August 24, 2013

[George Soros] Thuyết phản hồi - Mô thức mới trong thị trường tài chính


Nếu như các bài trước về Thuyết phản hồi của Soros cho chúng ta biết về tư tưởng, cách tiếp cận của ông với Thị trường Tài chính thì bài viết này sẽ cho chúng ta cái nhìn sau sắc hơn về Thuyết phản hồi và các mô hình mà Soros đã xây dựng dựa trên sự phản hồi của thị trường.
Thị trường luôn trở lại vị trí cân bằng là tư tưởng chủ đạo trong các học thuyết tài chính hiện đại. Các nhà kinh tế - tài chính hiện đại cho rằng, các NĐT luôn có thông tin hoàn hảo và hành động một cách hợp lý dựa trên thông tin đó. Họ cho rằng giá trị nội tại của cổ phiếu được sinh ra từ các yếu tố cơ bản và giá trị thị trường có xu hướng quay trở về trạng thái cân bằng (giá trị nội tại) khi dao động vượt ra khỏi trạng thái này. Nói cách khác, đây là hai giá trị khác biệt nhau. Tuy nhiên, Soros lại có cách nhìn khác. Với xuất phát điểm là sự không hoàn hảo vốn dĩ luôn tồn tại trong thế giới mà chúng ta đang sống, do chúng ta là một phần của cái thế giới mà chúng ta đang tìm cách hiểu. Có hai chức năng luôn tồn tại cùng nhau trong quá trình hiểu một hoàn cảnh và tham dự vào hoàn cảnh đó. Một mặt, con người tìm cách hiểu cái thế giới nơi họ đang sống (chức năng nhận thức). Mặt khác, con người luôn tìm cách gây ảnh hưởng lên thế giới và thay đổi nó để làm lợi cho mình (chức năng thao túng).

Cũng tương tự như vậy, Soros cho rằng thị trường tài chính giống như một trò chơi và chúng ta là một phần trong trò chơi đó. Không có nơi nào tuyệt với để làm phòng thí nghiệm cho thuyết phản hồi của Soros hơn thì trường tài chính, vì không có nơi nào mà vai trò của yếu tố kỳ vọng lại thể hiện rõ trong thị trường tài chính. Các NĐT không hành động hoàn toàn dựa trên kiến thức của họ mà họ kỳ vọng rất lớn vào giá trị tương lai. Các kỳ vọng đó có thể sai và là nguyên nhân khiến thị trường di chuyển một cách lệch lạc với bản chất ban đầu của nó. Như vậy dẫn đến một nghịch lý tồn tại ở đây, vậy những học thuyết kinh tế, những báo cáo, những dự đoán… là kết quả vận động của thị trường hay chính những báo cáo đón đã khiến thì trường đi theo hướng mà một số người mong muốn? Một nhà kinh tế học đã trình bày một học thuyết kinh tế trong khi họ chính là thành phần làm nên kết quả của những báo cáo tham chiếu đó. Để thiết lập được sự tương ứng giữa sự thật và các báo cáo thì chúng phải độc lập với nhau - đó là một yêu cầu “không thể thực hiện được khi chúng ta là một phần của thế giới mà chúng ta đang tìm hiểu” (Soros 2008)

Hiểu được thuyết phản hồi của Soros khác với các lý thuyết kinh tế và tài chính như thế nào sẽ hữu ích để xác định đâu là một lý thuyết làm hệ thống thay đổi thị trường.

