếm được rất nhiều tiền cash.

Vấn đề kinh doanh thì tuỳ mỗi doanh nghiệp, không có gì để nói. Nhưng khi một doanh nghiệp BĐS lớn nhất, danh tiếng nhất ở Việt Nam mà bỏ chạy thì đã đặt ra nhiều câu hỏi cho các nhà đầu tư nước ngoài cũng như các nhà đầu tư trong nước. Nếu như họ không có những lợi thế như HAGL thì làm sao họ có thể chống cự với tình hình sắp tới?

Đây chính là những dấu hiệu cho một chu kỳ mới.

PV: - Ông Nguyễn Văn Đực, Phó Giám đốc Công ty Địa ốc Đất Lành đã nhận định: HAGL hay nhiều doanh nghiệp BĐS khác muốn tháo chạy cũng không phải dễ. Bởi họ sẽ bán cho ai? Ai là người mua? Và sẽ mua với giá nào? Xin ông cho biết ý kiến của ông về nhận định này.

TS. Alan Phan: - Tôi không biết HAGL còn bao nhiêu dự án tại Việt Nam và thanh khoản của HAGL tại những dự án này như thế nào. Nhưng có một điều tôi thấy hơi lạ, là thường thường khi một doanh nghiệp tháo chạy như vậy sẽ im lặng để thị trường không xáo động, để người ta lặng lẽ mà chuồn.

Còn bây giờ, trong một cái rạp hát, ông muốn chuồn mà ông lại la làng lên rồi ông chạy thì có thể gây ra một sự hoang mang lớn cho thị trường và cho đám đông ở xung quanh. Đây chỉ là một nhận xét của tôi thôi, chứ như tôi đã nói, tôi không có những thông tin chi tiết về HAGL để mà bàn sâu về vấn đề này.

BĐS lằng nhằng đợi chết là vô cùng nguy hiểm
PV: - Có ý kiến cho rằng, gói hỗ trợ 30.000 tỷ đã thất bại và thị trường BĐS Việt Nam đang đổ vỡ. Theo đánh giá của ông, liệu thời điểm hiện nay đã có thể khẳng định: BĐS Việt Nam hoàn toàn đổ vỡ chưa?

TS. Alan Phan: ”Hoàn toàn” là một cụm từ chỉ mang tính tương đối, không thể nào giống một cuốn phim mà kết thúc có chữ “the end” được.

Nó là một kết cuộc có thể kéo dài, nó vẫn lằng nhằng đợi chết. Đây là một điều nguy hiểm, vì nếu nó có chữ “the end” rồi thì mọi người biết mà đi về, kiếm phim khác coi.

Còn nếu nó vẫn chưa đâu ra đâu, chưa chết, vai chính vẫn nằm ừ ừ, còn kéo dài lâu như thế này theo tôi là một tín hiệu xấu, rất nguy hiểm.

PV: - Theo đánh giá của ông, sự “lằng nhằng” đợi chết này sẽ kéo dài thêm bao nhiêu lâu?

TS. Alan Phan: Thời gian bao lâu thì còn tuỳ thuộc rất nhiều vào chính sách. Đến lúc này thì hình như chính sách vẫn chưa muốn cho BĐS chết.

Ông đạo diễn mà vẫn cứ nói rằng: ok, mày cứ nằm thế đi, mày cứ rên đi, khoan hãy chết… thì BĐS vẫn chưa thể chết được.

Nên tôi thực tình không biết trong ý đồ của ông đạo diễn là có muốn cho chết hay không. Và đó là yếu tố chính để xác định thời gian BĐS chết.

PV: - Với tình hình như hiện này, theo ông, người dân có nên bỏ tiền mua nhà vào lúc này không?

TS. Alan Phan: - Trong bất cứ một biến động nào, nếu người dân thấy đây là một cái giá có thể trả được và là một cái giá tốt thì cứ việc bỏ tiền mua, nếu dư tiền.

Nhưng nếu phải đi vay tiền thì dù là cái nhà tốt đến đâu cũng phải đợi. Vì thời điểm này là lúc không nên vay tiền mua nhà hay cố gắng gồng lên. Tôi vẫn nghĩ là BĐS Việt Nam vẫn chưa tới đáy.

Xin chân thành cảm ơn ông!

Duyên Duyên


Ông Nguyễn Văn Đực: Gói 30.000 tỷ cứu BĐS đã thất bại

(Báo Dất Việt 24/8/2013) – “Gói 30.000 tỷ đã thất bại. Điều này tôi đã thấy và cho đến nay thị trường BĐS vẫn chưa có biến động gì. Doanh nghiệp không hưởng lợi, người dân không hưởng lợi, thị trường tiếp tục đóng băng và đóng băng thì doanh nghiệp chết. Giống như căn bệnh đã thối mà chờ các loại thuốc, còn thuốc thì không đủ mạnh, không đúng lúc, uống vào lúc đã trễ. Riêng thuốc về TP.HCM còn phải đợi xem xét, phê duyệt nên bệnh nhân chết là chắc chắn” – Ông Nguyễn Văn Đực, Phó Giám đốc Công ty Địa ốc Đất Lành cho biết.
30.000 tỷ đã thất bại

PV: - Kể từ khi thị trường bất động sản (BĐS) đóng băng cho đến nay, Chính phủ và Bộ Xây dựng đã đưa ra nhiều biện pháp để tháo gỡ, điển hình là Nghị quyết 02 và gói 30.000 tỷ ra đời. Theo đánh giá của ông, với những nỗ lực đó thì thị trường BĐS Việt Nam hiện nay đã có những chuyển biến tích cực chưa? Và nếu có thì như thế nào?

Ông Nguyễn Văn Đực: - BĐS hiện nay không hề có chuyển biến tích cực mà đang chìm dần. Có 2 bằng chứng chứng minh cho điều này. Thứ nhất là Công ty Quốc Cường Gia Lai đã phải thế chấp tài sản của bà Loan (Chủ tịch Hội đồng quản trị) và con gái cho ngân hàng để tiếp tục sự nghiệp BĐS. Điều này chứng tỏ là Quốc Cường Gia Lai đã hết tiền mặt và không còn cách nào để có tiền ngoài việc dùng tài sản cá nhân để thế chấp. Thứ hai là Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) tuyên bố rút ra khỏi BĐS Việt Nam.

Hai đại gia BĐS hàng đầu của TP.HCM đã có tín hiệu một là rút quân, hai là tử thủ, tìm dòng tiền để bỏ vào. Điều này chứng tỏ, thị trường đã quá khắc nghiệt.

Rõ ràng đây là những dấu hiệu xấu dần và không có một tín hiệu nào tốt hết. Gói 30.000 tỷ đã thất bại.

PV: - Nếu chỉ dựa vào việc Quốc Cường Gia Lai thế chấp tài sản để vay vốn và HAGL tuyên bố rút khỏi BĐS Việt Nam để khẳng định gói 30.000 tỷ và Nghị quyết 02 thất bại liệu có hợp lý không, thưa ông?

Ông Nguyễn Văn Đực: Sở dĩ tôi nói vậy là vì cho đến nay đã gần 3 tháng triển khai gói 30.000 tỷ, và gần 8 tháng kể từ ngày Nghị quyết 02 ra đời, nhưng số lượng giải ngân cho người dân cũng chỉ vài chục tỷ. Và gói kích cầu này đã có nguy cơ cạn kiệt. Bởi vì những sản phẩm có thể được thì người dân đã mua và đã vay rồi, cho nên phần này đã gần như hết.

Nên phải nhìn nhận là những sản phẩm phù hợp đã không còn nữa, mà sản phẩm mới ra thì lại không có. Ví dụ như NOXH bắt đầu khởi công xây dựng thì chưa có thủ tục pháp lý. Một là đang xin phép, hai là như Hà Nội, làm buổi lễ tổ chức hoành tráng, nhưng tổ chức để lấy ngày, lấy tháng thôi chứ bản vẽ thiết kế chưa được duyệt, quy hoạch chưa được duyệt, bản vẽ thi công chưa được duyệt, kể cả giấy phép xây dựng làm lại cũng chưa được duyệt. Nội việc chờ đợi các thủ tục được duyệt ít nhất cũng mất 3 – 6 tháng. Nhưng sau đó cũng chưa được bán ngay, bởi vì phải làm xong móng mới được bán thì cũng mất thêm 3 – 6 tháng nữa. Vậy là phải mất thêm 1 năm nữa mới có sản phẩm mới.

Còn về việc chuyển đổi những căn hộ đã xây dở dang thành căn hộ nhỏ, là những sản phẩm có thể có ngay, nhưng Hà Nội thì ủng hộ, còn TP.HCM lại kiên quyết chống lại chuyện này. Do đó, sản phẩm phù hợp cho người dân hoàn toàn phẳng lặng, hoặc nếu có thì cũng phải rất lâu, ít nhất là 6 tháng đến 1 năm nữa.

Rõ ràng là Nghị quyết 02 đã thất bại. Điều này tôi đã thấy và cho đến nay thị trường BĐS vẫn chưa có biến động gì. Doanh nghiệp không hưởng lợi, người dân không hưởng lợi, thị trường tiếp tục đóng băng và đóng băng thì doanh nghiệp chết. Giống như căn bệnh đã thối mà chờ các loại thuốc, còn thuốc thì không đủ mạnh, không đúng lúc, uống vào lúc đã trễ. Riêng thuốc về TP.HCM còn phải đợi xem xét, phê duyệt nên bệnh nhân chết là chắc chắn.

Ví dụ như TP.HCM có 14 dự án xin chuyển đổi căn hộ nhỏ, nhưng TP.HCM cố tình không giải quyết bất cứ dự án nào. Như vậy, về một mặt nào đó, TP.HCM không trung thành, không tuân thủ Nghị quyết 02.

Nghị quyết 02 là liều thuốc cuối cùng của BĐS, trong đó, tôi tin rằng việc chuyển đổi căn hộ mới là liệu pháp hữu hiệu nhất, chứ không phải gói 30.000 tỷ. Nhưng bây giờ 30.000 tỷ mới giải ngân được hơn 30 tỷ, còn chuyển đổi căn hộ lại bằng 0, đương nhiên chết là đúng rồi.

Theo tôi, đổ vỡ này không phải là đổ vỡ domino, có nghĩa là đổ vỡ dây chuyền, theo thứ tự trước sau, mà cái này là chết chùm. Ví dụ doanh nghiệp A chết có thể kéo theo doanh nghiệp E chết, F chết… tức là chết không theo thứ tự. Một doanh nghiệp chết kéo theo những doanh nghiệp liên đới tiếp theo. Chẳng hạn như đơn vị thi công chết theo, sàn bán sản phẩm chết theo, những doanh nghiệp liên kết, liên doanh cũng chết… Thành ra sự đổ vỡ của 1 dự án kéo theo nhiều doanh nghiệp liên can chết. Và vài doanh nghiệp liên can chết thì kéo thêm hàng chục doanh nghiệp khác chết, thành từng chùm, từng chùm, giống như bom bi nổ vậy.

PV: -Theo như đánh giá của ông, phải 6 tháng đến 1 năm nữa mới có nguồn cung NOXH cho người dân. Vậy liệu đến thời điểm đó, BĐS Việt Nam còn có hy vọng phục hồi và ấm dần lên không, thưa ông?

