August 24, 2013

Những điều cần biết về nới lỏng định lượng (QE)

Theo phochungkhoan.vn

Giới thiệu về QE

Nhiều điều hoang đường vẫn đang tồn tại xoay quanh khía cạnh hoạt động thực tế và những tác động của nới lỏng định lượng, còn được biết đến như những hoạt động thị trường mở lâu dài (permanent open market operations). Những sự bí ẩn này đòi hỏi một loạt các bài báo để đưa cho độc giả cái nhìn sâu sắc hơn về những ảnh hưởng thực sự của chương trình nới lỏng định lượng và cách thức hoạt động của chương trình này.
Nới lỏng định lượng là gì?
Công cụ cơ bản mà các Ngân hàng trung ương dùng để kiểm soát nguồn cung tiền là lãi suất. Nhưng khi lãi suất tiến sát ngưỡng 0% thì hiệu quả của công cụ này lại giảm sút. Khi đó, chương trình nới lỏng định lượng (QE – Quantitative Easing) được áp dụng.
Các ngân hàng trung ương thường sử dụng hai công cụ cơ bản để kiểm soát nguồn cung tiền. Thứ nhất, các ngân hàng trung ương có thể thiết lập lãi suất để khuyến khích hoặc hạn chế chi tiêu. Lãi suất càng thấp thì chi phí đi vay càng thấp, từ đó kích thích chi tiêu và vay mượn.
Tuy nhiên, lãi suất không thể xuống dưới 0%. Khi tiến gần đến giới hạn này, lãi suất trở nên ít hiệu quả hơn. Và do đó, các ngân hàng trung ương buộc phải sử dụng chương trình nới lỏng định lượng (QE).
Cụ thể, các ngân hàng trung ương tiến hành in tiền và ghi nợ vào tài khoản của mình. Tiếp đó, các ngân hàng trung ương sử dụng số tiền này để mua tài sản từ các ngân hàng nên các ngân hàng này sẽ có thêm nhiều tiền. Kỳ vọng của các ngân hàng trung ương là các ngân hàng sẽ sử dụng số tiền này cho các doanh nghiệp và người dân vay để đầu tư hoặc chi tiêu, từ đó kích thích nền kinh tế.
                                         phochungkhoan.vn
                                        (Nguồn: Internet)
Nới lỏng định lượng là hoạt động thị trường mở
Nới lỏng định lượng (Quantitative Easing) hay QE là một dạng hoạt động thị trường mở mà Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) sử dụng nhằm đạt được những mục tiêu chính sách của mình. Bởi những lý do kỳ quái, chương trình này đã trở nên bí ẩn trên các phương tiện thông tin và trong giới đầu tư. Tuy nhiên, sự thật là QE bao gồm các hoạt động thị trường mở không khác gì với cách mà Fed thường làm để đạt được mục tiêu chính sách đề ra. Khi bạn nghe nói Fed đang thay đổi lãi suất mục tiêu, điều này thường sẽ được thực hiện bằng các hoạt động thị trường mở làm thay đổi dự trữ tiền tệ trong hệ thống ngân hàng để đạt mức lãi suất này. QE gồm những hoạt động thị trương mở lâu dài, nó không giống với những chính sách thông thường, những chính sách mà có xu hướng mua các tài sản khác nhau từ khu vực tư nhân. Cục dự trữ liên bang ở New York cho biết:
 “Việc mua hay bán trái phiếu kho bạc làm thêm vào hoặc rút bớt lượng dự trữ tiền tệ nằm trong hệ thống ngân hàng. Những giao dịch như vậy được sắp xếp để bù đắp cho những thay đổi trongBảng cân đối kế toán của Fed, cùng những nỗ lực nhằm duy trì các điều kiện trong thị trường đối với dự trữ tiền tệ cho phù hợp với mức mục tiêu của quỹ liên bang, được thiết lập bởi Ủy ban Thị trường mở Liên bang (FOMC).