Nhà xã hội học người Áo, Karl Mueller (1998) đã đề xuất một lý thuyết về sự tương tác giữa Kiểu Gen và Kiểu Hình.
Hình 1. Lý thuyết biểu sinh của Karl Mueller
Chúng ta cứ hãy tưởng tượng thế này, Kiểu Gen (KG) giống như yếu tố cơ bản (giá trị nội tại) của một doanh nghiệp còn Kiểu Hình (KH) là những kết quả thể hiện ra bên ngoài của doanh nghiệp đó (giá trị thị trường). Khi nhắc đến KG và KH chúng ta thường chỉ nghĩ KG sẽ quyết định KH cho một cá thể hay quần thể. Nhưng đứng dưới góc độ là NĐT dài hạn, chúng ta thử mở rộng mô hình này cả về không gian và thời gian. KG quyết định KH của 1 loài. Đột biến gen xảy ra ở một số cá thể trong loài và khi môi trường thay đổi, chọn lọc tự nhiên bắt đầu diễn ra. Những cá thể hoặc quần thể còn tồn tại được và hình thành nên loài mới. Lưu ý ở đây chọn lọc tự nhiên diễn ra dựa trên KH, vậy điều này có phải là KH đã quyết định sự tồn tại của KG? Bản thân tôi nhận thấy không phải đơn thuần Soros hay Karl đã chọn mô hình này bằng việc hình tượng hóa giá trị doanh nghiệp thành KG và KH mà còn là những mối liên kết giữa chúng nhau và với môi trường như thế nào để từ đó có cái nhìn nhận sâu sắc hơn khi áp dụng vào thị trường tài chính.

Hơn nữa, lưu ý rằng các ngành học khác nhau mô tả các hệ thống theo các cách khác nhau. (Umpleby, 1997) hệ thống xã hội có thể được mô tả bằng các yếu tố cơ bản khác nhau.
·        Variables – được sử dụng bởi các ngành như vật lý và kinh tế. Nhà vật lý đo khối lượng, độ dài, thời gian, vận tốc, gia tốc, áp suất, nhiệt độ,… Nhà kinh tế đo các biến như giá, tiết kiệm, thu nhập, tỷ lệ tăng trưởng, và lợi tức đầu tư…
·        Events – là những mối quan tâm chính của các lĩnh vực như khoa học và lịch sử. Các nhà khoa học máy tính mô tả trình tự của các hoạt động- nhân, cộng, trừ, chia, lưu trữ, sử dụng,… Các nhà sử học nghiên cứu hệ thống về các sự kiện quan trọng, ví dụ như, 1066, 1492, 7/12/1941 và 9/11/2001.
·        Groups – là tâm điểm của sự chú ý của các nhà xã hội học và các nhà khoa học chính trị.
·        Ideas – niềm tin, giá trị và giả định, là các đối tượng của những nhà triết học, tâm lý học nhân chủng học và văn hóa.

Lý thuyết khoa học cổ điển chỉ sử dụng 2 yếu tố Variables và Ideas. Đó là các biến được định nghĩa và đo lường, mối quan hệ giữa chúng được đề xuất và thử nghiệm. Mặc dù hầu hết công việc trong kinh tế mô tả hệ thống xã hội với các biến số, Soros sử dụng tất cả bốn yếu tố - Variables, Events, Groups và Ideas.
Hình 2. Một thuyết phản hồi tác động tại 2 mức.
Dó đó, các phân tích hệ thống xã hội của Soros hoàn thiện hơn so với các học thuyết chỉ thuần túy phân tích kinh tế. Phản hồi là quá trình chuyển đổi qua lại giữa các nhận thức và hành động.
Đối với Soros, hiểu được “xu hướng” hay nhận thức được “xu hướng” của những người tham gia thị trường là rất quan trọng. Tính phản hồi có thể được cắt nghĩa như một vòng tròn hay một vòng phản hồi hai chiều giữa quan điểm của những người tham dự với hoàn cảnh hiện tại. Người ta ra quyết định không chỉ dựa trên hoàn cảnh thực sự  mà họ phải đối diện, mà còn trên nhận thức của họ về hoàn cảnh đó.
Quyết định của họ tác động lên hoàn cảnh (chức năng thao túng), và những thay đổi của hoàn cảnh lại rất có thể sẽ làm cho họ thay đổi nhận thức (chức năng nhận thức). Hai chức năng này vận hành cùng lúc chứ không liên tiếp nhau. Nếu phản hồi là nối tiếp, nó sẽ tạo ra một chuỗi kết nối xác định duy nhất dẫn thẳng từ dữ kiện tới nhận thức, tới dữ kiện mới và rồi tới nhận thức mới và cứ thế mãi.
Dưới đây là một số mô hình về thuyết phản hồi của Soros.