Ông Nguyễn Văn Đực: - Theo tôi thì không thể ấm lên được. BĐS Việt Nam đang kiệt sức dần. Và đến 6 tháng – 1 năm nữa thì nó sẽ kiệt quệ, đổ vỡ rất lớn, mà tôi lo sợ nhất là sẽ đổ vỡ chùm. Một thằng nổ thì hàng chục thằng chết, hàng chục thằng chết thì kéo theo hàng chục, hàng chục thằng nữa. Nó sẽ tính theo cấp số nhân, một viên đạn bi nổ thì năm ba người chết.

Thành ra, đánh giá của Bộ Xây dựng rất chủ quan và không chính xác. Còn đánh giá của UBND TP.HCM vẫn dửng dưng, không có một động thái gì. Còn 6 tháng đến 1 năm nữa thì sản phẩm chưa chắc đã có. Cái sản phẩm có rồi thì không cho cơ cấu lại, vừa nhanh, vừa không tốn kém. Đằng này lại đổ tiền vào làm những cái hoàn toàn mới. Cực kỳ vô lý, đi ngược lại Nghị quyết 02, và Nghị quyết 02 coi như đã thất bại.

PV: - Theo ông, với tình hình như hiện nay thì đã có thể khẳng định được BĐS  đổ vỡ chưa?

Ông Nguyễn Văn Đực: - Có thể nói tại thời điểm này, có những dấu hiệu vô cùng rõ nét của việc BĐS sụp đổ và Nghị quyết 02 thất bại.
Muốn bỏ chạy cũng không dễ!
PV: - Ông Đoàn Nguyên Đức – Chủ tịch Tập đoàn HAGL đã chính thức tuyên bố sẽ rút ra khỏi thị trường BĐS Việt Nam để đầu tư ra nước ngoài. Ông có đánh giá gì về động thái này của HAGL?

Ông Nguyễn Văn Đực: - Tôi cho rằng đây không phải là một hướng đi thông minh mà là một hướng đi thiếu chuyên nghiệp. Chúng ta đã làm một ngành nghề gì thì phải có một sự chuyên nghiệp về ngành nghề đó. Ví dụ sau 1/9, thị trường hàng không hết phép thì phải chuyển sang làm thị trường hàng không giá rẻ, các hãng hàng không phải tranh thủ nghiên cứu thị trường. Chứ không phải là bay không được thì chuyển sang đi tàu hoả, công ty sản xuất máy bay không được thì chuyển sang sản xuất tàu ngầm. Không như vậy được. Chuyên nghiệp là phải sống chết với nghề và biến khó khăn trong nghề đó thành một loại sản phẩm khác, chứ không phải bỏ chạy.

Thứ hai, HAGL muốn bỏ chạy cũng không dễ. Toàn bộ BĐS nằm ở đây nhưng bán cho ai? Nên nhớ trước đây HAGL từng tuyên bố, ai muốn bán dự án, HAGL mua. Nhưng cuối cũng HAGL có mua được của ai đâu?

Bây giờ ngược lại, HAGL tuyên bố bán nhưng có bán được đâu? Rõ ràng hơn 1 năm trước HAGL rất kiêu ngạo, ai cần thì mua, nhưng mua với giá rẻ, chèn ép người khác nên người ta không thể bán được. Giờ đến phiên HAGL bán dự án thì ai là người mua? Và mua với giá bao nhiêu? Của anh 10 đồng, người ta mua 3 đồng được không?

Cho nên, các Tổng công ty, Tập đoàn muốn rút ra khỏi BĐS, nhưng có rút ra được không? Ví dụ như Vinashin, mua tàu Hoa Sen là 5 triệu USD, để sổ sách giấy tờ đầy đủ 50 triệu USD, bây giờ bán 5 triệu USD thì làm sao được? Nên muốn rút ra là không dễ dàng chút nào, cực kỳ khó khăn.

Hay ví dụ như trước đây, tôn Hoa Sen đã rút ra khỏi BĐS cách đây 3 – 4 năm, Công ty xây dựng Hoà Bình cũng rút ra khỏi BĐS cách đây 3 – 4 năm. Như vậy, những ai rút ra khỏi BĐS cách đây 3 – 4 năm thì đều thoát, còn những ai mà theo đuổi BĐS bây giờ là rất nguy hiểm, có thể thất bại.

Ví dụ như Tân Tân, đang làm đậu phộng bỗng nhẩy vào BĐS cũng chết. Diệu Huyền cá ba sa nhẩy vào BĐS cũng chết… Cái khó hiện nay là tài sản, sổ sách thì rất lớn mà tiền mặt thì bằng 0, còn nếu bán đi thì mất ít nhất 60 – 70%, làm sao mà tồn tại được? Thực chất, tài sản thực chỉ có 20 – 30%, còn 70 – 80% là vay của ngân hàng và của khách hàng, mà giờ chỉ còn phân nửa thì coi như âm. Còn nếu như không còn được phân nửa mà chỉ còn 20 – 30% thì sao? Nguy hiểm là ở chỗ đó.

PV:- Nếu như HAGL tiếp tục bám trụ vào BĐS Việt Nam thì liệu có khả thi hơn không, thưa ông?

Ông Nguyễn Văn Đực: - Mỗi người, mỗi doanh nghiệp sẽ có một cách xử lý khác nhau. Mình không thể nói là cách nào tốt hơn cách nào. Nhưng theo quan điểm của tôi thì nên  trụ lại, chuyển thành những sản phẩm cấp thấp hơn để rút quân dần dần. Trong chiến tranh cũng vậy, muốn rút quân thì phải có người ở lại giữ chốt, chứ không phải rút một lần rồi chạy toán loạn. Nếu rút quân không theo đúng phương pháp thì coi chừng vỡ trận, không phải dễ.

PV: - Trước đây, TS Alan Phan cũng đã từng dự báo về thị trường BĐS Việt Nam và cho rằng không nên cứu, hãy để cho nó rơi tự do. Vậy phải chăng những diễn biến thị trường BĐS hiện nay đang diễn ra theo đúng lời mà TS Alan Phan đã nói? Ông nghĩ sao về vấn đề này?

Ông Nguyễn Văn Đực:- Ông Alan Phan nói đúng, nhưng cách giải quyết của ông Alan không đúng. Ông Alan muốn cho chết hết nhưng không thể cho nó chết được. Bởi vì một doanh nghiệp BĐS chết khác với một tiệm hủ tiếu chết, một quán cà phê chết.

Một doanh nghiệp BĐS chết sẽ kéo theo ngân hàng chết, nhà đầu tư thứ cấp chết, khách hàng chết, đơn vị thi công chết và gây rắc rối về an ninh, trật tự xã hội. Người dân sẽ kéo đến biểu tình, giữ đất và hậu quả sẽ rất lớn.

Cho nên, nếu để BĐS chết mà không kiểm soát như ông Alan Phan thì cũng là một thảm hoạ. Chúng ta hướng nó chết từ từ, phân khúc nào chết, phân khúc nào sống, hỗ trợ cái gì.

Hãy hỗ trợ bằng chính sách, những biện pháp hữu hiệu chứ không phải bằng tiền.

Xin chân thành cảm ơn ông!

Duyên Duyên

Dự thảo xếp hạng CTCK theo chuẩn CAMEL: CTCK sẽ bị “soi” đến “chân tơ kẽ tóc”


Theo Levantuan Blog's

Dự thảo xếp hạng CTCK theo chuẩn CAMEL: CTCK sẽ bị “soi” đến “chân tơ kẽ tóc”

(Nguồn: cafef.vn)
Không chỉ đánh giá về chỉ tiêu lợi nhuận, CTCK còn được chấm điểm về số lần vi phạm chứng khoán, số năm hoạt động, thời gian lãnh đạo của Chủ tịch HĐQT…


Bộ Tài chính và UBCK đang tiến hành lấy ý kiến thành viên thị trường về dự thảo Quy chế hướng dẫn xếp loại CTCK. Mục đích của dự thảo này là công cụ hỗ trợ cho UBCK Nhà nước trong công tác quản lý hoạt động của các CTCK.

Từ trước tới nay nhà đầu tư chỉ biết đến xếp hạng các công ty chứng khoán đứng top 10 môi giới cổ phiếu và trái phiếu trên hai sàn, thậm chí những công ty đứng ngoài top 10 nhà đầu tư hoàn toàn không có một mặt bằng đánh giá chung xem CTCK mình đang mở tài khoản đang đứng ở đâu trong bảng xếp hạng 104 CTCK.

Với dự thảo mới lần này, CTCK sẽ được đánh giá xếp loại qua 5 tiêu chuẩn CAMEL đó là mức độ đủ vốn (C), chất lượng tài sản (A), chất lượng quản trị (M), khả năng sinh lời (E) và chất lượng thanh khoản (L).

Mỗi chỉ tiêu sẽ được chấm trong thang điểm 100, số lượng mỗi mức điểm trong mỗi chỉ tiêu là 5, tuy nhiên mức độ quan trọng của mỗi chỉ tiêu là khác nhau và thông qua trọng số của chỉ tiêu đó. Các chỉ tiêu C, A, E, L thuộc nhóm chỉ tiêu tài chính (trọng số 80%) và yếu tố quản trị M là yếu tố phi tài chính (trọng số 20%).


Trong nhóm chỉ tiêu tài chính, chỉ tiêu mức độ đủ vốn (C) có trọng số cao nhất 30%, đánh giá qua 3 chỉ tiêu (Vốn chủ sở hữu/tổng tài sản; vốn chủ sở hữu/vốn pháp định và tỷ lệ an toàn tài chính). Trong đó các công ty có tỷ lệ an toàn tài chính từ 300% trở lên được 100 điểm, từ 180% đến 300% được 80 điểm, từ 150%-180% được 40 điểm, từ 120% đến 150% được 20 điểm và dươi 120% được 0 điểm. Chỉ tiêu này sẽ có nhiều CTCK được 100 điểm như KLS, FPTS, SSI, HSC.

Đối với chỉ tiêu vốn chủ hữu/tổng tài sản, công ty nào có tỷ lệ trên 77% mới được 100 điểm, từ 51%-77% được 80 điểm, dưới 51% được 20 điểm. Chỉ tiêu này không phải CTCK nào cũng đạt được điểm cao bởi để đạt 100 điểm thì tỷ lệ nợ phải trả của các CTCK chỉ được giới hạn ở mức 33%, nhưng CTCK thường có khoản phải trả giao dịch chứng khoán lớn nên sẽ không có nhiều CTCK đạt 100 điểm cho chỉ tiêu này.


Về chỉ tiêu chất lượng tài sản (A), lần đầu tiên các CTCK sẽ bị đánh giá về các khoản phải thu. CTCK nào có tỷ lệ các khoản phải thu/tổng tài sản dưới 10% mới được 100 điểm, từ 10% đến 25% được 80 điểm, từ 25%-50% được 50 điểm, từ 50%-75% được 20 điểm và từ 75% trở lên 0 điểm.

Đây có lẽ là “điểm khó” đặc biệt đối với các CTCK có thị phần trong top 10 môi giới bởi các công ty này thường có dư nợ cho vay margin cao và các khoản phải thu thường chiếm 20-30% tổng tài sản, thậm chí tại các CTCK nhỏ, tổng tài sản thấp, tỷ lệ phải thu/tổng tài sản thậm chí lên tới hơn 70%.


Về khả năng lợi nhuận (E), chỉ tiêu lợi nhuận thuần sau thuế/vốn chủ sở hữu bình quân từ 25% trở lên được 100 điểm, từ 5%-25% được 70 điểm, thậm chí công ty lỗ từ -5% đến 0% vẫn được 20 điểm, chỉ dưới -5% thì 0 điểm.


Về chất lượng tài sản (L), công ty nào có tỷ lệ tiền và tương đương tiền/nợ ngắn hạn trên 100% được 100 điểm, từ 80%-100% được 80 điểm.