Các hoạt động thị trường mở luôn bao gồm việc thay đổi lượng dự trữ tiền tệ trong hệ thống ngân hàng nhằm đạt được mức lãi suất mục tiêu. Về điểm này, QE không có gì đặc biệt mặc dù nó được tin là có những sức mạnh bí ẩn, vượt qua những hoạt động thị trường mở thông thường. Điều này chủ yếu là do các tin tức sai lệch trên các phương tiện thông tin và sự hiểu sai thường thấy về cách QE tác động đến hệ thống ngân hàng và nền kinh tế. Rất nhiều người khẳng định rằng QE có thể giúp đạt được mục tiêu bằng những cách khác với chính sách tiền tệ thông thường như tác động đến nhu cầu về vốn vay, tái cân bằng danh mục đầu tư, hiệu ứng tài sản, các kênh lãi suất và những tác động khác lên nền kinh tế. Nhiều sự hiểu nhầm về QE cũng vì cho rằng QE giúp tài trợ cho chính phủ Mỹ hoặc tương tự như việc in tiền. Nhưng những điều này là không đúng.
Giao dịch QE
Để hiểu rõ hơn điều này, cách dễ dàng nhất là phân chia cách các giao dịch QE được thực hiện thành 2 cách cơ bản. Trường hợp thứ nhất là khi một ngân hàng bán trái phiếu kho bạc cho Fed. Trường hợp thứ hai là khi một đối tượng không phải ngân hàng bán trái phiếu kho bạc, và ngân hàng chỉ thực hiện chức năng làm trung gian. Ở cả 2 trường hợp, khu vực tư nhân có tài sản tài chính ròng như nhau ở trước và sau khi QE được thực hiện. Vậy nên tốt nhất hãy xem QE như một thứ thay thế tài sản, làm biến đổi cấu trúc của tài sản tài chính ở khu vực tư nhân.
Trường hợp 1 – Ngân hàng bán 100 $ trái phiếu kho bạc cho Fed
Bảng cân đối kế toán của Fed
Thay đổi về tài sản = +$100
Thay đổi về côngnợ = +$100
Thay đổi về giá trị ròng = $0
Bảng cân đối kế toán của ngân hàng
Thay đổi về tài sản = $0 (Trái phiếu kho bạc đổi lấy dự trữ tiền tệ)
Thay đổi về côngnợ = $0
Thay đổi về giá trị ròng = $0
Trường hợp 2 – Đối tượng không phải ngân hàng bán 100 $ trái phiếu kho bạc cho Fed với ngân hàng đóng vai trò trung gian.
Bảng cân đối kế toán của Fed
Thay đổi về tài sản = +$100
Thay đổi về công nợ = +$100
Thay đổi về giá trị ròng = $0
Bảng cân đối kế toán của ngân hàng:
Thay đổi về tài sản = +$100 (tài sản dự trữ gia tăng)
Thay đổi về công nợ = +$100 (nợ tiền gửi gia tăng)
Thay đổi vè giá trị ròng = $0
Bảng cân đối kế toán công của đối tượng không phải ngân hàng:
Thay đổi về tài sản = $0 (đối tượng không phải ngân hàng bán trái phiếu kho bạc và thu về tiền gửi)
Thay đổi về công nợ = $0
Thay đổi về giá trị ròng = $0
Việc phân biệt được sự khác nhau giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa trong những giao dịch này là rất quan trọng. Một số người có thể hợp nhất cả hai vì cho rằng Fed đang trực tiếp tài trợ cho kho bạc và gây ra khả năng lạm phát. Những chúng ta nên hiểu rõ về vấn đề này. Fed đang mua trái phiếu trên thị trường thứ cấp, thứ trái phiếu đã được mua trước đó. Hơn nữa, nó thực hiện những giao dịch này không phải bởi thiếu cầu về trái phiếu kho bạc, mà bởi Fed đang thực hiện chính sách tiền tệ. Nói cách khác, Fed không dùng đến chính sách tài khóa và cũng không nên hiểu rằng Fed cần phải thực hiện chính sách tài khóa.