Một mũi tên (+) báo hiệu một mối quan hệ đồng biến. Một mũi tên (-) cho thấy mối quan hệ nghịch biến. Các dấu hiệu trên một vòng lặp được xác định bằng sự cộng hưởng của mũi tên với nhau, sự cộng hưởng có thể dương hoặc âm. Do đó, một số lẻ các dấu hiệu tiêu cực cũng nằm trên những mũi tên hình thành nên một vòng phản hồi tích cực. Một số chẵn các dấu hiệu tiêu cực nằm trên những mũi tên hình thành nên một vòng phản hồi tiêu cực. Vòng phản hồi tích cực được hình thành do sự tăng trưởng hay suy thoái; sự khác biệt giữa thời điểm ban đầu và hiện tại là do sự cộng vào. Vòng phản hồi tiêu cực  hình thành một cách ổn định, sự khác nhau giữa điểm ban đầu và hiện tại do sự trừ đi.
Hình 3: 2 chức năng trong thuyết phản hồi.
Lý thuyết kinh tế học đã cố gắng rất nhiều để loại tính phản hồi ra khỏi trọng tâm của nó. Ban đầu, các nhà kinh tế học cổ điển đơn giản cho rằng những thành viên thị trường khi ra quyết định là dựa trên tri thức (thông tin) hoàn hảo: một trong những định đề cho lý thuyết cạnh tranh hoàn hảo chính là thông tin hoàn hảo. Trái ngược lại Soros cho rằng thị trường luôn “thiên vi” theo hướng nào đó. Ông lưu ý rằng nếu giả thuyết thị trường hoàn hảo là đúng, giá cổ phiếu sẽ đi theo một xu hướng dài hạn ít biến động. Trong thực tế giá cổ phiếu biến động đáng kể. Lý thuyết cân bằng trong nền kinh tế nói rằng sự gia tăng cầu sẽ dẫn giá cao hơn, khi đó cầu sẽ giảm xuống. Tương tự như vậy, sự sụt giảm nguồn cung sẽ dẫn giá cao hơn, khi đó nguồn cung sẽ tăng lại. Đây là cả 2 quá trình phản hồi tiêu cực. Phản hồi tiêu cực hình thành ổn định. Tuy nhiên, đối với “đội lái” tăng giá là một dấu hiệu để mua, do đó giá tiếp tục tăng. Giá giảm sẽ khiến nhiều nhà đầu tư bán, do đó giá tiếp tục giảm. Đây là quá trình phản hồi tích cực, ít nhất trong ngắn hạn. Phản hồi tích cực mô tả sự tăng trưởng hay suy thoái.
Hình 4: Thuyết cân bằng với phản hồi tiêu cực; thuyết phản hồi với phản hồi tích cực.
Để chứng minh học cho thuyết phản hồi của mình, trong cuốn “Thuật giả kim tài chính” (năm 1987) Soros cung cấp một vài mô hình để lý giải các sự kiện tài chính trên thế giới. Vậy thì những mô hình đó là gì? Chúng hoạt động ra sao? Và Soros đã áp dụng các mô hình đó như thế nào?