Về yếu tố phi tài chính, đánh giá chất lượng quản trị (M) của CTCK, các CTCK sẽ khó đạt được điểm tối đa về chỉ tiêu này, bởi với tình hình thay đổi tướng liên tục tại các CTCK trong thời gian vừa qua, khó có công ty nào đáp ứng được các chỉ tiêu như số năm làm lãnh đạo tại CTCK lớn hơn 5 năm mới được 100 điểm, từ 2-3 năm chỉ được 30 điểm;

Đối với Chủ tịch HĐQT số năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chứng khoán trên 10 năm mới được 100 điểm, may ra duy nhất ông Nguyễn Duy Hưng của SSI đạt được chỉ tiêu này; số năm làm lãnh đạo của Chủ tịch HĐQT từ 5 năm trở lên được 100 điểm, số năm hoạt động trên 7 năm trở lên được 100 điểm, từ 5-7 năm được 80 điểm…Có ý kiến cho rằng đánh giá tình hình quản trị công ty dựa trên số năm hoạt động là không chính xác, bởi các công ty có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chưa chắc quản trị tốt bằng các công ty mới ra đời.

Chỉ tiêu số năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chứng khoán của Chủ tịch HĐQT may ra duy nhất ông Nguyễn Duy Hưng (SSI) đạt 100 điểm


Ngoài ra, các chỉ tiêu về sự đầy đủ các Quy trình nghiệp vụ, Chính sách quản lý rủi ro với tất cả các hoạt động, đánh giá năng lực hoạt động của bộ phận kiểm tra, kiểm soát nội bộ, đánh giá chất lượng kiểm soát các khoản tiền gửi của nhà đầu tư để giao dịch chứng khoán, mức độ minh bạch của thông tin tài chính, tính hiện đại của hệ thống công nghệ thông tin, quy mô vốn chủ sở hữu so với mặt bằng chung, sử dụng quỹ hỗ trợ thanh toán do thiếu tiền bù trừ giao dịch CK, số lần vi phạm pháp luật trong lĩnh vực chứng khoán, có hỗ trợ tài chính từ đối tác chiến lược…đều được xem xét và chấm điểm.

Vấn đề ở đây là việc “đánh đồng” các lần vi phạm trong 3 kỳ báo cáo gần nhất để chấm điểm có vẻ “không công bằng” bởi tính chất của việc vi phạm nghiêm trọng hay không nghiêm trọng là khác nhau.


Thậm chí, việc thay đổi liên tục ban lãnh đạo cũng được chấm điểm qua chỉ tiêu “tính ổn định của các vị trí lãnh đạo chủ chốt”, tính bằng số lãnh đạo ra đi trên tổng số nhân sự, chỉ tiêu này trên 20% (1/5 số lãnh đạo nghỉ việc, miễn nhiệm trong 3 năm gần nhất) thì sẽ được 0 điểm.

Dự thảo này nếu được thi hành, nhà đầu tư sẽ có một cái nhìn toàn diện và tổng thể về sức khỏe của CTCK, chứ không chỉ qua các chỉ tiêu tài chính đơn thuần.

Phương Mai

Theo Trí Thức Trẻ

August 25, 2013

Làm hồ sơ xin việc... siêu tốc!

Theo toithichdoc blog's

Làm hồ sơ xin việc... siêu tốc!

Làm hồ sơ xin việc... siêu tốc!Chỉ cần bỏ ra hơn 100.000 đồng, người lao động sẽ có bộ hồ sơ xin việc như ý với đầy đủ con dấu, chữ ký. Thực trạng này diễn ra phổ biến ở các khu công nghiệp (KCN), khu chế xuất (KCX) trên địa bàn TP.HCM, Bình Dương. 
Nhanh, Gọn
Được cánh xe ôm chỉ dẫn, trưa 14-8-2013, chúng tôi ghé một tiệm chụp hình tại Tỉnh lộ 43 (phường Bình Chiểu, quận Thủ Đức) hỏi mua hồ sơ xin việc. Một người đàn ông trung tuổi tên H. hỏi: “Ai chỉ tới đây?”, chúng tôi trả lời: “Có anh bạn làm hồ sơ ở đây giới thiệu em đến nhờ làm giúp bộ hồ sơ xin việc”. Chưa hết hoài nghi, anh ta “vặn” tiếp: “Sao không dẫn bạn đến mà đi một mình?”. “Bạn em hôm nay mắc đi làm không thể đến cùng”, chúng tôi nói. 

Chị L. giao “hàng” cho kháchVừa ngắt lời, H. khua tay: “Không quen biết sao làm? Phải có người đã từng làm hồ sơ chỗ tôi qua giới thiệu thì tụi tôi mới dám làm”. Chúng tôi quay sang nấn ná: “Công ty đang tuyển người mà sắp hết hạn nộp hồ sơ. Gửi hồ sơ về nhà xin xác nhận của địa phương phải mất cả tuần mới xong thì mất cơ hội được tuyển dụng”. Sau một hồi nài nỉ, H. đồng ý làm hồ sơ cho chúng tôi với giá 150.000 đồng/bộ, hẹn hôm sau quay lại lấy. 

Chúng tôi vừa chuẩn bị ra về thì một lao động “nhí” tên K. cũng đến làm hồ sơ. Anh H. yêu cầu đưa chứng minh nhân dân (CMND) thì K. lúng túng gãi đầu vì chưa đủ tuổi. H. liền bảo: “Về mượn ai cái CMND photo đi, đem hai cái hình 4x6 đến đây anh làm cho, nhưng giá tiền phải khác!”.

Cách đó không xa là tiệm photocopy M.L. Đây là nơi tiếp giáp với đường Ngô Chí Quốc và gần KCX Linh Trung II (quận Thủ Đức) nên kẻ vào người ra làm hồ sơ khá nhộn nhịp. Chúng tôi nói: “Làm cho bộ hồ sơ xin việc”. Bà L. - chủ tiệm ánh mắt dò xét hỏi: “Làm hồ sơ xin ngoài hay vào KCX?”. Chúng tôi chưa hiểu thì bà giải thích: “Xin việc ở ngoài thì dùng hồ sơ thường, xin việc trong KCX thì làm hồ sơ KCX. Hỏi vậy để biết mà phân biệt giá tiền, hồ sơ KCX 150.000 đồng/bộ, hồ sơ thường 120.000 đồng/bộ”. 

Chúng tôi nhờ bà L. làm cho bộ hồ sơ vào KCX. Sau khi hỏi sơ qua về tên tuổi cha mẹ người cần làm hồ sơ, bà L. cho biết: “Chỉ cần có CMND photo và hai tấm hình 4x6 là được”. Tôi hỏi: “Làm hồ sơ xin việc sao chỉ cần CMND photo, lỡ không xin được việc thì sao?”. Bà L.: “Chỗ tôi chỉ cần vậy là làm được bộ hồ sơ xin việc ngon lành, bản đẹp, lý lịch “sạch”. Em khỏi lăn tăn, nhiều người đến chỗ tôi làm hồ sơ vẫn xin được việc ầm ầm đó thôi”. Sau khi nhận tiền cọc 150.000 đồng, bà L. hẹn 16 giờ quay lại lấy.

Buổi chiều, chúng tôi quay lại chỗ bà L. thì nghe bà “nổ”: “Em thấy không, chưa hết một ngày, chị đã lo xong hồ sơ. Chỉ mất hơn 100.000 đồng là có bộ hồ sơ xin việc lý lịch “đẹp”, xin đâu người ta cũng nhận”. Bộ hồ sơ xin việc mà bà L. đưa cho chúng tôi bao gồm vỏ đựng hồ sơ, sơ yếu lý lịch, CMND photo, sổ hộ khẩu, giấy khám sức khỏe thì phải tự lo. 

Những giấy tờ này đa phần là bỏ trống các thông tin về lý lịch, địa chỉ... để người lao động tự điền vào, phía dưới có con dấu hoặc xác nhận của cơ quan chức năng hẳn hoi nhưng đều là chữ ký và con dấu giả được làm rất tinh vi. Không chỉ ông H., bà L. làm hồ sơ giả, dọc Tỉnh lộ 43, quanh KCX Linh Trung II, KCN Sóng Thần, ngã tư 550... của tỉnh Bình Dương xuất hiện nhiều tiệm, chủ yếu núp bóng các tiệm chụp hình, photocopy, tiệm sách... tiếp nhận dịch vụ làm hồ sơ “tàu nhanh” cho người xin việc ở các KCN.


“Cò” tiếp nhận làm hồ sơ giả cho khách hàngNhiều hệ lụy
Ngoài dịch vụ hồ sơ giả “siêu tốc”, dịch vụ khám sức khỏe tại các địa bàn trên cũng mang tính chất “mì ăn liền”. Người lao động không trực tiếp phải trải qua bất cứ cuộc kiểm tra y tế nào, chỉ tốn 15.000 đồng đến 20.000 đồng sẽ có ngay giấy chứng nhận sức khỏe với các chỉ số sức khỏe lý tưởng. Chúng tôi ghé phòng khám đa khoa Đ.A tại phường Bình Hòa (thị xã Thuận An, Bình Dương). 

Bác sĩ lấy ra một giấy chứng nhận sức khỏe và chỉ hỏi tên, tuổi, cân nặng, chiều cao... rồi liền một mạch tự đánh “các chỉ số trên vào tờ giấy khám. Các chỉ số chiều cao, cân nặng đều được bác sĩ “phù phép” làm tăng thêm hoặc giảm xuống cho phù hợp yêu cầu xin việc. Sau đó, bác sĩ ghi ngắn gọn: “đủ điều kiện sức khỏe đi làm” và đóng dấu đỏ phía dưới giấy khám.
Chúng tôi thắc mắc vì sao không khám mà chỉ điền các chỉ số vào giấy khám, một bác sĩ trả lời: “Muốn khám thì đi bệnh viện mà khám, có 15.000 đồng mà đòi hỏi. Nhiều người cũng đến đây làm như thế có sao đâu. Họ vẫn xin được việc đấy thôi”.

Thông thường, khi làm hồ sơ xin việc, người lao động phải trực tiếp đến cơ quan chức năng và mang theo giấy tờ tùy thân để chứng minh nhân thân trong sơ yếu lý lịch của mình. Từ đó, cơ quan chức năng mới xác nhận và đảm bảo tính chính xác trong lý lịch bản thân của người đó. Hơn nữa, người lao động trước khi đi phải trải qua kiểm tra y tế để đảm bảo sức khỏe đi làm. Nhưng dịch vụ làm giấy tờ giả “siêu tốc”, giấy khám sức khỏe dỏm bán cho người lao động sẽ gây nhiều hệ lụy khôn lường không chỉ đối với các công ty, xí nghiệp, cơ quan chức năng mà còn trực tiếp gây hại với chính người lao động. 

Trong quá trình làm việc, khi gặp các vấn đề như: bị chấm dứt hợp đồng, thay đổi công ty hoặc thất nghiệp, người lao động có thể sẽ mất trắng các quyền lợi mà mình có theo quy định của pháp luật. Người sử dụng hồ sơ giả chủ yếu là lao động “non”, lao động “lười”, người sức khỏe yếu hoặc mắc các loại bệnh. Nếu phải làm việc ở những môi trường ô nhiễm, độc hại, mức độ công việc nặng nhọc có tính khắc nghiệt cao dễ dẫn tới nguy cơ đột tử cao; làm việc trong môi trường phức tạp, nhiều cám dỗ, những lao động “nhí” chưa đủ nhận thức rất dễ sa chân vào con đường phạm pháp. 

