November 30, 2013

Luận về Tây Du Ký

Nguyễn Tất Thịnh,

Trung Quốc có ‘Tứ Đại Hùng Thư’…mà Tây Du Ký là Một ! Vĩ đại ! Tôi đọc nó từ khi mới tập nhận mặt chữ…kì thú về những sự tích…nhưng sau này trưởng thành nhiều lần đọc lại….không lưu tâm nhiều những sự việc xảy ra trong Truyện như khi thơ bé…mà xâu chuỗi lại thành những giác ngộ trải nghiệm cho chính mình về ‘tính Đạo’!

1. Đất nước đang nhiều năm dài thịnh trị, tuy thế trong tầng lớp quan lại, bọn trí gia, giới thương nhân, dân chúng luôn còn những điều xấu xa….như muôn thưở…. Vua nhà Đường nhận thấy : lúc chiến tranh huynh đệ tương tàn, khi mà mạng sống cao quý và bình thường của muôn người bị coi là cỏ rác, bị cướp đoạt một cách vô lý nhất, thì khó mà có thể khơi dậy ‘tính Đạo’ trong xã tắc cho được ! Chi bằng lúc thái bình thế này mới nên nghĩ đến : việc nhân nghĩa cốt ở yên Dân – sao cho mỗi người tự thấy trong TÂM yên vui, quan hệ yên hòa, cuộc sống yên ổn về mọi sự trong cuộc sống lao động, dù ĐỜi song không bao giờ được như ý và mưu cầu của con người như chẳng bao giờ vơi cạn….thì Nhân Hòa có căn cốt, bền vững để ngăn ngừa chanh chấp, tao loạn….Nhân Hòa khiến cho mỗi người ít nhiều làm Vua được trong cuộc muu sinh cần lao của mình…
2. Ngài vời Thày Tam Tạng đến bày tỏ nguyện ý và có lòng ủy thác Thày đi Thiên Trúc xin Kinh Phật mang về làm thuốc tinh thần để an Dân muôn đời. Là đấng Quân vương nên Ngài rất thích những triết lý nghe nói của Nhà Phật rằng có 3 cặp phạm trù : Thiện ác, tiết Dục và Nhân Quả, là điều khiến Ngài dễ dàng hơn cai trị được Thiên hạ, bởi mỗi người sẽ tự biết dẫn Tâm, khiển Trí của mình, mà bằng an và muốn sống hướng thiện dù có thế nào. Thày Tam Tạng là vị Chân Tu được yêu kính và tín nhiệm nhất ở Kinh Thành. Và Ngài cũng biết chỉ có chỉ ai Chân thành mới chọn mang về điều hữu ích, chỉ ai Chân Tín mới làm được việc lớn, ai Chân tu mới chịu qua khổ nạn, chỉ có Chân Đạo mới có thể hóa giải hiểm nguy.
Vì vậy không thể cử những đoàn hùng binh đến Thiên Trúc thỉnh Phật.
3. Thày Tam Tạng vốn luôn mang Chân ý, nhận lời lên đường, mang theo những điều Chính thống : Hộ chiếu và thư ủy nhiệm sứ mệnh của triều đình nhà Đường , thiếu nó người ta tưởng Thày làm việc riêng, đi ngao du chơi bời mà sẽ không tận tình trợ giúp. Đi khắp Thiên hạ, hoàn toàn mang sứ mệnh tự thân, khai sáng về những điều con người còn mơ hồ, u tối… là Tất Đạt Đa, lập nên Niết Bàn, vì thế đã thành Phật Tổ ! Thày Tam Tạng nay cần đến Tây Trúc để mang Kinh Sáng Thế của Phật về, nên phải mang theo áo Cà Sa : mặc nó trong mọi trường hợp, để Bồ Tát và hiền dân tiếp giúp, khi gặp Ma Quỷ cho dù chúng chẳng hề thôi ác, nhưng nhờ thế cũng có phần kính nể mà giảm nhiều liều lĩnh. Thày còn mang bát tộ Vàng: dù xin của bố thí cũng có cái đựng và ăn cho tử tế, và người cho cũng không nỡ bỏ những thứ vớ vẩn vào bát Vàng cao quý như thế. Hơn nữa bát tộ Vàng còn giúp Thày nhận ra đâu là thứ bẩn tưởi, đâu là tấm lòng của kẻ khác !

4. Thày tiếp nhận Ngộ Không cùng thỉnh kinh. Đó là cơ hội khiến Ngộ Không từ tên Khỉ kiêu loạn náo động Thiên giới, khuấy đảo Thủy cung …mà bị Như Lai bắt nhốt vĩnh viễn vào Ngũ Hành Sơn, đã được 500 năm, giờ mới được tự do vì sẵn lòng nhận về mình sứ mệnh mới bảo vệ Thày Tam Tạng đến Thiên Trúc. Hắn đã hiểu có tài đến Giời nhưng vô Đạo thì không có tương lai.

Đi Tây Trúc có tương lai thế nào hắn chưa biết, nhưng không còn bị giam hãm nữa, được lấy công chuộc tội, và cái tài tuyệt chiêu mới có cơ sử dụng hữu ích, để hắn mới có cuộc đời khác. Bọn Bát Giới, Sa Tăng dần được chiêu nạp gồng gánh trong đoàn…Chúng đều có thời tội lỗi ghê người dưới Trần Gian mà bị đọa đày lại nơi trần thế. Tính xấu phần người, quá thể phần Tiên trong chúng hỗn độn…nhưng đều chung Tâm ý hướng đất Phật, chứ cũng chẳng hiểu cái Kinh Kệ sẽ có là gì….nhưng chắc được giải thoát ! Mới thấy : Tương lai tươi sáng thật là hấp dẫn, làm thay đổi con đường của chúng sinh ghê gớm.
5. Cả đoàn đi qua bao nhiêu khổ nạn…nào là Ngưu ma vương, nào là Bạch cốt tinh, nào là Hồ ly hình nhân, nào là tinh tế Quỷ, linh lợi Trùng….toàn bọn Tham Sân Si đến cùng cực, giả dối, lừa đảo….lại có những kĩ năng hành ác siêu phàm....cát cứ đây đó khắp giang hồ..thâm sơn đến cùng cốc….Nào là Tể tướng xuất thân loài hút máu, nào là lũ dùng yêu thuật tiếm ngôi Vua…Đứa nào cũng muốn sống lâu hưởng lạc mà xưng hùng xưng bá hoành hành quấy nhiễu dân sinh…. Tất cả giống nhau ở chỗ : dựa vào sự sợ hãi, u mê, cả tin, ly tâm của dân chúng…và bởi sự ‘buông lỏng’ ở trên Trời, bảo hộ a dua bởi các thế lực đen dưới mặt Đất… Ngộ Không nhiều lần phải oánh nhau mù trời với chúng… Nhiều khi phải đi qua kẻ ác, mở đường đến Thiên Trúc!
Hơn nữa, Nghiệt súc nhiều khi từ Giời, nhưng giải pháp cũng từ Giời, kính chiếu Yêu là đèn Giời vậy, vấn đề luôn giữ được Chính Đạo ! Thày Tạm Tạng còn chỉnh tề cài kín khuy áo Cà Sa đi qua được quyến rũ mê hồn trận của Nữ Vương Tây Lương Quốc. Cùng nhiều thử thách nữa, mới hay Thày đã thắng được Tham Sân Si trong bản thân mình đến tận cùng để dành Chân Bổn hành Đạo.
6. Qua 80 khổ nạn muôn trùng…..Thày trò Tam Tạng cuối cùng cũng đến nơi Thiên Trúc! Các La Hán tiếp đón cũng lạnh nhạt thôi…khiến cho các môn đệ có phần tủi thân , bất bình… Đã thế lại còn bị làm khó hệt như nền hành chính công quan liêu của trần ai vậy…qua khổ nạn do ma quỷ, do con người gây ra chưa phải là khó…bằng việc làm sao đi được vào lòng Thánh nhân.