Đình Lân & Aries Lee
Phochungkhoan.vn
Trong khi, Buffett tìm cách mua 1 vật có giá trị $1với giá 40 hoặc 50 cent, thì Soros lại hạnh phúc khi trả $1, hoặc thậm chí nhiều hơn $1, vì khi đó ông có thể nhìn thấy một sự thay đổi sẽ làm tăng giá của vật đó lên đến $2 hoặc $3.
Để chứng minh học cho thuyết phản hồi của mình, trong cuốn “Thuật giả kim tài chính” (năm 1987) Soros cung cấp một vài mô hình như:
Thị trường tiền tệ
Hình 5: Thị trường tiền tệ theo thuyết cân bằng.
Hình 6: Phản hồi trong thị trường tiền tệ. Mô hình này là một vòng luẩn quẩn xảy ra dưới thời tổng thống Carter: đồng tiền mất giá và lạm phát gia tăng, nhưng lại là một chu kỳ tốt dưới thời tổng thống Reagan: tiền tệ tăng giá và lạm phát giảm tốc.
Sự bùng nổ các tập đoàn
Hình 7: Variables - Mô hình bùng nổ các tập đoàn

Bảng 1. Ideas - Cách nhìn nhận khác về mô hình bùng nổ tập đoàn dưới góc nhìn của Thuyết phản hồi
  Cách quan sát thông thườngCách quan sát theo thuyết phản hồi
Tăng EPS có ý nghĩa với các công ty đã tìm ra phương pháp quản lý tốt.EPS tăng điều đó đồng nghĩa với công ty đang hoạt động ngày càng tốt và có chính sách quản lý tốt.
Bảng 2. Groups - Ba nhóm cơ bản trong mô hình bùng nổ tập đoàn
·       Nhà quản lý của các tổ chức, những người mua lại các công ty khác.
·       Nhà đầu tư, những người tin vào cái gì đó mới và hoàn hảo.
·       Nhà đầu tư, những người dùng lý thuyết phản hồi.
Bảng 3. Events - Những diễn biến trong mô hình bùng nổ tập đoàn
·       Một công ty công nghệ cao với một tỷ số P/E cao bắt đầu đa dạng hóa.
·       Nó mua các công ty hàng tiêu dùng với tỷ số P/E thấp.
·       Khi thu nhập tăng, giá của các tập đoàn cũng tăng lên.
·       Một cổ phiếu cao đồng nghĩa với khả năng đi vay lớn hơn.
·       Các tập đoàn đi vay để mua nhiều hơn những công ty hàng tiêu dùng.
·       Lãi cơ bản trên mỗi cổ phiếu tiếp tục tăng.
·       Các nhà đầu tư háo hức mua thêm cổ phiếu.
·       Cuối cùng mọi người nhận ra rằng bản chất công ty đã thay đổi và tỷ lệ P/E cao là không hợp lý.
·       Sau đó giá cổ phiếu giảm mạnh về đúng bản chất của công ty.
Để xem xét sự bùng nổ của các tập đoàn, Soros lấy ví dụ về một công ty công nghệ cao với một P/E cao, bắt đầu đa dạng hóa. Nó mua các công ty bán hàng tiêu dùng với cổ tức cao, P/E thấp. Khi hình thành một tập đoàn, giá của công ty tăng lên. Giá cổ phiếu cao hơn có nghĩa khả năng đi vay lớn hơn. Các tập đoàn vay mượn để mua nhiều công ty hàng tiêu dùng hơn nữa. Lãi cơ bản trên mỗi cổ phiếu tiếp tục tăng. Nhà đầu tư háo hức mua thêm cổ phiếu. Cuối cùng mọi người nhận ra rằng bản chất của công ty đã thay đổi và P/E cao như vậy là không hợp lý. Sau đó giá giảm xuống về đúng bản chất của công ty. Hình 7 và bảng 1, 2 và 3 cho thấy sự bùng nổ tập đoàn có thể được mô tả bằng 4 yếu tố Variables, Events, Groups và Ideas.
Quỹ tín thác đầu tư bất động sản
Quỹ đầu tư mạo hiểm bùng nổ và sự sụp đổ
Hình 9: Quỹ đầu tư mạo hiểm.
Chu kỳ tín dụng
 Tác động đối với tài chính