Sự thật là các hoạt động thị trường mở lâu dài chỉ làm thay đổi cấu tạo của tài sản khu vực tư nhân và không đóng vai trò gì trong việc giúp tài trợ cho chính phủ Mỹ. Đúng là chính phủ có thể sử dụng Fed để tài trợ cho việc tiêu dùng của ngân khố Mỹ, nhưng điều đó sẽ liên đới đến một sự loại bỏ khổng lồ những trái phiếu của những người giao dịch ưu tiên (những tổ chức tham gia mua bán trực tiếp với Fed) và của những khu vực tư nhân. Nói cách khác, thời điểm duy nhất Fed được yêu cầu mua trái phiếu khi có thâm hụt về quỹ là khi khu vực tư nhân từ chối mua trái phiếu và Fed phải lấp đầy chỗ trống đó.
Nguồn: Pragcap.com

[2] Những điều cần biết về QE
Cũng giống như hoạt động của tất cả các thị trường mở, QE liên quan đến việc thay đổi số dư dự trữ của hệ thống ngân hàng và không bổ sung thêm tài sản tài chính thực mới vào khu vực tư nhân.Liệu có chính xác hay không khi gọi QE là “tiền tệ hóa các khoản nợ” ?

Ưu nhược điểm và những điều ẩn dấu về gói nới lỏng định lượng
phochungkhoan
Ưu nhược điểm của gói nới lỏng định lượng (Ảnh minh họa)
Nguồn: Internet
Cũng giống như hoạt động của tất cả các thị trường mở, QE liên quan đến việc thay đổi số dư dự trữ của hệ thống ngân hàng và không bổ sung thêm tài sản tài chính thực mới vào khu vực tư nhân. Một vài lối ngụy biện thông thường về QE được thảo luận ngắn gọn dưới đây:
  • Liệu có chính xác hay không khi gọi QE là “tiền tệ hóa các khoản nợ”?  Tôi nghĩ chúng ta cần phải rất thận trọng trong việc giải thích điều này. Sự thật thì QE được tung ra khi xuất hiện tình trạng thâm hụt ngân sách hoặc ngay cả khi không có thâm hụt. Nếu chính phủ Mỹ thặng dư ngân sách trong khi thực hiện chương trình QE thì tôi dám chắc sẽ chẳng có ai suy luận rằng đó là “tiền tệ hóa các khoản nợ”. Nhưng rất dễ nhầm lẫn giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ khi ngụy biện về việc  tiền tệ hóa tăng lên. Vì thế rất cần thiết phải hiểu ý tưởng QE “tài trợ vốn” cho Ngân khố Mỹ  có thực sự có nghĩa là nhu cầu về các khoản nợ của Mỹ đã cạn kiệt ( có nghĩa là, với tình trạng thâm hụt, chính phủ không thể bán nợ cho công chúng) hay không. Đây rõ ràng là cách hiểu không đúng và sự kết thúc QE2 đã chứng minh điều này bằng việc sản lượng  giảm mạnh và nhu cầu tại cuộc đấu giá trái phiếu chính phủ Mỹ vẫn rất còn rất mạnh mẽ bất bất chấp sự kết thúc của chương trình này.
  • Nới lỏng định lượng ở châu Âu có thể thực sự "hoạt động" vì nó thực chất là một hình thức của chính sách tài khóa, trên thực tế giúp gây quỹ cho các nước ở châu Âu (hoặc ít nhất là giúp họ tránh bị mất tài trợ). Việc này cũng giống như  Cục Dự trữ Liên bang mua trái phiếu địa phương của các bang bị nạn không thể tìm được nguồn tài trợ từ liên bang (điều này về cơ bản sẽ là một dạng của chính sách tài khóa và sẽ là một hình thức "in tiền").