Đến rồi đấy, nhưng có Được, có Đạt không ? Chữ khiêm cung, nhẫn nại đặt trước nghi lễ, nếu thiếu thì đội Đạo về được không ? Phật tuy muốn phổ biến Đạo vào chúng sinh nhưng không thể bằng hình thức xin xỏ tầm thường, với mục đích chỉ vì cho Thày trò Tam Tạng hoàn thành sứ mạng Vua giao….mà muốn bằng toàn bộ tâm nguyện của người mang Đạo. Các ngươi còn có cái gì kia ? Bát tộ Vàng hả ? Của quý còn lại hả ? Vậy tiếc chi mà không để lại để nhận mấy bồ Kinh ?! Các ngươi không thể bỏ lại cái vật chất muôn người thường gọi là quý đó thì mang Kinh về để làm gì ? Các ngươi lo rằng chặng đường về Kinh đô xa lắc sẽ không có cái để dùng đựng của bố thí nữa chăng ? Thế thì làm gì có lòng tin vào Đạo nữa ?! Thày trò cùng ngộ ra : cửa ải 81 được mở….
7. Thày trò Tam Tạng vui vẻ gánh mấy bồ Kinh trở về…đường xa muôn dặm thẳm trước kia đã như được rút lại nhanh chóng tựa Cân Đẩu Vân….cho dù thế, vẫn phải đi qua một con sông Thông Thiên như cách của người thường…chỉ vì nơi đó Lão Rùa đã trở sang khi trước, chờ đợi một lời hứa của họ…không phép kỳ diệu nào bỏ qua được khúc sông đó…. Thày trò Đường Tăng làm được bao nhiêu điều khó khăn vĩ đại, thế mà không ai nhớ đến điều hứa xưa với Lão Rùa….Bồ Kinh quan trọng thế….rồi cũng bị nhào xuống dưới sông mà nhòe hết cả chữ trong đó…mới hay: đã Đi, đã Đến, đã Được, nhưng cuối cùng khó Đạt….Kinh bổn dù có hay ho nghĩa gì khi một ý nguyện của Cụ Rùa nghĩa hiệp không được đáp đền….Điều đó không phải lỗi của Phật, mà của bọn Thày trò Tam Tạng vô tâm việc nhỏ mà thôi. Chẳng còn chữ gì, nhưng Chân Sách phải mang về, dù không còn chữ…Triều đình, dân chúng tiếp nhận hoan hỉ…không câu nệ rằng phải có chữ bên trong mà toàn bộ thứ đem về bằng hành trình Chân Đạo đã chứng thực Chân Quả , đi qua cả lẽ hay lẫn điều dở…Cho nên Chân Ngôn của Phật vẫn ở xứ Phật mà thôi…nhưng các cuốn kệ vẫn được phát về các nới mà mỗi Chùa mỗi Kinh, mỗi Sư mỗi bổn…sau này là thế…cứ việc mà ê a…nhưng nên hiểu : Tu tại Tâm, Chùa tại Gia, Kinh tại ngôn, Thiện tại Ý, Pháp tại Công, Đạo Tại Đời, Phật tại Người…
8. Từ đó mỗi người trong đoàn Thày trò Tam Tạng được phong thành Phật, tản đi trong Mười Phương…. Thày Tam Tạng được nhân bản thành muôn Sư Chủ Trì có họ là Thích….đủ thứ...giáo hóa chúng sinh theo Đạo Phật, được Vua thời nào cũng tỏ vẻ ân tình, bởi cũng là điều giúp họ an Dân…. Ngộ Không chẳng bao giờ còn dùng đến pháp thuật nữa, vì nó rất vớ vẩn so với năng lực huyền diệu có được bởi sự đắc Đạo. Cây Thiết bảng biến hóa vô cùng, ông Phật Hầu ấy cũng không bao giờ cần đến nữa…nhưng hình như nó bị buông quăng bỏ vãi trong Hạ Giới…nên kẻ tài năng xấu xa nếu vớ được vẫn còn tung hoành cát cứ…. Còn Sa Tăng, Bát Giới được về Thiên Giới…chẳng biết bấy nay làm gì…Chịu ! Chỉ biết rằng điều hay lẫn tính xấu của các vị vẫn đây đó bắt gặp trong Thiên hạ….khó chịu cho dân chúng lắm….Nhưng như thế mới là đời ! Phật vung tay Ngũ hành cười thế: Đạo có ở khắp nơi…nhưng không tự nhiên mà có....: khi các ngươi đi : đời chứng kiến ngươi như thế nào trong thử thách khổ ải , khi ngươi đến Ta, Ta chứng thực ngươi về Chân giá trị…Khi ngươi trở về : Ngươi phải tự chứng ngộ ngươi về Tín điều… Tin là Ta có, mang được Đạo Ta trong hành trình sống, Ta sẽ trong ngươi bất diệt!...Dù thế nào…

November 29, 2013

Kết quả bỏ phiếu thông qua Hiến Pháp mới sai sót: Những con số nhảy múa

Vào hồi 9h53′, ngày 28/11/2013, Quốc hội đã thông qua bản Hiến pháp sửa đổi, với 486 phiếu tán thành, 2 ”không biểu quyết”, 0 có ý kiến “không tán thành”. Tuy nhiên, trong thời gian chưa đến 60 giây trong quá trình bỏ phiếu, trên bản điện tử hiển thị có những diễn biến khó hiểu, đã có lúc ghi nhận có 3 ý kiến “không tán thành”, 21“không biểu quyết” … Phải chăng đã có đại biểu nhanh chóng thay đổi quyết định trong thời gian bỏ phiếu ngắn ngủi, hay đã có sự tác động của… máy móc? Xin được ghi lại qua hình ảnh:
133.png

Dưới đây là video do Diễn đàn Xã hội Dân sự thực hiện ghi lại trực tiếp từ màn hình TV:



12h40′: Thế nhưng, dường như đã có câu trả lời cho “diễn biến khó hiểu” nêu ở trên, lúc 12h trưa nay 28/11/2013, trong chương trình Thời sự của VTV1, diễn biến được hiển thị trên màn hình trong quá trình bỏ phiếu đã không xuất hiện, mà chỉ có hình ảnh về kết quả cuối cùng:


Vậy mà vẫn chưa hết cái sự lạ! Ở đoạn cuối chương trình của VTV còn hiện lên hình ảnh với con số còn “đẹp” hơn nữa (không hiểu họ lấy đâu ra?):



(Diễn Đàn Xã Hội Dân Sự)

November 28, 2013

Thực hư thị trường bất động sản Việt Nam

 Theo GNA
Tác giả: Nguyễn Ngọc Già (RFA – 27/11/2013)
Hãy mua bất động sản đi!”. Câu này mượn ý của ông Đoàn Nguyên Đức, khi ông ta “rao hàng”: “Hãy mua nhà đi, đừng chần chừ nữa” [1], cách đây hơn nửa năm.
Đừng mơ tưởng nữa

Đã đến lúc những ai còn mơ tưởng vực dậy thị trường này, nên tỉnh táo nhìn thẳng vào sự thật. Sự thật của cái chết không tài nào cứu nổi, bất chấp người cộng sản đang cố bằng mọi cách với những biện pháp tưởng chừng “quyết liệt” (chữ “đồng chí X” thích dùng) nhưng hoàn toàn bế tắc, tựa chú trăn, dù khổng lồ nhưng lỡ nuốt chửng con mồi to hơn cả nó, nên giờ đang nghẹn họng và chuẩn bị nôn ngược ra mà chết. Cái chết không tránh khỏi bởi lòng tham vô đáy. Quy luật muôn đời là thế.
Ở đây không bàn đến những “mưu ma chước quỷ” trong việc “sản xuất” ra “các loại luật” cùng các thủ đoạn cướp đất tàn nhẫn vô nhân đạo của bộ ba: giới cầm quyền – doanh nghiệp bất động sản – ngân hàng, bởi ai cũng biết “ba con quỷ” này quậy phá ra sao rồi.
Ở đây cũng không bàn đến giá thành bất động sản, bởi chỉ có “bộ ba” nói trên mới biết rõ trong cái gọi là “giá thành”, các loại “chi phí đen” ngốn bao nhiêu trong đó, để dẫn đến giá bán vượt xa tầm với của người dân trung lưu và dân nghèo – số chiếm đông đảo trong xã hội.
Theo một khảo sát quốc tế [2] trong năm 2011, người lao động thu nhập thấp (dưới 2 đôla/ngày) chiếm 18,2% dân số (16,1 triệu người), người lao động thu nhập 5 đôla/ngày chiếm đến 70,4% dân số (63,1 triệu người). Tổng số khoảng 79,2 triệu người so với khoảng 89,2 triệu dân tại Việt Nam.
Dù khảo sát trên dự đoán năm 2012, tỉ lệ người thu nhập 5 đô/ngày sẽ giảm dần xuống 67,1%, nhưng thực tế dường như diễn ra ngược lại và ngày càng có xu hướng cho thấy 2 thành phần thu nhập nói trên, không những không giảm mà còn có dấu hiệu tăng lên, bởi các chuyên gia nói “tỉ lệ thất nghiệp thực tế phải gấp đến mười lần” [3] so với số báo cáo chỉ 1,99% (năm 2012).
Năm 2013, dân số Việt Nam vừa chào đón công dân thứ 90 triệu [4]. Ước số người thu nhập thấp (theo tỉ lệ như trên), chí ít vào khoảng trên dưới 80 – 81 triệu người. Số người thu nhập như thế, thì ăn còn chật vật, nói gì đến ở, dù là “nhà ở xã hội”, sản phẩm mà chế độ … đang hướng dư luận tập trung vào, vẻ như lo cho người nghèo, chẳng qua để xoa dịu lòng dân đang chất ngất phẫn nộ, khi thu nhập của họ ngày càng kiệt quệ cùng tình trạng “nghèo hóa” ngày một gia tăng.
Đồng hồ nợ công thế giới [5] (The global debt clock) hôm 21/10/2013 đã điểm nợ Việt Nam đạt mức 76,706 tỉ USD, vị chi mỗi người Việt Nam đang gánh hơn 851 USD. Trong số nợ này, nhất định người dân chúng ta đang gánh cả cái thứ “của nợ” từ bộ “ba con quỷ” nói trên. Cho đến giờ này, không một số liệu “nợ xấu” nào, được các nhà quan sát độc lập ghi nhận như là con số có thể tin được.
Mặc dù ông Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho báo Tiền Phong hay [6], con số mới nhất mà ông ta “được biết” thì “nợ xấu” ngân hàng khoảng 400.000.000.000.000 đồng, tương đương 20 tỉ đô Mỹ. Tuy thế, ông Vũ Khoan chưa bao giờ tin [7] vào những con số đại loại như thế, dù những người làm thống kê đều là…đồng chí của ông ta (!). Tất nhiên, ông Thiên đã nói rất rõ bằng chữ “được biết”, điều này có nghĩa con số không được phép biết, dù là “viện trưởng”, cũng không biết… nổi (!). Con số thất nghiệp người ta còn mạnh miệng để “nhân 10 lần”, thì con số nợ xấu dù giả sử chỉ tạm nhân đôi, cũng làm cho người dân đen rơi vào tình trạng “tối tăm mày mặt” bởi nhiều con số không đằng sau, gây hoa mắt đến choáng váng!
Dù cho những doanh nghiệp không kinh doanh trong lĩnh vực bất động sản, thì tài sản thế chấp cho ngân hàng phần lớn cũng xuất phát từ bất động sản, đó là chưa kể cách gọi là “tín chấp” mà chính phủ ép ngân hàng cho các doanh nghiệp nhà nước vay lâu nay, như Vinashin hay EVN [8], PVN v.v…, nhưng những khoản vay vô tội vạ, vay mà không cần lo lắng như thế này, không những đút vào túi riêng, đổ sông đổ biển mà còn bị đẩy vào chứng khoán, ngân hàng và bất động sản một cách bừa bãi không kiểm soát nổi.
“Nợ xấu” không những đến từ đó, mà còn do giá bất động sản cao “tít trời” như ông Nguyễn Bá Thanh nói [9]: “Miếng đất giá trị 100 tỉ đồng, ông đưa lên 500 tỉ. Lẽ ra 100 tỉ thì được vay 60 tỉ, nhưng vì ông đưa lên 500 tỉ nên họ được vay 300 tỉ”. Giờ đây, không những “300 tỉ” “đi đời nhà ma” mà ngay cái miếng đất đó, giá 100 tỉ cũng không còn… “nguyên vẹn”, do giá đất đã qua thời sốt nóng từ lâu. Không những thế, cứ giả sử tịch biên được để phát mãi thu hồi nợ theo kiểu “của đổ hốt lại”, cũng không chắc miếng đất chỉ có duy nhất một chủ nợ, bởi nó bị “giằng xé” từ “năm cha bảy chú” với thủ đoạn đem một tài sản cầm cố cho vài ngân hàng khác nhau [10], điều này do chính “đám lãnh đạo” ngân hàng góp tay mà ra. Đó gọi là “thiệt đơn thiệt kép” – như người ta hay nói.
Tuy nhiên, người cộng sản rất “thủy chung” với khái niệm “Kinh tế thị trường định hướng XHCN”. Đó là loại tư duy quái đản nhất, họ vẫn không chịu gột rửa trong đầu. Thế là cứ đi “ăn mày” các nước nỗi khát khao “kinh tế thị trường”. Chẳng có gì lạ, khi bà Virginia Foot nói [11]: “Đã hội nhập với thế giới, tham gia sân chơi chung toàn cầu, nhưng Việt Nam vẫn có cách làm ăn không giống ai”.
“Định mức” 70m2 và giá dưới 15 triệu