Nhờ hồ sơ giả mà các đối tượng bất hảo có lệnh truy nã được “cò” “phù phép” cho danh chính ngôn thuận để ẩn mình trong các công ty, xí nghiệp.


Chỉ tốn 15.000 đồng đến 20.000 đồng sẽ có ngay giấy chứng nhận sức khỏe

Mới nhất, ngày 27-3-2013, Công an tỉnh Bình Dương bắt giữ Bùi Văn Trường (SN 1989), Bạch Công Nam (SN 1985, cả hai cùng ở huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình) và Trần Xuân Bình (SN 1987, quê Hà Nội). 
Trước đó, Trường, Nam và Bình là ba đối tượng bị Công an huyện Lạc Sơn, Công an TP. Hà Nội truy nã về hành vi cố ý gây thương tích trong ba vụ án khác nhau. Sau khi gây án, hai đối tượng bỏ trốn vào Bình Dương, làm hồ sơ giả xin vào các công ty hòng trốn tránh sự truy bắt của công an.
Sơ yếu lý lịch sạch và sức khỏe tốt là điều kiện tiên quyết để công nhân và doanh nghiệp gắn bó lâu dài. Đồng thời đảm bảo an ninh trật tự xã hội, đem lại đời sống lành mạnh trong các KCN. Cơ quan chức năng cần có biện pháp mạnh tay dẹp bỏ các hoạt động buôn bán hồ sơ giả nói trên.
(Theo Minh Kha/ Công an TP.HCM)

Nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 thẳng thừng chê Mr Đàm, Hà Hồ

Theo ngoisao.net

Nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 thẳng thừng chê Mr Đàm, Hà Hồ

Tác giả 'Buồn ơi chào mi' chỉ xem Mr Đàm là ca sĩ hát lót hạng C, còn Hồ Ngọc Hà thì giọng hát khều khào, yếu ớt.

Với thâm niên 60 năm trong nghề, nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 cho rằng thị trường âm nhạc Việt Nam hiện nay chỉ có giải trí. Ông nói: Việt Nam hiện tại chỉ có giải trí, không có nghệ thuật. Bây giờ, nhạc để xem nhiều hơn là để nghe. Người ta làm giải trí kiếm tiền, coi qua rồi bỏ chứ hiếm người tâm huyết làm nghệ thuật. Điều này khiến tôi buồn lắm vì con đường nghệ thuật của mình không có những người chung chí hướng để làm tốt vai trò nghệ sĩ.
- So với thế hệ trước như ông, giới ca - nhạc sĩ Việt hiện nay có gì khác biệt đáng nói?
- Hồi xưa, người nhạc sĩ viết ca khúc từ những cảm xúc thật của họ, họ viết ra để chia sẻ niềm vui, nỗi buồn cho mọi người chứ họ không viết nhạc để bán. Còn bây giờ, nhạc sĩ viết nhạc theo yêu cầu đơn đặt hàng nên âm nhạc không có hồn, không có cảm xúc thật của người sáng tác.
Ca sĩ bây giờ đa số chỉ chú trọng ăn mặc, make-up cho đẹp và lên sân khấu hát thì sau lưng có một đám múa. Nhưng ít chú trọng đến xúc cảm âm nhạc, không để tâm hồn vào bài hát.
Hồi xưa, có những giọng ca còn để tiếng đến bây giờ như Lệ Thu, Thanh Thúy, Thái Thanh… nhưng bây giờ những ca sĩ hát giọng tốt đếm trên đầu ngón tay, đã vậy lại bị vướng vào kỹ thuật thanh nhạc.
Tôi nói có lẽ sẽ đụng chạm đến những người học thanh nhạc. Người ca sĩ học thanh nhạc hát phải phát âm cho tròn chữ, và cố gắng đưa giọng mình cho tròn trịa, giọng ngân cao vút… nhưng quá mải lo kỹ thuật nên hát không có cảm xúc!
nguyen-anh9-1377401651.jpg
Nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9. 
- Theo ông, những ca sĩ được phong hàng diva như Hồng Nhung, Thanh Lam, Mỹ Linh, Trần Thu Hà có bị vướng vào kỹ thuật thanh nhạc?
- Thanh Lam, Mỹ Linh giọng hát rất đẹp, cái gì cũng tốt nhưng đều bị vướng kỹ thuật thanh nhạc nên nhiều lúc nhạc cảm không có, tâm hồn bài hát không có. Hồng Nhung hát tốt hơn Mỹ Linh, Mỹ Linh tốt hơn Thanh Lam. 
Đơn cử, nghe Thanh Lam hát bài Cô đơn của tôi, tôi buồn lắm! Nó không ra cái cô đơn, thua một ca sĩ nghiệp dư hát vì hát không có hồn dù giọng đẹp thiệt! Thanh Lam hát những bài sâu lắng nhiều khi đóng kịch nhiều hơn là hát. Mà đóng kịch phải như người diễn viên, người ta nhập hồn vào vai diễn đó, ví dụ Kim Cương trong Lá sầu riêng, cô là nhân vật cô gái đau khổ tên Tâm chứ không phải là nghệ sĩ Kim Cương, phải quên Kim Cương đi! Ca sĩ cũng phải hát 'nhập vai' như vậy mới ra ca sĩ.
Trần Thu Hà thì khôn hơn, biết cách lợi dụng kỹ thuật để áp dụng. Nhưng mấy người được như Trần Thu Hà? Người nào cũng phô trương, tôi phải hát giọng cao tới nốt đó tôi mới là ca sĩ, còn hát chưa tới thì chưa phải là ca sĩ. Cái đó là sai lầm tai hại vô cùng và không ai chấp nhận.
- Hai nữ ca sĩ đang nổi tiếng nhất trên thị trường hiện nay là Mỹ Tâm và Hồ Ngọc Hà, ông đánh giá tài năng của họ ra sao?
- Mỹ Tâm chỉ hát nhạc Pop bình thường thôi, nhưng được cái là sáng sân khấu, xử lý bài hát chính xác. Mỹ Tâm cũng có những ca khúc hát không tới, gặp bài nào hát tới mới hay, như Cây đàn sinh viên, Ước gì... Mỹ Tâm hát chỉ hợp với tuổi trẻ. Về tính nghệ thuật thì Hồng Nhung, Trần Thu Hà hát xong có để lại ấn tượng, còn Mỹ Tâm chỉ nghe vui mắt, vui tai, nghe qua xong rồi thì thôi, không để lại ấn tượng gì hết.
Mỹ Tâm được cái là may mắn rơi vào đúng thời điểm không có ai cạnh tranh, từ đó nổi tiếng và khi nổi tiếng rồi thì rất khôn khéo đầu tư vào hát, múa, sắc đẹp để giữ vị trí. 
Hồ Ngọc Hà hát chỉ nghe chơi thôi! Giọng Hồ Ngọc Hà yếu lắm, khều khào không à! Hồ Ngọc Hà đẹp, có vóc dáng sân khấu, chịu khó múa… cái gì cũng đẹp nhưng giọng hát thì lại không được. Khi diễn tả nội tâm, Hồ Ngọc Hà diễn kịch tính nhưng đóng kịch chứ không thật. Ca sĩ hát phải biến mình thành nhân vật trong ca khúc mới hiểu nỗi đau làm sao. Không lẽ, ngoài đời mình buồn là phải hét, gào thét? Đâu phải vậy! 
my-tam-ha-ho-1377401652.jpg
Nhạc sĩ "Buồn ơi chào mi" chê Mỹ Tâm hát không đọng lại nhiều ấn tượng, còn Hà Hồ thì giọng hát yếu.
- Với các giọng ca nam đang nổi tiếng như Bằng Kiều, Đàm Vĩnh Hưng, Quang Dũng… ông đánh giá ra sao?
- Bằng Kiều cũng giọng tốt như Trần Thu Hà nhưng sau này khoe giọng quá, cố hát lên cao vút để không ai bắt chước được. Thành ra, Bằng Kiều hát bài Buồn ơi chào mi của tôi khiến khán giả ở dưới sững sờ luôn! Tính lại thì hiệu quả sân khấu có nhưng tôi mở băng ra nghe thì phải nghe Tuấn Ngọc hay Xuân Phú, Trọng Bắc hát.
Quang Dũng hát được vài bài của Trịnh Công Sơn chứ không phải là tất cả. Còn Đàm Vĩnh Hưng chỉ được bề nổi vậy thôi, tôi không cho là ca sĩ đúng nghĩa. Tôi chỉ cho Đàm Vĩnh Hưng là một người hát. Đàm Vĩnh Hưng cố hát nhạc xưa, nhạc vàng mà hát có ra đâu! 
Đàm Vĩnh Hưng hát bài Ai đưa em về của tôi, tôi bảo ‘con đừng hát bài của bố nữa, tội nghiệp bố lắm’. Tôi không thích, tôi nói thẳng luôn. Đàm Vĩnh Hưng nói ‘nhưng con thích hát nhạc bố…’, tôi nói ‘nhưng con không nên hát nhạc của bố thì hay hơn’. Thật ra, giọng Đàm Vĩnh Hưng nửa Nam nửa Bắc, cách thức hát cũng không có và lối hát cũng vậy. Hồi xưa, Đàm Vĩnh Hưng mà đi hát thì chỉ xứng là ca sĩ loại C hát lót chứ không được vào hạng ca sĩ chính của phòng trà đâu!  
- Ngoài danh ca Tuấn Ngọc thì những giọng ca nào khiến ông hài lòng nhất?
Giọng nữ thì tôi thích Ngọc Anh, Hồng Nhung, Ánh Tuyết, Trần Thu Hà… Nguyên Thảo nếu tiếp tục hát như ngày xưa thì rất hay. Ngày xưa, Nguyên Thảo hát cho thỏa đam mê còn sau này, bị gò bó vào kỹ thuật như Mỹ Linh để khoe giọng và vô tình giết chết tình cảm. Vừa rồi làm đĩa than của tôi có 2 bài Nguyên Thảo hát. Cách đây 6 năm, Nguyên Thảo hát Buồn ơi chào mi xuất thần luôn, nhưng giờ Nguyên Thảo để tâm đến kỹ thuật nhiều nên tình cảm không còn, so ra khác hẳn.
Giọng nam thì ngoài Tuấn Ngọc còn có Trọng Bắc, Lê Hiếu… Tuấn Hiệp lúc trước hát tốt, tôi thích nhưng giờ chạy theo hát nhạc vàng bị mất chất.
mr-dam-1377401652.jpg
Mr Đàm rất muốn thể hiện các ca khúc của Nguyễn Ánh 9 nhưng ông từ chối "Con đừng hát bài của bố nữa, tội nghiệp bố lắm".
- Với những đánh giá này, phải chăng gu thưởng thức âm nhạc bây giờ của khán giả quá khác với ông, bởi đơn cử, Đàm Vĩnh Hưng đang được phong là ‘ông hoàng nhạc Việt’?
- Không phải! Nếu đem so sánh Tuấn Ngọc với Đàm Vĩnh Hưng, người ta vẫn thích nghe Tuấn Ngọc hát nhiều hơn, đúng không? Nghe Tuấn Ngọc hát thấy nó khác liền, hát ra là cảm xúc đến với người nghe chứ không phải gắng gượng. Tại vì Tuấn Ngọc đã sống trong bài hát đó, khi hát Tuấn Ngọc để tâm trạng vào bài hát, nói lên tâm trạng của nhiều người. Ví dụ khi mình bị người yêu bỏ, nghe Tuấn Ngọc hát Buồn ơi chào mi, nghe nó đã lắm!
Tuấn Ngọc vẫn là giọng ca số một dù tuổi tác, thời gian làm cho giọng của Tuấn Ngọc không còn được đẹp như ngày xưa nữa, nhưng cái xúc cảm vẫn là Tuấn Ngọc và xúc cảm càng ngày càng sâu hơn.
- Vậy theo ông, thị trường nhạc Việt sẽ đi về đâu?
- Đây là vấn đề lớn, cả một thế hệ chứ không phải đơn giản, ăn thua là cách giáo dục của gia đình với con em làm sao. Nếu trong một gia đình chỉ có tối ngày đi kiếm tiền thì tinh thần nghệ thuật của họ chết rồi, bị tiền bạc chi phối hết. Thành ra, họ cũng không chăm sóc con cái, cứ cho tiền là xong. Họ cũng ỷ lại tiền, đưa con vào trường này trường kia, mặc con muốn làm gì thì làm. 
Theo tôi, thị trường nhạc Việt vẫn đang nằm yên. Rồi từ từ, nhạc thị trường sẽ rớt dần và tới một giai đoạn nào đó, nghệ thuật sẽ lên ngôi. Nhạc thị trường tự động phát sinh rồi sẽ tự động chết bởi những gì không hay sẽ không tồn tại. Tôi tin tưởng như vậy. Đời tôi không thấy nhưng đời con, đời cháu của tôi sẽ thấy điều này.
- Sau 60 năm cống hiến cho nghệ thuật, điều ông mong muốn nhất là gì?
- Tôi chỉ mong muốn duy nhất là có nhiều nghệ sĩ tử tế và người nghe nhạc tử tế. Tất cả những gì cứ để thử lửa đi, đốt cách mấy thì vàng cũng vẫn là vàng. Mình hãnh diện là người Việt Nam không thua ai hết!
Theo VTC News