  • QE trong hình thức mua lại nợ chính phủ lại không nhất thiết phải là "sự in tiền" hay "tiền tệ hóa các khoản nợ". QE thông qua ngân hàng, như trong ví dụ trên thực sự chỉ là một trao đổi tài sản đơn thuần (dự trữ trái phiếu). Tài sản tài chính ròng của khu vực tư nhân là như nhau mặc dù có những thay đổi trong về cơ cấu. QE thông qua phi ngân hàng đã dẫn đến việc bảo hiểm tiền gửi bởi một ngân hàng có thể lưu hành như tiền tệ, nhưng cũng phải lưu ý rằng trái phiếu kho bạc đã cơ bản không được in bởi vì nó được lấy ra từ khu vực tư nhân và xuất hiện trên bảng cân đối của Fed do đó thực tế không tác động đến nền kinh tế thực (FED không mua thực phẩm tại Wal-Mart sau tất cả). Vì vậy, nới lỏng tiền tệ thông qua một phi ngân hàng có thể thay đổi giá trị nội tại của hợp đồng quyền chọn tại thời điểm hiện tại của nó (moneyness), nhưng sẽ không nhất thiết phải thay đổi mức độ lạm phát bởi vì chi tiêu là một hàm của thu nhập thay đổi tùy thuộc vào lượng tiết kiệm mong muốn và thay đổi của QE không phải là một trong số các biến trong phương trình đó. Các thuật ngữ "in tiền" và "tiền tệ hóa các khoản nợ" phải được giải thích chi tiết hơn và không được áp dụng theo nghĩa lạm phát, ý nghĩa mà hầu hết mọi người thường sử dụng.
  • Các ngân hàng không bao giờ cho vay các khoản dự trữ do đó cho dù có nhiều dự trữ hơn nhưng cũng không làm lượng tiền cho vay tăng lên. Các khoản nợ tạo ra tiền gửi. Số nhân tiền tệ cũng là một ngụy biện. Đó là lý do tại sao QE1 và QE2 đã không tạo ra một làn sóng tăng lên của các khoản nợ và lạm phát.
  • Hiệu ứng tài sản trên thị trường chứng khoán là sai lệch. Lỗ hổng của QE là nó làm giảm một lượng chứng khoán cụ thể do đó nó có thể buộc các nhà đầu tư phải tháo chạy khỏi loại tài sản này và đầu tư vào cái khác. Điều này có thể làm tăng giá nhưng không nhất thiết phải tăng lên cơ bản. Nó không khác so với việc mua lại các cổ phiếu và ảnh hưởng trực tiếp của nó là làm tăng giá, nhưng lại không gây ảnh hưởng đến những tập đoàn cơ sở.
  • Ảnh hưởng của QE lên việc tái cân bằng các danh mục đầu tư có thể gây ra sự mất cân đối đáng kể trong nền kinh tế. Chúng ta đã thấy điều này trong QE2 khi tôi liên tục dự đoán rằng QE đang gây ra sự mất cân đối trong giá trái phiếu và giá hang hóa. Khi dự báo được công bố rằng năm 2010 gần như sẽ trở thành cơn ác mộng... Những tác động tâm lý của QE gây ra bởi những điều ngụy biện là vô cùng mạnh mẽ.
  • QE không làm thay đổi tài sản tài chính thực của khu vực tư nhân và cũng không làm thay đổi giá trị của đồng dollar trong mối quan hệ tương đối với các đồng tiền nước ngoài. Vì thế, ý tưởng về việc QE có thể gây ra tác động kinh tế đáng kể là không chính xác. Sự giữ nguyên giá trị đồng dollar trong quan hệ tương đối với các đồng tiền khác trong thời gian thực hiện QE là một ví dụ rõ ràng cho vấn đề này.
  • Cơ chế cơ bản của QE là thông qua khả năng của nó để thay đổi tâm lý do đó giữ giá thấp hơn . Tầm quan trọng của hiệu ứng giá được tranh luận sôi nổi và hầu như không thể tính toán được. Tôi nghĩ rằng QE có một số ảnh hưởng đến giá và do đó tác động tích cực lên đầu tư tư nhân và gánh nặng nợ nần. Đây là kết quả tổng thể tích cực cho nền kinh tế.
Gói nới lỏng định lượng có phải là một cơ chế truyền dẫn?
Phochungkhoan
Cơ chế truyền dẫn (Ảnh minh họa)
Nguồn: Internet
QE có thể ảnh hưởng lên khu vực tư nhân bằng nhiều cách. Liệt kê dưới đây là tóm tắt ngắn gọn của cơ chế truyền dẫn được cho rằng sẽ làm thay đổi kết quả của nền kinh tế trong tương lai.