Một điều oái oăm nữa, thử hỏi, dựa vào đâu để ban hành “tiêu chuẩn” theo gói 30.000 tỉ: giá căn hộ dưới 15 triệu đồng/m2 và diện tích dưới 70m2 thì được ưu đãi vay 6%/năm?
“Định mức” nói trên không phải phản ánh đầu óc đặc quánh “bao cấp” của “thời xa vắng” từ những năm 80 thế kỷ trước thì là gì? Không những thế, vô hình chung, chính cái “định mức” này trở thành “chuẩn mực chết” kìm hãm một thị trường tự do, vào lúc này cần phải được giải thoát hơn bao giờ hết. Quá tai hại! Tự người cộng sản đã mắc kẹt ngay trong “cái lồng” do họ tạo ra.
Các chủ đầu tư cứ theo đó mà loanh quanh sao cho gần với “chuẩn” này, thế cho nên, thay vì để thị trường tự điều tiết giá cả, tự định đoạt loại diện tích sao cho dễ bán (nghĩa là phù hợp với đa số người mua), nó trở thành cái thòng lọng thắt dần vào cổ các “đại gia” bất động sản, bởi hầu hết các dự án đang dở dang hay đã hoàn thành, tất cả đã xong quy hoạch và thiết kế từ lâu.
Trên thực tế, từ nhiều năm trước, các chủ đầu tư cũng không bao giờ thực hiện công tác điều tra nhu cầu nhà ở người dân một cách nghiêm túc, khi bắt tay làm dự án, thay vào đó, họ chỉ quảng cáo rầm rộ, với thiết kế “đậm chất tây”, đầy hào nhoáng nhất thời mà không tính đến văn hóa nông nghiệp của dân Việt vẫn còn rất đậm.
Giả sử “định mức” 15 triệu đồng/m2 là hợp lý, thử hỏi một thị trường tự do đúng nghĩa, tại sao cần phải ngăn cản giới bất động sản giảm giá đến mức, cho tới khi nào người mua có thể chấp nhận? Điều đó có nghĩa, giá bán một mét vuông hoàn toàn không được phép nói tới khái niệm “đáy” hay “trần” trong tình hình hiện nay. Điều đó cũng phần nào giải thích thêm, tại sao “nhà nước” cứ thích “nghĩ thay, quyết thay, làm thay” cho giới bất động sản.
Không thể nói là không có “vấn đề”  trong “núi” bất động sản đang đông cứng (!) Ngoài ra, các chi phí hay gọi là “bôi trơn”, trên thực tế, thường thuộc loại “chi phí ứng trước”, giờ các đại gia bất động sản chắc khó có thể cam chịu “ôm hận” một mình, nên việc “nhà nước” tham gia vào “giải cứu” cũng là điều dễ hiểu. Một dạo một số chủ đầu tư đòi “chẻ nhỏ” diện tích ra còn 25m2/căn hộ, nhưng thực tế không thể làm vì sự hồ đồ và bất khả thi của cách nghĩ này.
Cái gọi là “giảm giá” hiện nay, thực chất không có, bởi chủ đầu tư dùng nhiều “thủ thuật” biến hóa: gian lận trong cách tính diện tích căn hộ, thay đổi vật liệu xây dựng rẻ tiền hơn, bớt xén các tiêu chuẩn quy định chất lượng trong xây dựng, chèn ép lương công nhân v.v… nó làm cho giá bán ngỡ là giảm, thực chất chỉ là chiêu lừa bịp, thậm chí nguy hiểm rình rập người dân, khi chọn những nơi như thế làm chốn an cư. Kể cả những lời hứa hão và những chiêu khuyến mãi khác nhưng không có tính chế tài khả thi, nó chỉ dùng để làm sao tống khứ hàng tồn kho càng nhanh, càng nhiều, càng tốt.

Dù có những căn hộ chưa hoàn thành, đang rao 45m2 với giá 500 triệu [11A], nhưng không ai dám chắc về chất lượng và tiện ích của những nơi này không làm chủ nhân mau chóng thất vọng khi dọn vào ở. Phát sinh tranh chấp rất dễ tiếp tục bùng nổ như đã bùng nổ trong thời gian qua. Bế tắc cho bất kỳ ai rơi vào trường hợp như thế, bởi dù có khởi kiện dân sự, phần thắng hiếm khi nào thuộc về cư dân với “thành quả” chỉ chuốc nỗi muộn phiền, phí phạm nhiều thời gian và tiền bạc cho mình. Nguyên nhân vì sao cư dân thường thua kiện hay vấp phải chây ì của chủ đầu tư, với sự bàng quan từ giới cầm quyền, thì ai cũng hiểu.
Ông Alan Phan đã từng bày tỏ: nhà chức trách chẳng cần làm gì để cứu bất động sản cả, hãy để nó “rơi tự do” [12]. Thật ra, người cộng sản biết đó là phương án duy nhất đúng. Đúng với quy luật kinh tế của nền kinh tế thị trường, nhưng họ không thể làm và không dám làm. Bởi thị trường bất động sản “rơi tự do” cũng có nghĩa, chính bản thân họ, gia đình họ, các phe cánh của họ cùng “rơi tự do” trong tình trạng cắm đầu xuống đất, chết chùm.
 
Thanh toán qua ngân hàng

Một dạo, giới cầm quyền đưa ra phương thức, dù đã được thế giới sử dụng từ rất lâu – mua bán nhà phải qua ngân hàng [13], nhưng cuối cùng họ vẫn không đưa công cụ quản lý kinh tế quan trọng này vào thực tế. Lý do ai cũng hiểu, khi công cụ “ích nước lợi nhà” này khai triển, người cộng sản chỉ có… chết ngắc!
Giờ đây, họ hí hoáy gọi là gỡ khó cho “cái gói 30.000 tỉ đồng” mà sau gần nửa năm trời, giải ngân được… hơn 1% [14](!). Trong đó:
- Giải ngân cho 905 khách hàng với dự nợ 220,9 tỷ đồng/21.000 tỉ đồng.
- Giải ngân cho 7 doanh nghiệp với dư nợ 122,6 tỉ đồng/9.000 tỉ đồng.