Ngày nay, hầu hết công việc nghiên cứu trong lĩnh vực tài chính đều liên quan đến việc xây dựng mô hình toán học. Mặc dù tài chính hành vi chiếm một phần ngày càng tăng trong lĩnh vực này, nhưng thật sự nó không được sử dụng rộng rãi. Soros với quan điểm trái ngược, ông cho rằng tài chính như một trò chơi nhiều người liên quan đến nhau và có cả bản thân mình trong cuộc chới đó. Trong khi tài chính chú hành vi trọng vào mô tả quyết định cá nhân, thì Soros đề cập đến hành vi của hệ thống lớn trong xã hội.
Dahlem và Trauffner (2005) đã so sánh những ý tưởng của Soros để trình bày về suy nghĩ trong tài chính và lý thuyết Markowitz. Họ chỉ ra ba bước trong việc lựa chọn danh mục đầu tư.
·       - Quan sát và kinh nghiệm.
·       - Niềm tin vào tương lai. (Soros tập trung vào đây)
·       - Lựa chọn các danh mục đầu tư. (Markowitz tập trung ở đây)
Lý thuyết Markowitz được sử dụng rộng rãi bởi các nhà quản lý tài chính. Nó được dựa trên toán học và thống kê. Nó giả định một xu hướng cân bằng thị trường. Tập trung vào dữ liệu lịch sử. Ngược lại thuyết phản hồi không thường được các nhà quản lý tài chính sử dụng. Nó không chỉ dựa vào kinh tế mà còn tâm lý và chính sách quốc gia. Nó giả định sự mất cân bằng thị trường. Tập trung vào các quyết định tương lai của các nhà đầu tư và các nhà hoạch định chính sách.
Cách tiếp cận của Markowitz tập trung sự cân bằng giữa lợi tức và rủi ro. ông cho rằng các nhà đầu tư quan tâm đến rủi ro - lợi tức và học thuyết của ông là dùng để đánh giá mối quan hệ rủi ro - lợi tức đó. Hoạt động chính là phân tích dữ liệu và mục tiêu là tránh những biến động. Trong khi Soros nhấn mạnh lợi nhuận tuyệt đối cao. Ông định nghĩa khung thời gian của nhà đâu tư và đánh giá các mức giá liên quan đến nhận thức. Hoạt đông chính là phân tích hành vi và mục đích để tránh tổn thất.
Mục tiêu của Markowitz là làm cho các khoản đầu tư thành công. Để đạt được mục tiêu này, ông đã đa dạng hóa đầu tư và tối ưu hóa danh mục đầu tư. Quản lý thông tin được yêu cầu. Soros sẵn sàng chấp nhận một số cơ hội chiến lược. Ông tập trung vào đầu tư và thời gian tối ưu hóa thị trường. Kiến thức quản lý là yêu cầu bắt buộc. Soros sử dụng cùng quan điểm khi phân tích hệ thống chính trị để ông sử dụng trong kinh tế. Ông tìm kiếm “gap” giữa nhận thức và thực tế. Một khoảng cách lớn có nghĩa là hệ thống không ổn định. Khi mọi người nhận ra rằng lý thuyết và thực tế cách xa nhau và không thể áp dụng được.
Mặc dù phần lớn khoản đầu tư của Soros là trong công cụ đầu tư thông thường, nhưng ông vẫn tìm kiếm các tình huống phản hồi ngắn hạn tích cực, mà sẽ mang lại khoảng lợi nhuận nhanh chóng. Ví dụ như sự bùng nổ của tập đoàn, một chu kỳ tín dụng, hoặc một bong bóng công nghệ cao.
Tác động đối với kinh tế