August 24, 2013

Cô gái Việt nhận học bổng của 7 trường ĐH danh tiếng

Theo báo datviet

Cô gái Việt nhận học bổng của 7 trường ĐH danh tiếng


Cô gái Việt này phải rất khó khăn để từ chối đến 6 trường ĐH, nhằm bước vào trường ĐH danh giá nhất thế giới – Harvard. Liên tục trong 6 năm, Tường Vân đều nhận được bằng khen của 2 tổng thống Mỹ.


Em Lê Ngọc Tường Vân, quê ở TP.Huế (hiện vừa kết thúc khóa học cấp 3 tại trường Stanton College prepo Jacksonville Florida, thành phố Florida, Mỹ) được 7 trường đại học (ĐH) danh tiếng thế giới mời về học và lo những suất học bổng toàn phần suốt 4 năm học.



Chọn ĐH Harvard, từ chối 6 trường.

Tường Vân (giữa) cùng bạn bè trong lễ tốt nghiệp cấp ba.


Ít ai biết rằng, liên tục trong 6 năm, Tường Vân đều nhận được bằng khen của 2 tổng thống Mỹ vì những thành tích học tập xuất sắc của mình.

Sinh ra trong một gia đình truyền thống kinh doanh, bố là ông Lê Văn Minh Đức (SN 1965), mẹ là Trần Thị Chinh Chiến (1968) - là chủ một doanh nghiệp tư nhân ở Thừa Thiên - Huế. Tường Vân mong muốn có một ngày được đặt chân đến một đất nước văn minh hiện đại nhất thế giới để học tập.

Thấy con cứ nằng nặc đòi theo anh trai Lê Văn Minh Trí (SN 1991) đi du học. Học xong lớp 6 tại trường THCS Nguyễn Tri Phương (TP.Huế), bố mẹ đồng ý cho Tường Vân đi theo anh sang Mỹ du học. Vậy là vào năm 2007, hai anh em sang Mỹ du học và ở với dì.

Tường Vân chia sẻ: “Thời gian đầu em gặp hơi nhiều khó khăn. Tiếng Anh còn kém, văn hóa và cách sống còn nhiều lạ lẫm. Khi mới qua, ngày nào về nhà em cũng phải cầm kim từ điển tra từng từ một để đọc sách giáo khoa và làm bài về nhà. Nhưng dần dần quen, khoảng 3 tháng sau em bắt đầu tiếp thu được thầy cô dạy gì trong lớp. Nhờ những khó khăn ban đầu này mà em siêng học hành và cố gắng phấn đấu học tập. Cuối năm đầu tiên, em được trường tặng giải “Học sinh toàn diện nhất” trong trường. Em rất vui vì những cố gắng của mình đã gặt hái được một chút thành công”.

Suốt 6 năm trời ở Mỹ là một học sinh xuất sắc toàn diện, nhưng khi được hỏi duyên đến với Harvard, cô bé vẫn khẳng định em đến Harvard là một may mắn. “Trước đây khi chọn nộp đơn vào đại học, em không nghĩ là mình sẽ được vào Harvard. Nhưng em thử nộp đơn để xem khả năng của mình như thế nào.

Em cũng muốn được học tại các trường đại học giỏi của Mỹ, nên em nộp đơn cho khá nhiều trường nổi tiếng: Princeton, Yale, Stanford, University of Pennsylvania, Emory University, University of California at Berkeley. Hạnh phúc nhất là em được nhận vào tất cả các trường này với học bổng toàn phần, và được quyền lựa chọn học trường nào. Sau khi tham khảo các thông tin cung cấp trên trang web của các trường, em bâng khuâng không biết nên chọn Princeton hay Harvard.

Sau đợt tham quan 2 trường về, em thích môi trường năng động và tấp nập tại Boston hơn nên em quyết định chọn Harvard. Em rất thích Boston, vì thành phố này gợi nhớ cho em rất nhiều đều về quê hương mình, có rất nhiều các cơ hội khác nhau để tìm việc và đi làm hoạt động xã hội. Boston khá giống Huế, có nhiều quán ăn Việt rất ngon” - Tường Vân chia sẻ.

Không chỉ hoàn thành xuất sắc các môn tự nhiên, Tường Vân còn học rất giỏi các môn xã hội, đặc biệt là môn văn. Thế là Vân thường xuyên đăng ký đi thi viết các bài văn thảo luận về một vấn đề thực tế nào đó trong xã hội. Trong các cuộc thi này, Vân đã dành được rất nhiều giải nhất ở khu vực và trong nước, bao gồm Americanism Essay Contest, Mayor Brown essay contest, và Students Who Care Essay contest, thắng được nhiều máy tính Macbook khác nhau. Với thành tích “hoành tráng” như thế, rất nhiều bạn bè trêu chọc Vân là nên mở cửa hàng bán máy Macbook để… lấy tiền.

Ngoài môn văn, Tường Vân cũng thường đi thi toán trong vùng và trong bang. Khi ở trường thiếu thầy cô dạy toán, Tường Vân tình nguyện dạy bồi dưỡng cho một số đội tuyển thi toán trong trường luôn.

Trong những năm vừa qua, Tường Vân đạt giải nhì, ba, tư trong các cuộc thi toán đồng đội, và Vân cũng được một số huân chương top 10 trong một số kỳ thi này. Ngoài ra, Tường Vân cũng được nhận giải nhì trong kỳ thi xem ai nhớ nhiều số pi nhất và kỳ thi chứng minh các công thức toán.

Lễ tốt nghiệp của Tường Vân được truyền hình trực tiếp.



Ở Mỹ, vào các năm cấp 3, các bạn học sinh có thể được chọn trình độ của các lớp học, trong đó có một số chương trình nâng cao như AP (Advanced Placement - Xếp lớp nâng cao) và IB (International Baccalaureate - Bằng tú tài quốc tế).

Cô gái bé nhỏ ấy cũng muốn thử thách bản thân nên đã chọn khá nhiều lớp AP và IB. Trong các kỳ thi cuối năm, vì đạt được số điểm tối đa trong các môn AP, nên Vân được nhận bảng danh dự “National AP Scholar” của nước Mỹ và được một số bằng khen khác ở trong trường. Trong kỳ thi PSAT, Vân được điểm cao nên nhận học bổng “National Merit Scholar” danh dự của nước Mỹ.

Ngoài các giải học tập ra, Vân say mê làm công việc xã hội và tình nguyện. Thông qua các hoạt động này, Vân đã học được rất nhiều về cuộc sống xung quanh mình và khả năng lãnh đạo, marketing, thiết kế, ...

Tường Vân cho biết: “Em tình nguyện và lãnh đạo nhiều dự án từ thiện khác nhau trong khu vực và được tặng một số giải thưởng vì thành tích hoạt động xã hội của mình. Em được nhận một huân chương từ Tổng thống Obama, được công nhận là học sinh của năm của Exchange Club, được tuyên dương là một trong những tình nguyện viên ưu tú của tổ chức HandsOn Jacksonville, và được một số học bổng khác nhau vì các hoạt động này. Trong đó có học bổng 10.000USD từ Nordstrom, 2.000USD từ tổ chức Discus Award, và 1.000USD từ tổ chức Asian American Alliance” .

Thường xuyên lướt web và tìm trên Google để biết thêm nhiều học bổng khác nhau để nộp đơn, và nhờ các hoạt động và thành tích học tập, Tường Vân được một học bổng khá lớn từ Questbridge để trả hết chi phí học hành trong 4 năm đại học.

Chia sẻ “bí quyết” săn học bổng

Trong suốt 6 năm học, từ lớp 7 - 12, năm nào Tường Vân cũng nhận được bằng khen của Tổng thống Mỹ, và Thống đốc bang Florida. Ấn tượng nhất, Tường Vân đã đạt được số điểm thi khá cao trong kỳ thi SAT (2.310/2.400) và TOEFL (118/120) - đây là các lớp có chương trình tương đương với đại học. Cô tân sinh viên Tường Vân đạt thành tích cao nhất khi các lớp học ở cấp 3 đều đạt 3.93/4.0.

So với các bạn Việt Nam, Tường Vân luôn khiêm tốn cho rằng mình không bằng các bạn, nhưng những thành tích mà Vân đạt được khiến nhiều bạn phải thán phục. Vân chia sẻ bí quyết học giỏi: “Trong lớp, em thường cố gắng ngồi nghe thầy cô giảng. Nếu có thắc mắc gì thì hỏi thầy cô liền để thầy cô trả lời. Còn về nhà thì siêng năng làm bài tập về nhà. Mỗi lần trước khi thi hoặc kiểm tra thì em đọc lại sách để ôn lại kiến thức cũ.

Ngoài đọc sách, em nghĩ một phần lớn kiến thức của em có được đều đến từ các hoạt động ngoài trường. Khi đi dạy kèm cho các bạn cùng tuổi hoặc là nhỏ hơn, em cũng ôn lại được các kiến thức đã học và học thêm một số kiến thức mới. Khi dạy toán bồi dưỡng em cũng trau dồi được nhiều kiến thức giải toán mới”.

Ngoài ra, các hoạt động tình nguyện đã giúp Vân ứng dụng các kiến thức của mình vào xã hội và nhớ các kiến thức học trong lớp lâu hơn khi thấy được các điều đó trong cuộc sống thật.

Cô chia sẻ về tương lai sắp đến của mình: “Trước mắt, em quyết định học về kinh tế và tài chính tại trường Harvard. Hy vọng là trong thời gian tới em sẽ có cơ hội được về Việt Nam để nghiên cứu thị trường và kinh tế ở Việt Nam.