  • QE có thể thay đổi lãi suất dài hạn, điều này có thể ảnh hưởng lên đầu tư tư nhân và tín dụng của khu vực này.
  • QE có ảnh hưởng tâm lý mạnh mẽ đến giá cả tài sản và nền kinh tế, hơn nữa nó có thể thay đổi kì vọng về kết quả của nền kinh tế trong tưởng lai. Một vài nhà kinh tế học gọi đây là “kênh kì vọng”
  • QE liên quan đến hiệu quả tái cân bằng danh mục đầu tư nơi mà sự can thiệp của FED lên tài sản của khu vực tư nhân nổi bật có thể thay đổi các quyền chọn tài sản cho kết cấu danh mục đầu tư tư nhân. Một vài nhà kinh tế gọi đây là “hiệu ứng tài sản”
  • QE thay đổi kết cấu tài sản khu vực tư nhân bằng cách thay đổi giá trị nội tại của hợp đồng quyền chọn tại thời điểm hiện tại  (moneyness) của tài sản  khu vực tư nhân. Một vài người gọi đây là “tiền tệ hóa”
  • QE có thể có khả năng giảm giá trị của đồng dollar trong mối quan hệ với các đồng tiền khác, từ đó có thể làm thay đổi cán cân thương mại.
  • QE có trể thực tiếp thay đổi giá trị tài sản của khu vực tư nhân, cái mà có ảnh hưởng lớn đến một loạt danh mục đầu tư khác. Ví dụ như trong gói QE1, Fed đã mua chứng khoán có đảm bảo bằng tài sản thế chấp (Mortgage Backed Securities – MBS), loại chứng khoán đã được giảm giá đáng kể, do đó làm tăng lên đáng kể lượng nắm giữ trong bảng cân đối kế toán
Tác động của rất nhiều kênh truyền dẫn đang được đưa ra tranh cãi quyết liệt và phần lớn vẫn chưa được chứng minh.

Bản chất thực sự của QE tác động đến kinh tế Mỹ

FED không hề "bơm tiền" ra nền kinh tế thông qua QE nhưng nhờ có QE, hệ thống ngân hàng ở Mỹ có thể mở rộng tăng trưởng tín dụng, góp phần tác động không nhỏ vào nền kinh tế Mỹ.
Để hiểu được tại sao cục dữ trữ liên bang Mỹ lại sử dụng QE để giải quyết vấn đề khủng hoảng trong kinh tế Mỹ thì cần hiểu rõ tác động thực sự và bản chất của gói nới lỏng định lượng là gì.
QE – Gói nới lỏng định lượng được cục dữ trữ liên bang Mỹ Fed sử dụng để đạt được mục tiêu kinh tế nhất định.
Bản chất thật sự của gói nới lỏng đỉnh lượng QE.
Như lời chủ tịch Ben Bernanke đã nói, về thực chất FED không hề in thêm tiền hay đưa thêm tiền vào hệ thống mà đơn giản chỉ là chuyển đổi về thời hạn và lãi suất của các khoản nợ trên giấy tờ hay nói cách khác điều này được hiểu là, FED mua lại các tài sản tài chính của các ngân hàng thương mại, các tổ chức tài chính khác. Nếu như đọc thông tin này, chắc hẳn nhiều người sẽ nghĩ FED in thêm tiền và mua lại các tài sản tài chính này? Nhưng bản chất của vấn đề là FED gián tiếp bơm tiền vào nền kinh tế chứ không hề in thêm tiền. Để hiểu được điều này, cần hiểu rõ những vấn đề sau.