Vẫn tiếp tục lì lợm, “bộ ba tam giác” “quậy” cho thị trường bất động sản nát bét, nay cũng chính họ đòi “gỡ khó” (!). Trịnh Đình Dũng – Bộ trưởng Bộ Xây dựng nói [15]: “… vấn đề quan trọng không phải là nhanh hay chậm mà phải đúng đối tượng”. Trước đây, khi đưa ra vụ “30.000 tỉ”, họ nói  để giải quyết hàng bất động sản tồn kho. Nay, họ “định hướng” lại, nói là vì người nghèo (?!).
Các thủ tục nặng nề trong “gói cứu trợ”, vẫn phô bày rõ, người dân hiện nay không khác gì đang sống thời kinh tế chỉ huy tập trung, bao cấp: xét duyệt, chứng nhận từ phường xã, cơ quan làm việc về việc chưa có nhà, đủ thu nhập trả nợ v.v… Nó tỏ ra vô cùng lạc hậu, ấu trĩ trong thời buổi công nghệ thông tin. Không những các thủ tục đó làm khó và cản bước người nghèo mong muốn có “căn nhà mơ ước”, giới cầm quyền vẫn bộc lộ thứ “tư duy thủ công” đến thảm hại.
Chỉ mỗi việc chứng minh khả năng người vay có đủ khả năng trả nợ trong tình hình kinh tế vỡ nát, cũng  làm các ngân hàng chùn tay cho vay. Với tư cách bên cho vay, làm sao ngân hàng đủ can đảm mở rộng túi tiền (dù cứ tạm cho là có) cho người nghèo, khi ở vào thế “nắm dao đằng lưỡi”, khi tâm lý “con chim sợ cành cong” còn nguyên đó, do giới cầm quyền và chính nội bộ ngân hàng tạo ra từ núi nợ đầm đìa cùng hàng loạt “viên chức ngân hàng” xộ khám? Nhu cầu thu hồi đủ vốn và lãi từ các hợp đồng cho vay vẫn là chân lý không thể chối cãi. Đừng vay mượn thêm nữa cái gọi là kinh doanh để “phục vụ chính trị” hay “an sinh xã hội”. Nó đã hết thời lâu rồi với di họa đầy dãy, từ thủ đoạn đánh lận đó.
Điều lẽ ra nên làm và làm từ rất lâu, ít nhất  khi vừa được Mỹ bỏ cấm vận, làm bước đệm cho Việt Nam hội nhập thế giới, đó chính là “mã số cá nhân” – tiền đề để mỗi người đều có (ít nhất) một tài khoản và mọi thứ đều phải thanh toán qua ngân hàng. Đó là cách giải quyết khoa học, nhẹ nhàng, hiệu quả nhất cho cả phía cho vay lẫn bên vay, trong việc mua bán bất động sản. Người cộng sản đã không làm, do họ nhìn thấy trước “tai họa” từ việc làm này mang tới.
Bây giờ, giới cầm quyền định kết hợp với Ngô Bảo Châu làm việc này [16], có vẻ họ nói cho qua chuyện, bởi thật tâm làm, đó là “gót chân achilles”, nó sẵn sàng tố cáo toàn bộ gia sản cùng những phi vụ mờ ám của tất cả những “con bạch tuộc” khổng lồ trong thế giới “mafia đỏ”. Do đó, quá khó để tin họ thật sự muốn quản lý hiện đại, văn minh như các nước nhằm phục vụ tốt cho dân.
Tuy nhiên, không có nghĩa thế giới không biết tài sản của họ ở đâu và bao nhiêu, bởi [17] “…Thụy Sĩ không còn là vùng đất hứa của những đồng tiền bất chính đã làm thất vọng những nhà độc tài trên thế giới”. Không chỉ riêng Thụy Sĩ, đài BBC có bài “Miến Điện dân chủ hóa hay tự diễn biến?” [18], trong đó cho hay, có một “danh sách đen” của các nhân vật đầu sỏ Miến Điện lên tới hơn 900 người, mà tài sản của họ bị Hoa Kỳ và Cộng đồng Âu Châu quyết định đóng băng tại hải ngoại, dựa theo tài liệu công bố hồi tháng 11 năm 2007.  Chỉ là chưa đến lúc tài sản chìm nổi các “đại gia đỏ” Việt Nam bị phơi ra trước công luận. Trước sau gì cũng đến ngày đó.
Kết

Gói 30.000 tỉ đồng đã bộc lộ tất cả những sai trái, duy ý chí, chống lại quy luật kinh tế. Nhận lãnh thất bại, nhưng người cộng sản vẫn cực đoan để đưa ra hàng loạt  “giải pháp” rối rắm, nhiêu khê và lý thuyết suông. Thậm chí, dù  có tuân theo quy luật kinh tế khách quan, “gói giải cứu” cũng quá ít ỏi và trễ tràng so với tình hình kinh tế bi đát cùng hiện trạng bất động sản vô phương sống sót như người viết ví von qua hình ảnh chú trăn tham lam đến chết nghẹn.

Kiều Trinh: KẺ ĂN CẮP SIÊU THỊ

Theo TTĐ

Đây quả là Chuyện buồn nhà Đài!
VTV thiếu gì người trẻ, đẹp, giỏi hơn Vũ Kiều Trinh, vì sao cứ phải để cho cô Kiều Trinh xuất hiện trên màn ảnh. Thật tội nghiệp cho cô ấy, và cả gia đình cô ấy!
Nói như Giáo sư Ngô Bảo Châu, nếu có hình ảnh nào làm nhục Việt Nam tốt nhất thì chính là hình ảnh cô Kiều Trinh trên TV.

Mỗi lần xem chương trình “Văn hóa dân tộc”, của Đài truyền hình Việt Nam VTV, tôi lại cảm thấy nhức mắt. Bởi vì người phụ trách chương trình ấy luôn xuất hiện với cái vẻ mỹ miều, cặp mắt sắc xảo, và giọng nói rất đanh. Đó chính là Kiều Trinh. Dân mạng không còn lạ gì Kiều Trinh là con gái nguyên Uỷ viên trung ương Đảng, Tổng giám đốc đài truyền hình Việt Nam Vũ Văn Hiến. Cô sinh năm 1975, nguyên phóng viên văn hóa Ban thời sự .


Năm 2001, Kiều Trinh được cử sang Thụy Điển 3 tuần. Ngay tuần đầu, ngày 11-2-2001, cô đã bị cảnh sát thành phố Kalmar bắt vì tội ăn cắp hàng trong siêu thị. Lúc đầu cô nàng chối bai bải, nhưng khi mở băng ghi hình thì phải cúi đầu nhận tội. Cô nàng đã ăn cắp ở Orebro, Kaimar số mỹ phẩm trị giá 400 đô la. Số tiền đó không lớn, nhưng ở Thụy Điển người ta trị ăn cắp, tham nhũng rất nghiêm, nên theo luật Kiều Trinh phải ngồi tù.

Vì Kiều Trinh là con của Tổng giám đốc đài truyền hình Việt Nam, nên Đại sứ quán Việt Nam ở Thụy Điển phải ra tay. Và sau một tuần bị giam, ngày 16-2-2001, cô nàng được tha, sau khi có giấy của bác sỹ xác nhận nhận Kiều Trinh bị bệnh tâm thần từ Việt Nam gửi sang. Ngày 18-2-2001, Kiều Trinh bị trục xuất về nước. Đón cô ở sân bay, diễn viên điện ảnh Trần Lực đã tặng một cái tát, chấm dứt quan hệ vợ chồng từ đó.

Ông Vũ Văn Hiến chả hề hấn gì sau sự kiện đó, vẫn đủ tiêu chuẩn vào Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, và tiếp tục làm Tổng giám đốc đài truyền hình Việt Nam. Cô con gái Kiều Trinh vẫn làm phóng viên của VTV.