Hiện tại, em cũng chưa xác định cụ thể mình sẽ theo nghề nghiệp nào trong tương lai, nhưng trước mắt em cố gắng học thật tốt, có cơ hội đi tới các nước khác nhau được giao lưu, học hỏi với nhiều bạn bè thế giới. Cho dù em chọn nghề nào đi nữa, mục tiêu của em trong tương lai sau này cũng sẽ là thành lập được một tổ chức từ thiện giúp đỡ các người nghèo khổ ở Việt Nam và các nước khác nhau”.

Ở nhà, cô học sinh Tường Vân được ba mẹ xem là “điếc không sợ súng” và Vân nghĩ là đó cũng là một trong những điều đã giúp em dạt được các thành công như ngày hôm nay. Cô gái nhỏ không quên nhắn nhủ với các bạn rằng: “Điều gì cũng có thể đạt được, nếu các bạn lạc quan và quyết tâm thực hiện các mục tiêu mình đã đề ra.

Việc đơn giản nhất là bắt đầu mỗi ngày với một danh sách liệt kê một số mục tiêu nhỏ của bạn trong ngày và hãy cố gắng hoàn thành các mục tiêu nhỏ này. Những điều này, trong thời gian dài, sẽ đem đến cho các bạn nhiều thành công trong cuộc sống và nhiều điều bất ngờ thú vị”.



Theo Dân Việt

Thà chết sướng hơn...!

Theo toithichdoc Blog's

Thà chết sướng hơn...!


Một con muỗi đực đang tà tà bay qua, bay lại thì bất ngờ, bị người kia xòe bàn tay đập cái chát. Chết, dẹp lép. Quá uất ức, linh hồn muỗi không siêu thoát được mà lại bay vút lên trời xanh, vượt qua trăm ngàn tinh tú đến cúi lạy trước Thượng Đế khóc lóc: Thưa ngài, con có làm chi nên tôi đâu mà để bị loài người đập chết thẳng tay như vậy. Xin ngài cứu xét cho con được hồi sinh. Thế anh có chích người ta không? Thưa không. Hoàn toàn không? Chỉ có đám muỗi cái khát máu mới rủ nhau đi chích người ta. Đám muỗi đực tụi con là dân “chay trường”. Bữa nào vui lắm cũng chỉ rủ nhau đi hút mật hoa mà thôi.
Thượng Đế gọi đám bác sĩ, kỹ sư mang blue print ra coi lại.

Kỹ sư trưởng coi xong, kính cẩn: Thưa Thượng Đế, theo bản design của ngài hồi khai thiên lập địa thì chỉ có muỗi cái trưởng thành mới chích hút máu người và động vật máu nóng để nuôi trứng phát triển duy trì nòi giống. Muỗi cái có vòi dạng đặc biệt có thể xuyên thủng da người và động vật để hút máu. Muỗi cái cần hút thêm máu để có nguồn protein để sản sinh ra trứng. Còn muỗi đực được design với 1 cái vòi có đầu loe ra như hình loa kèn chỉ để mút những giọt sương đêm đọng trên hoa trái hoặc mật hoa mà thôi, tuyệt đối không chích ai được. Tóm lại, muỗi đực dân “ăn chay trường”. 

Quay qua muỗi đực, Thượng đế trầm ngâm: Thế anh có “chích” mấy nàng muỗi cái không? Muỗi đực lật đật lại sát gần Thượng đế, trình ngài xem cái vòi toè loe của mình rồi phân bua: Thưa ngài, xin ngài coi lại xem, cái vòi này mà chích được ai! Anh hiểu sai ý ta rồi. Ta hỏi anh có “chích” muỗi cái bằng cái vòi khác cơ, cái vòi ở dưới kia kià. Vừa nói, ngài vừa chỉ tay vào hạ thể muỗi đực. 

Muỗi đực cúi đầu, gãi tai, thú nhận: Thưa, cái vụ này thì có. Có đều đều.

Suy nghĩ hồi lâu, Thượng Đế phán: Chính vì anh “chích” con muỗi cái, nó có bầu, nó cần protein để nuôi con anh, nó mới phải đi chích máu người. Nếu anh đừng chích nó thì nó cũng chỉ hút sương, hút mật, cũng “trường chay” như anh thôi… Kể cũng không oan uổng gì…

Thượng Đế chưa dứt lời thì muỗi đực, biết mình đuối lý, bật khóc nức nở.
Thượng đế mềm lòng: Thôi được, ta có thể cho anh sống lại với một điều kiện.

Điều kiện gì, thưa ngài? Anh sẽ không bao giờ được “chích” muỗi cái nữa. Anh có bằng lòng không? Muỗi đực cúi đầu, suy nghĩ 1 lát, lẩm bẩm: Nếu vậy thì... thà chết sướng hơn!!!

Dành cho dân tài chính - Ngủ ít mà vẫn làm việc hiệu quả


Bạn có muốn 1 ngày chỉ cần ngủ 2h những vẫn khỏe mạnh ? bạn có muốn mỗi ngày có thêm 4-5h để làm việc, giải trí, tập luyện ? Hãy đọc bài viết này.
 
Và trong bài viết này đề cập đến phương pháp giúp các bạn chỉ cần ngủ 2h/ ngày nhưng chúng ta vẫn khỏe mạnh và bình thường. Đây là phương pháp đã được Davinci áp dụng cách đây 700 năm và nó hoàn toàn dựa theo khóa học. Tuy nhiên bạn phải tuyệt đối tuân thủ nó nếu như không muốn cơ thể mệt mỏi.
 
Làm thế nào để hack giấc ngủ
 
Cơ chế của giấc ngủ.
 
Khi nghiên cứu về giấc ngủ, các nhà khoa học nhận ra rằng một giấc ngủ bình thường thực tế chỉ có 5 giai đoạnvới khoảng 20 phút cho mỗi giai đoạn mới thực sự đem lại lợi ích. Người ta gọi những giai đoạn đó là REM ( rapid eye movement). Điều kỳ lạ là trong những giai đoạn khác, não bộ không thực sự chìm vào giấc ngủ mà trái lại vẫn ở trạng thái thức. Đây cũng là giai đoạn mà các giấc mơ xảy ra.
 
Tất cả những gì bạn cần cho 1 giấc ngủ chính là giai đoạn REM. Bạn hãy chia nhỏ giấc ngủ trong ngày thành nhiều lần, để tập cho não bộ đi thẳng vào REM và bỏ qua những giai đoạn không cần thiết khác.
 
Các nhà khoa học đã phân loại giấc ngủ của chúng ta ra làm 3 loại:
 
Monophasic Sleep (ngủ 1 pha)
 
 
Đây là điều chúng ta hay làm nhất, ngủ 1 giấc dài từ 7-10h đồng hồ mỗi đêm. Phương pháp này là kém hiệu quả nhất.
 
Biphasic Sleep (ngủ 2 pha)
 
 
Đây đơn giản chỉ là thêm 1 giấc ngủ nhỏ vào buổi trưa, đồng thời giảm thời gian ngủ đêm. Phương pháp này hiệu quả hơn hẳn phương pháp đầu tiên.
 
Polyphasic Sleep (ngủ đa pha)
 
Vậy Polyphasic Sleep là gì? Nó là định nghĩa được nhà tâm lý học J.S. Szymanski nói đến vào đầu thế kỷ 20, cụ thể là chia nhỏ giấc ngủ của chúng ta ra nhiều lần. Vài 1 trong những người là “vật thí nghiệm” nổi tiếng nhất là Curtis Dustin, bạn có thể Google ra trang web của người này.
 
Lợi ích của polyphasic sleep
 
Ngủ 2 tiếng 1 ngày tức là mỗi ngày bạn sẽ có thêm 6 tiếng để làm những việc mình thích, một ngày của bạn sẽ dài gấp rưỡi, thời gian hoàn thành công việc giảm gần gấp đôi (so với 8 tiếng làm việc của ng` bình thường).
 
Nghe thì có vẻ hơi ngược, nhưng theo ghi nhận thì sức khỏe sẽ tốt lên đáng kể, ko ốm vặt bao giờ.
 
Khi thành thói quen sẽ hoàn toàn kiểm soát được giờ giấc của mình, cứ đúng giờ là tự cơ thể buồn ngủ, và chỉ ngủ đúng 20 phút
 
Cũng theo các ghi nhận thì khả năng làm việc sẽ tăng rất cao, gần như ko biết mệt.
 
Nhược điểm của polyphasic sleep
 
Bạn phải luôn ngủ đúng giờ, chỉ cần ngủ sai giờ 1 lần thôi là bạn biết nhau ngay. Ví dụ đang trong cuộc họp ở công ty, mà đến giờ ngủ thì cứ gọi là khổ sở.
 
Mất cảm giác ngày tháng, vì hầu như là thức.
 
Cô đơn. Vì trong khi mọi người đang ngủ thì bạn lại thức
 
Phương pháp tập luyện
 
Polyphasic Sleep phân loại ra 4 loại như Siesta, Everyman, Dymaxion và Uberman. Bản thân Everyman cũng phân biệt ra 2,3,4 naps(giấc ngủ nhỏ). Tùy thuộc vào thời gian của mình mà bạn hãy phân chia thời gian ngủ hợp lý để ko ảnh hưởng tới công việc.
 
Siesta giống như Biphasic sleep. Bạn ngủ 2 giấc tổng cộng là 6h30p/ngày bao gồm 1 giấc ban đêm 6h từ 12h khuya đến 6h sáng và 1 giấc 30 phút lúc 5h chiều.
 
Everyman
 
Chia ra làm 3 loại
 
 
Everyman 2 naps: bạn ngủ 5,2h/ ngày bao gồm 1 giấc 4,5h và 2 giấc 20p.
Everyman 3 naps: bạn ngủ 4 h/ ngày với 1 giấc 3 tiếng và 3 giấc 20p.
Everyman 4 naps: bạn ngủ 3 h/ ngày với 1 giấc 1 h 30p và 4 giấc 20p.
 
Dymaxion
 
 
Bạn sẽ ngủ 4 giấc 30 phút sau mỗi 6 tiếng đồng hồ trong 1 ngày
 
Uberman
 
 
Bạn sẽ ngủ  6 giấc 20 phút sau mỗi 4 tiếng đồng hồ / 1 ngày
 
Bạn sẽ cần lưu ý khi tập luyện
 
- Lịch ngủ trước. Ví dụ bạn chọn 12h trưa, 6h tối, 12h đêm và 6 giờ sáng là thời gian bắt đầu ngủ. Ok!
 
- Đồng hồ báo thức.
 
- Tuyệt đối tuân thủ thời gian. Ngủ thêm hoặc bỏ giấc thì cảm giác mệt mỏi sẽ hành hạ bạn trong 24h.
 
- Cố gắng vượt qua những tuần đầu tiên. 3 tuần đầu cực kỳ mệt mỏi và căng thẳng. Nhưng khi bắt được nhịp rồi bạn sẽ thấy thành quả tuyệt vời.
 
Nên tập luyện từng level một.Ví dụ Everyman 3 naps và hướng tới Dymation.
 
1 ví dụ về khung thời gian cho Everyman 3 naps :
 
1. Giấc ngủ chính từ 4-7h sáng.
 
2. 3 giấc ngủ con lần lượt lúc 12h trưa, 5h chiều, 10h đêm.
 
