August 22, 2013

7 hình thức sở hữu chéo và đầu tư chéo của các ngân hàng thương mại

7 hình thức sở hữu chéo và đầu tư chéo của các ngân hàng thương mại

Sở hữu chéo đóng vai trò như chất dẫn, lan truyền rủi ro giữa các định chế tài chính và doanh nghiệp liên quan khi cổ đông gặp khó khăn trong kinh doanh.
Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia ngày 31/7 vừa tổ chức buổi hội thảo về “Rủi ro sở hữu chéo và đầu tư chéo”, quy tụ hơn 100 chuyên gia đầu ngành.
Theo tường thuật của VNEconomy, tại buổi hội thảo này, ông Bùi Huy Thọ, Phó vụ trưởng Vụ Quản lý cấp phép các tổ chức tín dụng và hoạt động ngân hàng thuộc Cơ quan Thanh tra giám sát ngân hàng (Ngân hàng Nhà nước) cho biết, có 7 hình thức sở hữu chéo và đầu tư chéo, gồm:
(1) Tổ chức tín dụng góp vốn qua lại với nhau và với các công ty con của nhau;
(2) Một tổ chức tín dụng sở hữu cổ phần nhiều tổ chức tín dụng khác;
(3) Một ngân hàng cùng các cổ đông của ngân hàng mình sở hữu cổ phần tại nhiều tổ chức tín dụng khác;
(4) Một ngân hàng sở hữu cổ phần tại một tổ chức tín dụng khác đồng thời nhận ủy thác đại diện cho các cổ đông chính tại tổ chức tín dụng đó;
(5) Một số ngân hàng có sở hữu cổ phần tại tổ chức tín dụng khác đồng thời có quan hệ vay vốn và tiền gửi lớn với tổ chức tín dụng đó;
(6) Một số cổ đông và người có liên quan nắm giữ cổ phần của tổ chức tín dụng vượt quá tỷ lệ cho phép, đồng thời lại có quan hệ vay vốn lớn tại tổ chức tín dụng;
(7) Ngân hàng mua trái phiếu của công ty con hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán, bảo hiểm (hình thức cấp tín dụng cho công ty con) hoặc đặt cọc, ủy thác đầu tư qua công ty con.
Ngược lại, các công ty con cũng thực hiện nhiều giao dịch như gửi tiền hoặc sở hữu cổ phiếu của chính ngân hàng.

 - See more at: http://bfinance.vn/tai-chinh-doanh-nghiep/7-hinh-thuc-so-huu-cheo-va-dau-tu-cheo-cua-cac-ngan-hang-thuong-mai.aspx#sthash.khvfX9X3.dpuf

No comments:

Post a Comment