Năm 2006, Kiều Trinh được sang nước Anh công tác. Bệnh tâm thần lại tái phát và cô nàng đã thó chiếc máy ảnh kỹ thuật số trong shop. Một lần nữa ông Hiến lại phải cứu con gái bằng việc nhờ Đại sứ quán can thiệp và tờ giấy của bác sỹ chứng nhận bệnh tâm thần lại đưa ra sử dụng!

Năm 2009, Kiều Trinh được kết nạp đảng và được đề bạt làm Trưởng phòng Văn hóa dân tộc, Ban thời sự. Thật mỉa mai khi có những nhà báo chống tham nhũng tiêu cực , chỉ vì phạm một vài lỗi kỹ thuật nhỏ, thì phải vào tù, hoặc bị tước thẻ nhà báo, còn kẻ cắp con gái ông Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng giám đốc đài truyền hình Việt Nam lại được đề bạt.

Từ bấy đến nay, một nghi án vẫn chưa có lời giải: Kiều Trinh bị tâm thần hay kẻ cắp?

Dư luận cho rằng, có lẽ ông bác sỹ nào đó được ăn, hoặc bị ép mới ký giấy chứng nhận bệnh tâm thần cho Kiều Trinh, vì nhìn hình ảnh chải chuốt óng mượt, và nghe cô nói sắc lẻm trên TV thì không ai nghĩ bị tâm thần cả. Mà nếu bị bệnh tâm thần thì đưa vào bệnh viện, chứ sao lại đưa lên làm MC trên TV?

Vậy chắc chắn là kẻ cắp!

Nước ta có 54 dân tộc, mỗi dân tộc có một nền văn hóa khác nhau, phong tục tập quán mỗi nơi một vẻ rất phong phú, đa dạng, nhưng tuyệt nhiên không hề có nền văn hóa và phong tục tập quán ăn cắp. Ăn cắp, ăn trộm, ở đâu cũng ghét, cũng khinh. Dù đói ăn vụng, túng làm liều mọi người vẫn chê cười chứ đừng nói tiểu thư con quan như Kiều Trinh. Vậy mà cô nàng không biết ngượng cứ xuất hiện trên TV nói văn hóa, đạo đức? Phải chăng quý vị muốn truyền bá cho dân thứ văn hóa ăn cắp và nghệ thuật chạy tội?

Nên nhớ, hình ảnh cô Kiều Trinh không thể bôi xóa được trong hồ sơ của cảnh sát Thụy Điển, Anh quốc, và nó đã được phơi ra cho nhân dân nước họ biết rồi. Họ sẽ nghĩ gì, khi ở Việt Nam, kẻ cắp lên mặt dạy đạo đức người lương thiện? Nói như Giáo sư Ngô Bảo Châu, nếu có hình ảnh nào làm nhục Việt Nam tốt nhất thì chính là hình ảnh cô Kiều Trinh trên TV.
Trần Đức Thắng

November 24, 2013

Quốc hội Nhật Bản và cách vận hành

Theo TTĐ



Quốc hội Nhật Bản (国会) là cơ quan lập pháp gồm có 2 viện: hạ viện (衆議院、Chúng Nghị Viện – Shugiin) và thượng viện (参議院tham nghị viện Sangiin)
Hạ viện: có 480 ghế (tiểu khu tuyển cử 300, khu tỉ lệ 180) được bầu từ 130 đơn vị, trên nguyên tắc có nhiệm kỳ là 4 năm, nhưng vì một lý do nào đó, giữa chừng Thủ Tướng (chủ tịch đảng cầm quyền) có quyền giải tán (解散選挙) để bầu ra một hạ viện mới. Tính cho đến nay, trong tất cả 46 nhiệm kỳ tính từ (1892-2012) chỉ có 4 nhiệm kỳ là 7, 10, 11, 21 là được duy trì đúng 4 năm, còn hầu hết là giải tán giữa nhiệm kỳ, tính trung bình là 1 nhiệm kỳ là 2 năm rưỡi.Bất cứ công dân nào trên 25 tuổi đều có thể ứng cử.
Thượng viện: có 242 (tiểu khu tuyển cử là 146, khu tỉ lệ là 48) ghế được chọn từ 47 đơn vị bầu cử, có nhiệm kỳ cố định là 6 năm và cứ 3 năm một lần sẽ được bầu lại để chọn một nửa là 121 ghế gọi là bầu cử bán phần. Khác với hạ viện không có việc giải tán nửa chừng. Số tuổi tối thiểu để có tư cách nộp đơn ứng cử là 30.

Vai trò của 2 viện

Nói chung thì vai trò của 2 viện là làm chung một công việc: thảo luận những dự án dưới nhiều góc độ rồi thông qua hoặc phủ quyết. Nói rõ hơn thì Hạ Viện thảo luận và biểu quyết, còn Thượng Viện thì có nhiệm vụ xem xét lại những dự án đã được thông qua. Trên nguyên tắc, các dân biểu hạ viện là những chính trị gia thuần túy, còn nghị sĩ thượng viện bao gồm nhiều thành phần nổi tiếng được nhiều người biết đến như học giả, nhà kinh doanh, nghệ sĩ, nhà thể thao…. Sở dĩ có sự phân chia như thế là vì nghị sĩ thượng viện là đại diện nhiều tầng lớp nhân dân không có chân trong đảng phái nào nên việc xem xét, check lại những phán quyết của hạ viện bằng cách nhìn của người dân sẽ chính xác và công bình hơn. Nhưng đó chỉ là hình thức và là chuyện xa xưa, trên thực tế thì đảng nào cũng cố đưa người của mình vào cả 2 viện sao cho quá bán để tránh trường hợp một bên thì thông qua, còn một bên thì phủ quyết. Tiếng Nhật gọi tình trạng này là “quốc hội nejiri”ねじり国会. Hơn nữa sự có mặt của những người nổi tiếng như ca sĩ, tài tử sẽ thu được nhiều phiếu hơn từ những fan của những nghệ sĩ này.

Sự khác biệt giữa Hạ Viện và Thượng Viện về mặt phán quyết:

- Đối với các dự luật về pháp luật, nếu phán quyết của 2 viện không giống nhau thì dự luật sẽ chuyển lại Hạ Viện để xem xét lại một lần nữa và sẽ được thông qua khi có 2/3 dân biểu hiện diện chấp thuận…

- Đối với 3 dự luật đặc biệt: ngân sách, điều ước, chỉ định Thủ Tướng. Nếu phán quyết của 2 viện không giống nhau, thì phán quyết của hạ viện sẽ coi là ưu tiên và tự động thông qua sau khi qua một vài thủ tục đơn giản..