Tổng hợp
Phochungkhoan.vn

Bảy khái niệm tâm lý xuất hiện trong kỳ thi khó nhất phố Wall


Hành vi tài chính là một khái niệm tương đối mới, là sự kết hợp giữa học thuyết về hành vi con người với lĩnh vực kinh tế/tài chính thông thường với mục đích giải thích tại sao một số quyết định bất hợp lý vẫn xảy ra hàng ngày trên thị trường
Hàng ngàn nhà phân tích tài chính đầy tham vọng trên toàn thế giới sẽ tham dự vào một trong ba bài kiểm tra Chartered Financial Analyst (CFA) cuối năm nay. Một số nhỏ trong số những ứng cử viên tham dự bài thi cấp độ III sẽ gặp một chủ đề khá thú vị: hành vi tài chính.
Meir Statman, một trong những nhà tư tưởng vĩ đại đã nói rằng "Các nhà đầu tư thường "tầm thường" chứ không lý trí".
Hành vi tài chính dung hòa sự chênh lệch giữa giá trị theo lý trí và giá cả trị trường không theo lý trí. Đây là một lĩnh vực nghiên cứu đang bùng nổ hiện nay. Hai bậc thầy đứng đầu trong lãnh vực hành vi tài chính bao gồm Yale 's Robert Shiller và GMO 's Jame Montier
Một danh sách gồm bảy định kiến về hành vi tài chính ảnh hưởng tới quyết định của nhà đầu tư được biên soạn dưới đây. Đọc và bạn sẽ nhanh chóng nhận ra tại sao bạn đã đưa ra những quyết định thảm hại đến như vậy.
Lưu ý: Tất cả những định nghĩa này được trích từ Hersh Shefrin: Tham lam và sợ hãi, phần được yêu cầu đọc trong chương trình giảng dạy cấp độ III của Viện CFA, năm 2009.
Các nhà đầu tư luôn ngộ nhận họ là những nhà đầu tư tuyệt vời
Phochungkhoan
Nguồn: Internet
Quá tự tin có thể là khái niệm hành vi hành tài chính rõ ràng nhất. Đó là khi bạn đặt quá mức sự tự tin vào khả năng thực sự để dự đoán kết quả đầu tư của bạn.
Những nhà đầu tư quá tự tin thường là người có năng lực hạn chế nên do đó dễ dàng thay đổi quyết định
Nhà đầu tư tiêu hóa thông tin kém
Phochungkhoan
Nguồn: Internet
Đầu cơ giá cũng liên quan tới sự quá tự tin. Ví dụ bạn đưa ra một quyết định đầu tư ban đầu dựa vào thông tin sẵn có tại thời điểm đó. Sau đó bạn có được một số thông tin khác ảnh hưởng thiết yếu tới dự đoán ban đầu, nhưng thay vì tiến hành một kế hoạch nghiên cứu mới, bạn lại chỉ đem những cái cũ ra sửa lại.
Nếu bạn đang trong tình trạng đầu cơ giá, sửa đổi phân tích cái cũ sẽ không phản ánh đúng tình trạng hiện tại.
Sai lầm nối tiếp sai lầm
Phochungkhoan
Nguồn: Internet
Khi một công ty công bố một chuỗi các thu nhập khủng trong quý, kết quả là bạn cũng giả định công bố thu nhập tiếp theo của công ty nhiều khả năng cũng rất tích cực. Sự lầm lẫn này rơi vào trong phạm vi hành vi tài chính khá rộng, nôm na gọi là đại diện. Khi bạn nghĩ sai về một thứ có nghĩa là sẽ tồn tại một thứ khác.
Một ví dụ khác về sự đại diện đó là một công ty làm ăn tốt chắc có cổ phiếu tốt.
Nhà đầu tư hoàn toàn ghét mất tiền
Phochungkhoan
Nguồn: Internet
Ác cảm với thua lỗ, hoặc miễn cưỡng chấp nhận thua lỗ là điểm thua chí mạng. Ví dụ một trong những khoản đầu tư của bạn có thể bị rớt xuống 20% cho một lý do tốt. Quyết định tốt nhất có lẽ là nhìn nhận ra khoản lỗ và tiếp tụp tiến về phía trước. Bạn không thể cứu vãn tình thế tuy nhiên hãy nghĩ cổ phiếu đó sẽ có ngày trở lại.
Kiểu suy nghĩ này rất nguy hiểm vì nó thường dẫn đến sự gia tăng mất mát trong các khoản đầu tư của bạn. Hành vi này có phần giống với hành vi của một con bạc, đặt cược lớn với hy vọng gỡ gạc lại vốn ban đầu.
Nhà đầu tư gặp khó khăn khi muốn quên những ký ức buồn.
Phochungkhoan
Nguồn: Internet
Cách bạn làm việc/giao dịch trong tương lại thường bị ảnh hưởng bởi kết quả những vụ giao dịch trước đã xảy ra. Chẳng hạn như đã có lúc lợi nhuận từ cổ phiếu sau khi bán là 20%, rồi giá cổ phiếu đó tiếp tục tăng. Và bạn tự nhủ với bản thân rằng " Giá như mình kiên nhẫn đợi". Hay có khi một trong những khoản đầu tư của bạn bị rớt giá, bạn bế tắc vì không thể bán chúng tại giá trị ban đầu của nó. Tất cả điều này dẫn tới cảm giác cực kỳ hối tiếc.
Tối thiểu hóa hối tiếc xảy ra khi bạn tránh đầu tư hoàn toàn hoặc đầu tư thận trọng bởi vì bạn không muốn cảm nhận sự hối tiếc.
Linh hoạt
Phochungkhoan
Nguồn: Internet
Khả năng chấp nhận rủi ro của bạn được xác định thông qua tình trạng tài chính cá nhân, điểm sinh lời và quy mô của khoản đầu tư trong phạm vi danh mục đầu tư của bạn. Trạng thái phụ thuộc là một khái niệm liên quan đến khuynh hướng thay đổi mức độ chịu đựng chịu rủi ro dựa vào hướng đi của thị trường. Ví dụ khi bạn sẵn sàng chịu đựng rủi ro có thể dẫn đến thất bại khi thị trường xuống. Trái lại, khả năng chịu đựng rủi ro tăng khi thị trường đi lên.
Điều này khiến nhà đầu tư mua với giá cao nhưng bán giá thấp.
Nhà đầu tư rất giỏi biện minh
Phochungkhoan
Nguồn: Internet
Đôi khi các khoản đầu tư của bạn bị rớt giá, tất nhiên đó không phải là lỗi của bạn, đúng không?Cơ chế bảo vệ trong hình thức biện minh có liên quan đến sự quá tự tin.  Và đây là một số lời biện minh thường gặp:
  • "Giá như": giá như chuyện không xảy ra, thì mình cũng không phải không đúng. Đáng tiếc là bạn không thể chứng minh điều ngược lại.
  • "Gần đúng": Nhưng đôi khi gần như vẫn là chưa đủ.
  • "Nó chưa xảy ra": Không may là "thị trường có thể kéo dài trạng thái bất hợp lý lâu hơn giới hạn tiền của chúng ta."
  • "Công cụ dự báo duy nhất": Mắc một sai lầm không có nghĩa là bạn sẽ sai về tất cả thứ còn lại, điều này đúng chứ?