- Các tài sản tài chính của các ngân hàng thương mại và các tổ chức tài chính khác đều là những tờ giấy có giá trị đã được các ngân hàng thương mại hay các tổ chức tài chính  mua bán trên thị trường sơ cấp trước đó. Nghĩa là, các giấy tờ này không được các ngân hàng hay tổ chức tài chính này tự phát hành. Ở đây có nhiều người nhầm lẫn giữa việc FED bơm tiền và in tiền do hiểu sai về bản chất của các giấy tờ này. Có thể hiểu đơn giản là các ngân hàng này trước đó đã mua các tín phiếu từ FED nay, FED mua lại các tín phiếu này, nó chỉ là quá trính trao đổi con số trên bảng cân đối chứ không có môt lượng giá trị mới nào được thêm vào hệ thống. Như vậy, việc FED không trực tiếp in tiền hay bơm tiền vào hệ thống như chủ tích Ben Bernanke nói là đúng, đây chỉ là việc FED dùng tiền của chính các ngân hàng thương mại và các tổ chức tài chính này trả lại cho họ trên danh nghĩa giao dịch mua bán các giấy tờ trên nghiệp vụ thị trường mở. Còn việc chuyển đổi các khoản nợ và kỳ hạn giữa trên bảng cân đối cả FED chỉ là quá trình chuyển đổi giữa nhưng tờ tín phiếu và những tờ bạc xanh có in hình các vị tổng thống Mỹ, 2 loại trên về tính học thuật bản chất đều là tài sản nợ của FED nhưng tính thanh khoản và lãi suất lại khác nhau. Việc FED nhận lại những giấy tờ có giá từ phía các ngân hàng thương mại và các tổ chức tài chính chỉ là thay đổi tài khoản từ tiết kiệm sang thanh toán tại FED.
- Tại sao lại nói chỉ có chính phủ là được lợi, còn hệ thống ngân hàng thậm chí không hưởng lợi mà còn bị lỗ năng sau khi áp dụng QE? Vấn đề ở đây là phân biệt giữa nhưng tờ bạc xanh USD với các giấy tờ có giá khác như tín phiếu, trái phiếu… Đối với các giấy tờ có giá khác, CP phải trả lãi hàng năm và điều này là nguyên nhân khiến thâm hụt ngân sách ngày càng cao khi CP vay nợ quá nhiều, trong khi đó, những tờ bạc xanh lại không hề phải trả lãi. Chính vì thế, việc chuyển đổi từ các giấy tờ có giá này sang tờ bạc xanh khiến các ngân hàng thương mại và các tổ chức tài chính mất đi một khoản lãi khổng lồ trong khi CP lại không phải trả lãi trong thời điểm tới. Điều này cũng từng được đề cập trong quyển “Chiến tranh tiền tệ”, FED làm giàu mỗi năm hàng chục tỷ USD chính vì đồng USD – tài sản nợ không hề mất lãi. Nhưng có một vấn đề khác xuất hiện là kinh tế đang khủng hoảng, FED lại gây bất lợi cho hệ thống ngân hàng, tại sao? Xét về khía cạnh khác, việc này không nhưng không bất lợi mà ngược lại còn có lợi lớn cho hệ thống ngân hàng. Vì cái mà FED trả lại cho các ngân hàng thương mại và tổ chức tài chính là những tờ bạc xanh, thứ có quyền lực tối cao trong thanh toán và được chấp nhận làm trung gian giao dịch trong nền kinh tế. Với những tài khoản thanh toán này, các ngân hàng hoàn toàn có thể cho vay với lãi suất cao hơn so với lãi suất ban đầu vốn có từ các giấy tờ có giá. Phải hiểu được, các giấy tờ có giá này được các ngân hàng thương mại và tổ chức tài chính mua từ thời điểm trước đó, và chính điều này đã và đang tạo thanh khoản rất lớn cho hệ thống ngân hàng ở Mỹ.
- Việc tiếp tục mua vào một lượng khổng lồ tín phiếu và trái phiếu của FED còn có mục đích khác. Trong điều kiện kinh tế còn khó khăn, việc hấp thụ vốn của nền kinh tế còn kém, việc cho vay đối với các ngân hàng gặp nhiều rủi ro, vì vậy các kênh an toàn như trái phiếu hay tín phiếu được ưu chuộng hơn cả. Đây chính là vấn đề FED cần giải quyết, vốn bị ứ đọng quá nhiều trong tín phiếu và trái phiếu khiến nền kinh tế không thể vực dậy. Chính nhờ việc mua vào liên tục và giữ lãi suất siêu thấp khiến tỷ suất lợi nhuận của 2 loại này giảm xuống. Khiến xu hướng của ngân hàng chuyển từ mua bán các loại giấy tờ này sang cho vay, kích thích sản xuất và tiêu dùng.