- Đối với việc sửa đổi hiến pháp (憲法改正)hoặc việc bổ nhiệm các nhân sự quan trọng của ngân hàng quốc gia, viện kiểm soát tài chánh, viện nhân sự, phái cử lực lượng tự vệ đội ra nước ngoài v.v… thì phải được sự đồng ý của 2 viện

- Chỉ hạ viện là có thể ra quyết nghị để phủ quyết việc bất tín nhiệm (不信任) hay thông qua nghị quyết bất tín nhiệm nội các chính phủ, trường hợp này thì nội các phải từ chức. Còn thượng viện thì chỉ có thể ra nghị quyết “khiển trách nhân sự của nội các” (官僚など問責決議)hoặc “khiển trách thủ tướng (首相問責決議), các nghị quyết này chỉ là một hình thức cảnh cáo chứ không có bắt buộc phải thi hành..

Nhìn qua những sự khác biệt trên, ta thấy rằng hạ viện có ưu tiên hơn thượng viện. Điều này đã được giải thích:

1/ nhiệm kỳ của hạ viện (tuy là 4 năm) nhưng trên thực tế thì ngắn hơn nhiều, nên sẽ có những dự luật đi sát với người dân hơn vì tình hình đôi khi xảy ra rất nhanh chóng.

2/ thượng viện chỉ giữ vai trò check lại và khuyến cáo, nên nếu có quyền như hạ viện thì những dự án cần thiết như ngân sách, chỉ định thủ tướng v.v… sẽ không bao giờ thực hiện được nếu thượng viện nhất định phủ quyết.


Tuy nhiên, xét về mặt tích cực thì dù cả 2 không có cùng phán quyết và cuối cùng Hạ Viện sẽ cũng thông qua, nhưng những chỉ trích của Thượng Viện sẽ làm cho dự luật hoàn hảo hơn, vì khi được biểu quyết lại tại Hạ Viện thì dự luật được biểu quyết này sẽ có thêm hoặc bớt những điều mà thượng viện chỉ trích. Hơn nữa nhiệm kỳ của Thượng Viện thì cố định nên không có việc các dự luật cần thiết phải xếp xó vì Hạ Viện bị giải tán giữa chừng.

Đã có nhiều ý kiến của nhiều giới cho rằng: vai trò của thượng viện thực ra không cần thiết. Tuy nhiên, cho đến giờ phút này thì ý kiến này vẫn chưa được đồng tình vì những lý do nêu trên

Cách bầu cử 2 viện

Cả 2 viện được bầu theo thể thức: tiểu khu tuyển cử (小選挙区), nghĩa là bầu trực tiếp cho ứng cử viên tại khu tuyển cử, ai cao phiếu nhất thì người đó đắc cử, và theo khu tỉ lệ (比例区), nghĩa là bầu bằng tên của đảng mình chọn hoặc tên ứng cử viên của đảng mình chọn, theo phương thức Victor D’Hondt. Số phiếu đạt được là tổng số phíếu bầu tên đảng và bầu tên ứng cứ viên, được chia cho 1, 2, 3, 4, 5 hoặc hơn nữa theo số ghế đắc cử đã qui định tại từng khu tuyển cử. Kết quả đắc cử sẽ được tính theo tỷ lệ ứng cử viên có số phiều nhiều hay ít.

Lấy thí dụ trong 1 khu tuyển cử có 4 đảng A, B, C, D tranh 10 ghế: đảng A được 1500 phiếu, B là 700, C là 300 và D là 200. Nhìn theo bảng dưới thì 10 ứng cử viên có số phiếu cao nhất là 1500, 750, 500, 375, 300, 250 (đảng A), 700, 350, 233 (đang B), 300 (đảng C) sẽ đắc cử. Cách bầu cử này có điều lợi là những đảng nhỏ (C) có số phiếu thấp nhất cũng có thể có chân trong quốc hội.

Đảng A
Đảng B
Đảng C
Đảng D
Chia cho 1
1500 (1)
700 (3)
300 (7)
200
÷ 2
750 (2)
350 (6)
150
÷3
500 (4)
233 (10)
450
÷ 4
375 (5)
175
225
÷ 5
300 (7)
÷ 6
250 (9)
÷ 7
214

Kỳ họp của quốc hội: Mỗi năm có từ 2 đến 3 kỳ họp được chia thành:
Họp thông thường (通常国): thời gian họp là 150 ngày bắt đầu từ trong tháng giêng đến cuối tháng 6, có thể kéo dài nhưng chỉ 1 lần
Họp lâm thời: 臨時会: được triệu tập khi được 1/4 dân biểu, nghị sĩ của 1 trong 2 viện hoặc nội các chính phủ yêu cầu để đáp ứng với tình hình, thời gian sẽ được quyết định bởi dân biểu, nghị sĩ của 2 viện, có thể kéo dài tối đa là 3 lần.
Họp đặc biệt (特別会): được triệu tập trong vòng 30 ngày kể từ khi bầu cử hạ viện, có mục đích chỉ định chủ tịch, phó chủ tịch quốc hội và Thủ Tướng….
Chúng tôi sẽ phân tích chi tiết khi có dịp.

Trần Thái Huy 
Theo ERCT  ww.erct.com

November 23, 2013

Em không muốn hôn... em muốn lên giường !

Theo TTĐ

Nó và anh yêu nhau được gần 2 năm rồi. Thời gian vừa qua thực sự nó thấy rất tuyệt diệu. Nó cảm thấy như nó được Thượng Đế ưu ái khi ban tặng anh cho nó. Anh đẹp, tài giỏi và rất đàn ông. Anh nói anh thích ngắm nhìn nó cười, anh yêu nụ cười híp mí của nó. Vì lẽ đó nên suốt 2 năm yêu nhau dù có xảy ra chuyện gì, nó cũng không bao giờ khóc.



Một lần anh rủ nó đi dự tiệc cùng. Trong bữa tiệc nó gặp một người đàn ông, bố anh ta là đối tác của anh, và anh ta cứ ngắm nhìn nó. Điều này làm nó rất khó chịu nhưng nó không nói gì. Gần đây công việc của anh gặp chút rắc rối, anh có ít thời gian để chăm sóc nó nhưng nó không giận, nó chỉ thấy thương anh hơn thôi.

Tối hôm đó nó chuẩn bị đi ngủ thì nhận được điện thoại của anh, có vẻ như anh đang rất buồn. Anh khóc, anh nói rằng công ty của anh sắp phá sản, anh nói rằng có thể anh sẽ mắc nợ cả trăm triệu. Nghe anh nói chuyện nó chỉ muốn chạy ngay đến ôm lấy anh nhưng nó không thể. Đã gần 12h, nó không thể ra khỏi nhà. Vì thế nó cảm thấy mình thật bất lực và vô dụng khi chỉ có thể an ủi anh những câu bình thường như một người bạn.

Một tuần sau đó nó hẹn anh ra gặp mặt:

- Anh này, chúng mình chia tay nhé! - Nó nói với khuôn mặt không chút cảm xúc, còn anh thì như vừa bị sét đánh, trân trân nhìn nó. Anh không nói gì, cũng không hỏi nó lý do chia tay. Anh nghĩ giờ mình chỉ là một kẻ bất tài vô dụng đang nợ nần chồng chất, có lẽ nên giải thoát cho nó.

-Cho anh hôn em lần cuối được không?

-Em không muốn hôn, em muốn lên giường!