Nguồn: Businessinsider
HÀ CHI
Phochungkhoan

10 bước để có được công việc tại quỹ phòng hộ rủi ro


Quỹ phòng hộ rủi ro tuy không nhiều, nhưng lại tuyển dụng những vị trí với mức lương “khủng”. Để có được công việc như vậy dĩ nhiên cũng rất khó khăn. Nhưng bạn đừng lo, bài viết sau sẽ chỉ cho bạn cách rút ngắn con đường ấy và có được một vị trí như mình mong muốn. Trong bài viết, bạn cũng sẽ được biết thêm một số phương pháp giúp định hướng mục tiêu nghề nghiệp, tạo lập mối quan hệ. Chắc chắn chúng ít nhiều sẽ có lợi cho nghề nghiệp của bạn sau này. Còn bây giờ, chúng ta hãy cùng nhau đi vào bài đọc nhé.
Quỹ phòng hộ rủi ro được nhắc đến hàng trăm lần trên các phương tiện đại chúng hằng ngày và tuyển dụng một vài chuyên gia với mức lương hấp dẫn nhất. Nó không phải là sàn catwalk để bạn khởi đầu công việc phòng hộ rủi ro của mình, bởi vì xây dựng nên một sự nghiệp tại quỹ phòng hộ rủi ro đòi hỏi rất nhiều tâm huyết và các mối quan hệ (networking stamina). Nhiều quỹ phòng hộ rủi ro nhận đến 100 đơn xin việc mỗi tuần từ sinh viên đến các giáo sư giàu kinh nghiệm đang tìm kiếm cơ hội nghề nghiệp.
Làm thế nào bạn được cất nhắc, vượt qua vòng phỏng vấn và giành lấy một chỗ tại quỹ phòng hộ rủi ro? Dù bạn có đang tìm kiếm vị trí cấp thấp hay một công việc cấp trung như nhà quản trị quỹ, 10 bước dưới đây sẽ giúp bạn có một khởi đầu thuận lợi.
Bước 1: Phải chắc rằng bạn thật sự mong muốn được làm cho một quỹ phòng hộ (Be Sure You Really Want to Work for a Hedge Fund)
Bạn càng chắc chắn rằng mình muốn làm việc cho một quỹ phòng hộ và không phải làm kế toán hay làm việc cho quỹ tương hỗ, ETF, quỹ chứng khoán tư nhân (private equity fund), bạn càng dễ dàng định hướng 10 bước này và có được công việc đầu tiên tại quỹ phòng hộ.
Mời bạn đọc thêm:
Nếu bạn thật sự muốn làm việc cho một quỹ phòng hộ, nó sẽ thể hiện qua tính tự kỷ luật (self-discipline), mối quan hệ (networking), kiến thức chuyên ngành, đam mê và cuối cùng là hành động của bạn. Bạn có thể đổi ý sau, nhưng nếu muốn thử làm việc trong ngành công nghiệp này, hãy đánh cược tất cả và học càng nhiều càng tốt. Hãy kiên định với mục tiêu, tự cam kết  làm việc từ 3 đến 5 năm và chờ xem nó đem lại gì cho ta.
Bước 2: Trở thành người học việc trong ngành phòng hộ rủi ro (Become a Student of the Hedge Fund Industry)
Nếu mục tiêu của bạn làm việc cho một quỹ phòng hộ, thì hãy tập những thói quen hằng ngày phục vụ cho mục tiêu ấy. Ví dụ như viết bài không công cho quỹ phòng hộ, đọc hai đến ba chương sách về chúng hoặc tham gia một hội /câu lạc bộ phòng hộ rủi ro ở địa phương. Để có cảm giác quen dần với nơi sẽ làm việc, bạn cần học những điều căn bản sau:
  • Ai đóng vai trò chủ yếu trong ngành này?
  • Thuật ngữ/định nghĩa nào bạn cần đặc biệt quan tâm?
  • Nhà quản trị quỹ dùng chiến lược gì phổ biến?
Bước 3: Sử dụng chiến lược ba vòng tròn (Use the Three-Circles Strategy)
Phochungkhoan.vn
Chiến lược ba vòng tròn
(Nguồn: Internet)
Jim Collins đã viết một cuốn sách bán chạy vào năm 1995 mang tên “Từ tốt đến tuyệt vời” ("Good To Great"). Trong nghiên cứu của mình, ông ấy phát hiện rằng một số công ty nhảy vọt từ tốt lên đến thật sự tuyệt vời là nhờ áp dụng “chiến lược ba vòng tròn”.
Khi đối mặt với một quyết định khó khăn hoặc bước ngoặt trong việc kinh doanh, các nhà lãnh đạo sẽ vẽ ba vòng tròn. Một vòng gồm tập hợp các đam mê, một vòng là tập hợp những thứ tận dụng được kinh nghiệm của họ và một vòng gồm các ý tưởng có tiềm năng đem lại lợi nhuận cao. Rồi họ lấy phép giao ba vòng tròn này. Nói cách khác, để thành công trong ngành công nghiệp phòng hộ rủi ro và đưa ra quyết định khôn ngoan, tốt nhất là bạn nên chọn những mục tiêu mình vừa đam mê, vừa có kiến thức lẫn kinh nghiệm tốt về nó và vừa đem lại lợi nhuận cao.
Bước 4: Xác định cố vấn nghề nghiệp cho lĩnh vực phòng hộ rủi ro (Identify Hedge Fund Career Mentors)
Khi sớm khám phá thế giới của các quỹ phòng hộ rủi ro, bạn nên cố gắng xác định một vài nhà cố vấn tiềm năng, người mà ta có thể tạo lập mối quan hệ. Thường tốn khá nhiều thời gian để xây dựng được mối quan hệ này, nhưng nhiều người thành công sẵn lòng hỗ trợ bạn nếu họ có thời gian. Để tạo ấn tượng tốt với một nhà tư vấn, bạn sẽ cần thể hiện sự cam kết, thái độ cầu tiến trong học tập, tính kiên nhẫn, khiêm tốn và một lòng khao khát kiến thức tột độ.
Bước 5: Hoàn thành một hoặc nhiều cuộc thực tập (Complete One or More Internships)
Phochungkhoan.vn
Thực tập
(Nguồn: Internet)
Một khi bạn đã am hiểu nhiều hơn về quỹ phòng hộ rủi ro và tìm cho mình một nhà cố vấn ưng ý, bạn nên bắt đầu tìm kiếm những đợt thực tập. Thậm chí nếu bạn đang làm việc toàn thời gian tại một vị trí khác, dành từ 5 đến 10 giờ một tuần để tiến hành nghiên cứu về một quỹ phòng hộ có lẽ đủ để bạn biết cách thức họ hoạt động hoặc cách họ sáng tạo ra những ý tưởng giao dịch. Cố gắng làm việc tại chỗ (ở công ty) nếu có thể, nhưng đừng bỏ qua cơ hội học tập tuyệt vời khi phải thực tập từ xa nếu không còn cách nào khác.
Khi bạn muốn học càng nhiều càng tốt trong suốt kỳ thực tập, hãy đặt mình ở vị trí chủ sở hữu quỹ - họ rất bận rộn và làm việc chăm chỉ trong một môi trường cạnh tranh gay gắt. Theo dõi sát sao các chi tiết và đừng thắc mắc quá nhiều ngay từ đầu, nếu không bạn sẽ thành ra người làm tiêu tốn thời gian mà chẳng giúp ích gì cho họ. Cố gắng học tập trong môi trường đó và góp nhặt cho mình càng nhiều càng tốt. Nhiều cuộc thực tập đòi hỏi bạn phải làm ở các vị trí khác nhau, vài việc có vẻ tầm thường nhưng lại giúp ích cho người khác trong công ty.
Bước 6: Tạo nên giá trị khác biệt cho bản thân (Develop Your Unique Value Proposition)
Phochungkhoan.vn
Tôi khác biệt
(Nguồn: Internet)
Bạn đã đọc các bài viết, sách vở, hoàn thành vài cuộc thực tập và phát triển quan hệ với cố vấn. Giờ là lúc tự hỏi mình phù hợp với vị trí nào. Hãy trả lời hai câu sau:
  • Bạn thích loại công việc gì?
  • Bạn sẵn sàng đảm nhận trách nhiệm gì?
Điều này cũng giống với chiến lược ba vòng tròn, chỉ khác ở chỗ bạn cần có hành động rõ ràng hơn để quyết định vị trí mình sẽ ứng tuyển. Chẳng hạn nếu bạn muốn trở thành một nhà phân tích thị trường mới nổi, hãy viết một vài bài nghiên cứu mới về vấn đề này, hoặc chuyên môn hoá kiến thức của mình trong một mảng bằng cách đào sâu hơn, tiến hành phỏng vấn 10 quỹ đầu tư vào thị trường mới nổi (emerging market funds) và đọc 5 quyển sách chuyên đề có liên quan.
Đừng trở nên chung chung, mờ nhạt; hãy tạo sự khác biệt và tìm kiếm thứ làm bạn đam mê. Xác định cho mình một mảng và trở nên cự kỳ uyên thâm về nó, để nổi bậc so với những ứng viên chỉ đầu tư ở mức độ trung bình. Hãy cẩn thận, đừng để mình trở thành kẻ kiêu ngạo và tự mãn vì nhà tuyển dụng sẽ không muốn cất nhắc một người như vậy.
Bước 7: Mẹo nhỏ cho công việc tại quỹ phòng hộ (Hedge Fund Job Tips)
Mỗi quỹ phòng hộ rủi ro đều khác nhau, nhưng trong ngành này, vẫn có một vài đặc điểm và kỹ năng đặc trưng mà nhiều chủ sở hữu quỹ tìm kiếm. Bạn hãy tham khảo dưới đây:
  • Định lượng kinh nghiệm và khả năng: cá nhân bạn đã đem đến cho doanh nghiệp bao nhiêu tiền?
  • Học vấn: Cúp Ivy, MBA, tiến sĩ tài chính định lượng - quant
  • Sự trung thành, đam mê và khiêm tốn
  • Vài khả năng đặc biệt như: PR, khả năng kêu gọi góp vốn (asset gathering ability) hoặc lợi thế thông tin.
  • Chứng chỉ CFA, CAIA hoặc của Hiệp hội Phòng hộ Rủi ro (Chartered Hedge Fund Associate - CHA).
  • Danh tiếng của bạn tại các quỹ phòng hộ trước đó hoặc kinh nghiệm môi giới.
  • Sẵn sàng chấp nhận mức hoa hồng/tiền thưởng công ty đưa ra.
Mời bạn đọc thêm:
Bước 8: Có được vị trí không đăng tuyển dụng tại quỹ phòng hộ (Land the Unadvertised Hedge Fund Job)
Một cách để tìm công việc không được đăng tuyển dụng chính là gọi điện trực tiếp (cold-calling) các công ty hoặc doanh nghiệp có tên trong danh sách ở phòng thương mại, các hội đồng hoặc hiệp hội trong ngành. Với ngành phòng hộ rủi ro, điều này có thể thực hiện được nhờ mối quan hệ thông qua Nhóm Phòng hộ Rủi ro (Hedge Fund Group - HFG), Hiệp hội Phòng hộ Rủi ro (Hedge Fund Association - HFA), Hội Các nhà cung cấp Dịch vụ Phòng hộ Rủi ro (HedgeWorld Service Provider Directory) hoặc cộng đồng CFA tại địa phương bạn.
Các cuộc phỏng vấn nhiều thông tin (Informational interviews) có thể là một cách tuyệt vời để có những vị trí giúp bạn được huấn luyện tốt, tăng thêm kinh nghiệm và một chút thu nhập, cũng như phù hợp cho bạn hơn so với các quảng cáo chung chung trên những phương tiện truyền thông. Nếu bạn tiếp cận một công ty nhỏ hoặc phát triển nhanh và thể hiện đam mê thật sự của mình, cam kết và sự tự tin khi làm việc với họ, bạn sẽ có một vị trí tận dụng đến các kỹ năng của mình. Cuối cùng thì bạn sẽ trở nên cự kỳ tiềm năng trước mắt nhà tuyển dụng với thế mạnh và niềm đam mê.
Một cách tiếp cận đặc trưng (A Specialized Approach)
Hãy dùng phương pháp này để tìm kiếm một vị trí trong ngành phòng hộ rủi ro: Gặp 4 doanh nghiệp môi giới hàng đầu (prime brokerage firms), 2 nhà quản lý, 20 chuyên viên phân tích và nhà quản trị danh mục của quỹ phòng hộ. Nói về bản thân mình và mời họ uống cà phê để biết thêm về việc kinh doanh của họ. Nếu bạn có đủ hiểu biết, họ sẽ thay phiên nhau hỏi xem điều bạn muốn là gì và làm thế nào có thể giúp được bạn. Khi cuộc gặp gỡ kết thúc, hãy hỏi thêm tên hai hoặc ba cá nhân khác, những người có thể gặp bạn và xem các mối quan hệ này mở rộng ra.
Bước 9: Xem xét công việc của các nhà cung cấp dịch vụ phòng hộ rủi ro (Consider Hedge Fund Service Provider Jobs)
Tuy một vài công việc cung ứng dịch vụ có vẻ kém vinh quang hơn làm việc trực tiếp cho một quỹ phòng hộ, nhưng vẫn có nhiều cơ hội nghề nghiệp tuyệt vời cho bất cứ ai giàu kinh nghiệm trong việc môi giới (prime brokerage), quản trị rủi ro hoặc quản lý quỹ phòng hộ. Các vị trí này giúp bạn biết thêm nhiều nhà quản trị quỹ phòng hộ cá nhân, người có thể sẽ thuê bạn ngay tức khắc nhờ chuyên môn và mối quan hệ của bạn. Việc môi giới nhất định có thể là nơi rèn luyện cho công việc tiếp thị quỹ của các quỹ (fund-of-funds) và nghề tiếp thị qua trung gian thứ ba (third-party marketing).
Bước 10: Nộp đơn xin việc tại quỹ phòng hộ (Apply to Hedge Fund Jobs)
Nếu bạn đã thực hiện qua 9 bước trên, có lẽ bạn đã hình dung sơ nét về loại hình phòng hộ rủi ro hoặc nhóm cung ứng dịch vụ mà mình muốn vào làm. Rất ít nhà tuyển dụng muốn làm việc với người dưới ba năm kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Nhiều giáo sư đã sửdụng thành công kinh nghiệm từ các ngành khác để bước vào thế giới phòng hộ rủi ro, nhưng nhà tuyển dụng có thể không muốn làm việc với kiểu ứng viên này. Sự đặt cược tốt nhất để có được vị trí ấy chínhlà:
  • Phương pháp phỏng vấn nhiều thông tin bên trên
  • Kết nối với chuyên gia của quỹ phòng hộ rủi ro tốt nghiệp từ trường bạn
  • Gia nhập Nhóm Phòng hộ Rủi ro (Hedge Fund Group - HFG)
  • Lấy được chứng chỉ CFA, CAIA hoặc CHA
  • Tham gia những hội nghị phòng hộ rủi ro để kết nối với các chuyên gia
Phochungkhoan.vnPhochungkhoan.vnPhochungkhoan.vn
CFA, Hiệp hội Phòng hộ Rủi ro (CHA), Nhóm Phòng hộ Rủi ro (HFG)
(Nguồn: Internet)
Nếu bạn có cơ hội đăng ký ứng tuyển trực tiếp vào một quỹ phòng hộ, hãy chắc chắn là bạn tìm ra danh sách một số chuyên gia thông qua điện thoại và đề nghị gặp họ một vài ngày trước khi nộp hồ sơ.
Kết luận
Hầu hết các quỹ phòng hộ rủi ro muốn thuênhững cá nhân khao khát làm việc, khiêm tốn và thông minh. Nếu bạn nhớ điều này khi đọc qua kế hoạch của bước thứ 10 ở trên, bạn có thể sẽ nắm được cơ hội tuyệt vời để có được công việc và thành công hơn trên con đường sự nghiệp của mình.
Mời bạn đọc thêm:
Nguồn: Investopedia.com
Nguyễn Hoàng Thịnh
Phochungkhoan.vn