August 10, 2013

Kinh tế học hành vi & Tài chính hành vi


Posted on 10.08.2013 by Lê Văn Tuấn


Kinh tế học hành vi & Tài chính hành vi (Behavioural Economics & Behavioral Finance)

(Nguồn: saga.vn)

Kinh tế học hành vi

Trong phân tích kinh tế thì Kinh tế học hành vi là một nhánh riêng của nó, được áp dụng trong các nghiên cứu đối với các nhân tố thuộc con người và xã hội, kinh nghiệm và cảm xúc nhằm mục đích hiểu rõ hơn các quyết định cũng như hành vi của người tiêu dùng, nhà đầu tư; đánh giá mức độ ảnh hưởng đến giá cả trên thị trường, doanh thu và việc phân bổ các nguồn lực.

Ngay từ khi được hình thành, khái niệm kinh tế học hành vi được phát triển dựa trên kết quả của việc quan sát và khảo sát thực nghiệm, nhưng đến nay, khái niệm này chủ yếu được dựa những dữ liệu kinh tế thực tế.

Kinh tế học hành vi tập trung nghiên cứu 3 mảng đề tài chính:
Khám phá (Heuristics): con người thường đưa ra các quyết định dựa trên quy tắc ngón cái, không bám sát các phân tích hợp lý;
Bối cảnh (Framing): bối cảnh sẽ ảnh hưởng tới hành động của người đưa ra quyết định;
Thị trường không hiệu quả (Market inefficiencies): tồn tại một số giải thích tại sao những kết quả thị trường quan sát được lại trái với các kỳ vọng hợp lý và hiệu quả thị trường. Đó là: định giá không chính xác, quyết định bất hợp lý, và thu nhập bất thường.

Các nhà phê bình của kinh tế học hành vi thường nhấn mạnh tính hợp lý của các tác nhân kinh tế. Họ cho rằng hành vi được quan sát bằng thực nghiệm đã hạn chế áp dụng cho các tình thế thị trường, như các cơ hội học tập và cạnh tranh đảm bảo ít nhất một ước lượng gần xấp xỉ hành vi hợp lý.

Những người khác lưu ý rằng các lý thuyết nhận thức, chẳng hạn như lý thuyết triển vọng, là các mô hình của ra quyết định, không tổng quát hóa hành vi kinh tế, và chỉ có thể áp dụng cho các loại vấn đề ra quyết định một lần được trình bày cho đối tượng tham gia thí nghiệm hoặc khảo sát.

Đây là một lĩnh vực tài chính đưa ra các lý thuyết đựa trên các phân tích tâm lý để giải thích những diễn biến bất thường trên thị trường chứng khoán. Tài chính hành vi thường dựa trên giả định rằng cấu trúc thông tin và đặc tính của những người tham gia vào thị trường chứng khoán đều bị ảnh hưởng một cách hệ thống bởi các quyết định đầu tư cá nhân cũng như các tác động của thị trường.

Đã có rất nhiều nghiên cứu viện dẫn các hiện tượng đã xảy ra trong thị trường chứng khoán đối lập với thuyết thị trường hiệu quả, không thể giải thích được một cách thoả đáng theo mô hình này nhưng lại có thể lý giải dựa trên các lý thuyết tài chính hành vi. Hãy cùng xét môt ví dụ: Giả sử cho một người lựa chọn giữa việc chắc chắn nhận được 50$ và tung đồng xu, nếu được thì anh ta sẽ có 100$, nếu không được thì anh ta sẽ chẳng có gì. Một khả năng là người này lựa chọn bỏ túi 50$. Tuy nhiên anh ta cũng có thể thử vận may với trò chơi sấp ngửa, xác suất là 50:50. Thông thường thì mọi người có xu hướng tung đồng xu để kiếm thêm được 50$ mặc dù việc này có thể khiến anh ta mất luôn cả 50$ mà lẽ ra anh ta lẽ ra đã có được một cách chắc chắn.

Hành vi trên cũng đúng với các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán. Ví dụ các nhà đầu tư vào chứng khoán của tập đoàn Nortel Networks, năm 2000 giá cổ phiếu của tập đoàn này giảm từ 100$ xuống còn chưa đầy 2$. Và cho dù giá có giảm thế nào thì các nhà đầu tư vẫn tin rằng giá sẽ sớm hồi phục, do đó họ vẫn tiếp tục nắm giữ cổ phiếu này.
Tài chính hành vi cũng khám phá ra rằng các nhà đầu tư có xu hướng đầu tư với giá trị lớn mà chỉ dựa trên lượng thông tin ít ỏi từ một nguồn duy nhất. Thêm vào đó, niềm tin của họ thật khó mà lay chuyển nổi. Vào cuối những năm 90, một niềm tin đeo đuổi các nhà đầu tư đó là bất cứ sự sụt giá đột ngột nào trên thị trường cũng là một thời điểm tốt để mua vào. Các nhà đầu tư thường quá tự tin vào phán quyết của mình và tin vào những lời đồn thổi hơn là sự thật hiển hiện trước mắt mình.

Trên thực tế có rất ít các nhà đầu tư giá trị sử dụng các nguyên lý hành vi để tìm ra cổ phiếu nào rẻ nhưng lại mang lại thu nhập thực sự cho họ. Lý thuyết tài chính hành vi hiện vẫn nặng về học thuật hơn là khả năng ứng dụng để quản lý tiền tệ và đầu tư. Robert Shiller, tác giả của cuốn sách”Irrational Exuberance”, đã chỉ ra rằng thị trường trong cuối thập kỉ 90 là một quả bóng khổng lồ, nhưng ông lại không thể tiên liệu được là khi nào thì quả bóng đó sẽ nổ. Tương tự, các chuyên gia nghiên cứu hành vi ngày nay cũng không thể dự báo khi nào thì thị trường sẽ xuống tới mức thấp nhất mà họ chỉ có thể mô tả trạng thái hiện tại của thị trường là thế nào.

Lý thuyết tài chính hành vi không thể cung cấp một phương thức đầu tư kì diệu, nhưng lại có thể giúp các nhà đầu tư cẩn trọng hơn đối với các hành vi đầu tư của mình, từ đó có thể tránh được các sai lầm khiến họ trở nên nghèo hơn.

Một trong những nguyên nhân khiến cho Tài chính học hành vi không có được sự chấp nhận và áp dụng rộng rãi là bởi cơ sở lý luận của trường phái này dựa trên hành vi phi lý trí của con người (irrational behaviors). Một khi chúng ta đã chấp nhận hành vi phi lý trí thì chúng ta sẽ chúng ta sẽ phải đối mặt với tính “không dự đoán được” của hành vi. Nói cách khác, khả năng dự đoán out-of-sample của Tài chính học hành vi là cực thấp. Chính bởi khả năng dự đoán kém này nên rất khó áp dụng Tài chính học hành vi vào trong hoạt động đầu tư (nơi mà yếu tố quan trọng nhất là dự đoán tương lai).

No comments:

Post a Comment