QE tác động thế nào đến kinh tế Mỹ
Như chủ tích Ben Bernanke đã nói, FED không in tiền nên FED không gây lạm phát, câu này liệu có đúng? Như trong cuốn The Economics of Money, Banking and Financial Markets, tác giả đã nói, xét tổng thể, bản chất của lạm phát là một hiện tượng tiền tệ hay nói cách khác, cung tiền gây nên lạm phát. Vậy FED không bơm tiền nên FED không gây nên lạm phát ? Vậy tại sao một trong các mục tiêu của FED để chấm dứt QE lại là lạm phát > 2,5%.
Như là ông Bernanke đã nói, không có một cơ sở nào để tin rằng QE tạo ra lạm phát. Tại sao vậy? Tại vì chương trình này không làm tăng thêm những tài sản tài chính mới cho khu vực tư nhân. Những tài sản này thực sự đã tồn tại từ trước đó. Chúng chỉ đơn thuần là chuyển đổi sang thành dự trữ trái phiếu.
FED không gây lạm phát nhưng FED gián tiếp gây nên lạm phát. Việc tạo điều kiện cho các ngân hàng có thể mở rộng cho vay chính là nguyên nhân. Cái quyết định ngân hàng có mở rộng cho vay hay không, không phải là dự trữ nhiều hay ít mà là tỷ lệ dữ trữ bắt buộc. Ngân hàng thường cho xu hướng giữ đủ lượng ngân quỹ chênh lệch với tỷ lệ dữ trữ bắt buộc một lượng khá nhỏ vì đây là khoản không sinh lời.
Xét về tổng thể cung tiền của nền kinh tế không hề có sự thay đổi do xét theo thứ tự thanh khoản thì tiền mặt và tín phiếu là 2 loại đứng đầu và sự tách bạch về tính học thuật là rất khó nên dễ khiến nhầm lẫn. Trong khi đó, nhưng tín phiếu lại không được chấp nhận thanh toán phổ biến như tiền mặt (hay chính là những tờ đô la xanh in hình tổng thống Mỹ), không ai ra siêu thị rồi đưa tín phiếu ra thanh toán cả, nó không được lưu thông rộng rãi trong xã hội. Như vậy, xét về tổng thể thì FED đã gián tiếp bơm tiền ra nền kinh tế qua hệ thống ngân hàng, đây chính là điều kiện giúp nền kinh tế Mỹ phục hồi trong thời gian qua.
Trong đó các công ty và tập đoàn Mỹ là những tổ chức được hưởng lợi nhiều nhất. Lãi suất giữ mức siêu thấp gần 0%, thêm vào đó là việc bơm tiền gián tiếp qua hệ thống ngân hàng khiến các công ty này có thể vay được nguồn vốn giá rẻ để tập trung vào sản xuất. Minh chứng chính là tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ đã có mức giảm đáng kể, tính đến tháng 7 – 2013 đã xuống mức 7,4%, tương đương với thời điểm 12- 2008.
Nếu như nền kinh tế không được hưởng lợi gì từ QE, không gây ảnh hưởng về lạm phát thì các quỹ ủy thác, đầu tư đã không mua vàng – chiếc phao cứu sinh trước lạm phát, kể từ 2009 khiến giá vàng tạo thành bong bóng đến hơn 1921 USD/oz, vượt ra cả giá trị thực của nó. Các nhà đầu tư phố Wall không đánh cược vào sự tăng trưởng trở lại của nền kinh tế đầu tàu thông qua thị trường chứng khoán.
Từ đó có thể thấy,  sức mạnh bí ẩn từ QE không phải do nó in thêm tiền, bản thân nó không có tác động gì có thể ảnh hưởng đến kinh tế, nhưng nó lại gián tiếp giúp nền kinh tế phục hồi thông qua hệ thống ngân hàng và cách thức thực hiện QE. Vì vậy, việc tác động của QE đến kinh tế Mỹ là không thể bàn cãi.

No comments:

Post a Comment