Lý thuyết kinh tế dựa trên một số giả định về thông tin, về hành vi con người. Ví dụ thông tin được phân phối ngay cho tất cả mọi người. Mỗi người tìm cách tối đa hóa lợi nhuận cá nhân. Con người cư xử hợp lý. Khi được hỏi liệu họ có thực sự tin rằng giả định như vậy thì các nhà kinh tế trả lời “Những giả thiết này cho phép chung ta giải quyết vấn đề. Nếu bạn không làm ra các giả định, thì bạn không thể làm mọi thứ” (Waldrop, 1992, 142) Mặc dù kinh tế hành vi là xâm nhập, tình hình kinh tế có thể được gọi là một sự “xa rời với điều kiện thực tế”. Lý thuyết của Soros dựa vào kinh nghiệm của ông như là một nhà quản lý tài chính. Kết quả là ông nhanh chóng nhận ra sự không hoàn hảo của thị trường. Ông cho rằng con người không phải là bộ vi xử lý thông tin hiệu quả hay diễn viên xuất sắc, nhưng đúng hơn là hành động dựa vào xu hướng và thông tin sai lệch. Ông nhận thấy rằng xu hướng có thể tồn tại trong một thị trường không chỉ trong vài phút, vài giờ mà cả vài tuần, vài tháng thậm chí vài năm. Thật vậy trong trường hợp của hệ thống chính trị - xã hội thì khoảng cách được hình thành giữa nhận thức và thực tế có thể kéo dài vài thập kỷ.
(Soros,1991) Soros tin rằng lý thuyết của ông giúp ông trở thành nhà đầu tư thành công trong thời gian gần đây. Hơn nữa, lý thuyết của ông đã giúp ông dự đoán và gây ảnh hưởng để dẫn đến sự sụp đổ của Liên Xô.
Người ta có thể nghĩ rằng lý thuyết mới này sẽ thu hút sự chú ý lớn hơn. Nó tổng quát hơn lý thuyết trước đó bởi vì nó có thể được áp dụng trong hệ thống chính trị xã hội cũng như kinh tế và tài chính. Nó chi tiết hơn lý thuyết trước đó bởi vì nó giải thích cách thị trường đạt hoặc không đạt đến trạng thái cân bằng. Và nó cho phép dự đoán tốt hơn, được minh họa bằng kỷ lục cao trong quản lý tài chính.
Tuy nhiên, mọi người nói rằng mệnh đề trong thuyết phản hồi được biết và hiểu một cách rộng rãi. Rõ ràng, mọi người đang sử dụng cùng một hệ quy chiếu để đánh giá lý thuyết này. Đây không phải là những tiến bộ khoa học. Đánh giá cảm giác chung trên cùng một hệ quy chiếu không đáng tin cậy vì 3 lý do:
1. Những người khác nhau có những quan điểm khác nhau
2. Cảm giác chung sẽ thay đổi theo thời gian.
3. Cảm giác chung không được nêu rõ hoặc chứng minh.
Thay vào đó, hệ quy chiếu thích hợp để đánh giá một lý thuyết mới là so sánh nó với lý thuyết cũ đã được chấp nhận hoặc đã thử nghiệm.
Kinh tế sẽ trông như thế nào nếu chúng ta luôn tin vào thông tin hoàn hảo, hợp lý và trạng  thái cân bằng được thay thế bằng xu hướng, có sự tương tác giữa nhận thức và hành động, khoảng cách giữa nhận thức và thực tế, sự mất cân bằng, sự bùng nổ và chu kỳ phá sản?
   
Kết luận
Lý thuyếtcủa Soros mở rộngsang các lĩnh vựctài chínhvà kinh tế bao gồm các xu hướngnhận thứccủa những người tham giathị trường.Ông cũng gợi ý một cách để dự đoán những thay đổi chính trị lớn. Thuyếtphản hồicho thấy mốiliên kếtgiữa điều khiển học vớikinh tế, tài chính và khoa học chính trị.
Phản hồi, có thể được coi là thông tin phản hồi tích cực từ nhận thức và sự tham gia, có thể được tìm thấy trong bất kỳ các lĩnh vựckhoa học xã hội khác.

Đình Lân & Aries Lee
Phochungkhoan.vn

No comments:

Post a Comment