-Không được, sau này em còn phải lấy chồng nữa.Anh buồn bã nói. Nó nhìn xoáy sâu vào đôi mắt anh. Bằng một ma lực không thể chối từ, đêm đó nó đã trở thành người đàn bà của anh.Sáng hôm sau tỉnh dậy nó đã đi.

Bên cạnh anh chỉ còn bông hoa hồng sắp héo úa đè lên những giọt máu đỏ sẫm trên nền ga trắng. Anh ngồi bần thần một lúc lâu. Bỗng điện thoại áo có tin nhắn, là số của nó. “Em yeu anh!” Anh như chết đứng, ngay lập tức anh gọi lại thì đã thành thuê bao. Anh không hiểu nổi nó đang nghĩ gì nữa, nhưng nó làm anh phát điên. Anh không đi tìm nó mà chuyên tâm vào làm ăn. Có một công ty đồng ý đầu tư để giúp công ty khỏi đà phá sản.Thời gian sau anh gặp lại nó, xinh đẹp, ăn chơi và sành điệu hơn tỉ lần. Anh được biết hiện nó đang cặp với một công tử rất giàu, giàu hơn anh. À ra vậy, anh cười thầm, hoá ra người mà anh đã từng rất rất yêu cũng chỉ vậy thôi.

Hơn một năm sau anh lấy vợ, một người phụ nữ chín chắn, điềm đạm nhưng cô ấy không có nụ cười híp mí như nó, cô ấy yếu đuối hay khóc, và cô ấy không còn trinh. Anh không trách và dằn hắt vợ. Anh nghĩ về những giọt máu trên ga giường ngày hôm đó. Có lẽ đây là cái giá anh phải trả.Giờ đây công việc của anh đang tiến triển rất tốt, gia đình rất hạnh phúc, duy chỉ có điều đứa con gái của anh khi mới sinh ra đã bị viêm võng mạc nên mất khả năng nhìn. Vợ chồng anh rất đau khổ vì điều đó, hai người luôn hi vọng có một nhà hảo tâm nào đó sẽ hiến tặng mắt cho bé.Anh tình cờ gặp lại nó sau 3 năm mất liên lạc. Giờ trông nó đẹp hơn, dịu dàng hơn và đàn bà hơn.

-Lâu lăm không gặp, em dạo này sao rồi?

-Em vẫn khoẻ, em lấy chồng và định cư luôn ở Mĩ. Thế còn anh thì sao?

-Anh cũng kết hôn rồi…Anh kể về đứa con mới 1 tuổi bị mù của mình cho nó.
Lần thứ hai nó thấy anh khóc. Lần thứ nhất khi công ty anh sắp phá sản. Ừhm, anh chưa bao giờ khóc vì nó, chưa bao giờ.Không khí trở nên nặng nề và căng thẳng.

Cuối cùng nó là người kết thúc:

-Mai em phải về Mĩ rồi, em xin phép về trước chuẩn bị hành lý. Anh đừng buồn nhé, rồi bé sẽ khoẻ mạnh lại thôi.

Anh cười, một nụ cười rất buồn.Mấy ngày sau anh nhận được tin từ bệnh viện là có người hiến mắt cho con gái anh. Không có lời nào diễn tả được niềm hạnh phúc và vui mừng của vợ chồng anh lúc này. Anh không được biết người hiến mắt là ai nhưng anh vô cùng cảm kích và thầm cảm ơn người đó rất nhiều.

Một tháng sau ca phẫu thuật, con gái anh đã có thể tự nhìn cuộc sống bằng chính đôi mắt của nó.Vào một ngày, anh nhận được một hộp quà do không rõ người tặng gửi đến, trong đó là một cuốn sổ nhật ký và một lá thư. Không biết có sự thôi thúc gì mà anh ngồi lặng lẽ trong phòng làm việc và đọc hết…

Lá thư là của một người đàn ông “Tôi không muốn gửi cuốn sổ này cho anh, cô ấy cũng không muốn, nhưng lương tâm tôi bắt ép tôi phải làm, nếu không tôi sẽ không sống nổi quãng đời còn lại. Cô ấy là một người phụ nữ tốt, anh thật may mắn khi được cô ấy yêu như vậy!”

Là nó, trang đầu tiên anh mở ra là ảnh hai người chụp nhân kỉ niệm một năm yêu nhau.

“Ngày…tháng…năm…Hôm nay em thấy anh khóc qua điện thoại, em chỉ muốn chạy ngay đến để ôm chặt lấy anh nhưng em không thể, em xin lỗi, em thật vô dụng…”

“Ngày…tháng…năm…Thật kinh khủng, có người đàn ông tìm em và nói nếu em đồng ý làm người tình của anh ta thì anh ta sẽ giúp công ty anh khỏi bị phá sản. Em rất yêu anh, em không thể phản bội anh, nhưng em càng không thể thấy anh khổ sở, khó khăn mà không giúp gì được như thế…”

“Ngày…tháng…năm…Hôm nay em quyết định chia tay, em nói muốn lên giường với anh. Anh nhìn em giống như em là 1 con điếm rẻ tiền thèm khát dục vọng vậy. Em đâu muốn thế, em chỉ muốn dành tặng cái thứ quý giá nhất cho người em yêu thôi. Nếu không em sợ em sẽ hư hỏng với bất kỳ người đàn ông xấu xa nào mất…”

“Ngày…tháng…năm…Người đàn ông đó rất quan tâm và yêu thương em nhưng không làm em quên đi hình ảnh của anh được. Dù không yêu, em vẫn đồng ý kết hôn với người ấy như để trả nợ. Anh ơi, cuộc đời sao mà bất công thế, tạo hoá đang trêu ngươi em. Ngày em đi mua nhẫn cưới cũng là ngày em biết mình bị ung thư cổ tử cung. Nếu phẫu thuật em sẽ không chết nhưng sẽ mất đi khả năng làm mẹ. Còn gì đau khổ hơn với người phụ nữ không thể sinh con? Và sau ca phẫu thuật, em đã rời bỏ anh ấy, để anh ấy có thể cưới một cô vợ theo đúng nghĩa…”

“Ngày…tháng…năm…Em đã trở thành một con điếm cao cấp anh ạ! Em sẵn sàng lên giường với bất cứ người đàn ông nào cho em tiền. Em cặp với rất nhiều đại gia, cuộc sống của em trở nên buông thả và sa đoạ đến không ngờ. Những lúc mệt mỏi và tuyệt vọng, em luôn nhớ đến anh, em thực sự rất nhớ anh…”

“Ngày…tháng…năm…Hôm nay em được biết mình chẳng còn sống được bao nữa anh à. Vết mổ lần trước bị nhiễm trùng, di căn lên cả vùng bụng. Buồn thật, cuộc đời đúng là đang rẻ rúng em mà. Mà thôi, dù sao em sống thế này đủ rồi, em không muốn tiếp tục nữa, nhưng trước khi chết em muốn gặp lại anh, một lần thôi…”

“Ngày…tháng…năm…Đây là lần thứ 2 em thấy anh khóc. Đứa con gái bé bỏng tội nghiệp của anh bị mù, có lẽ anh đau lòng lắm! Thấy anh buồn như vậy trái tim em như muốn vỡ tan ra vậy…”

“Ngày…tháng…năm….Hôm nay tròn 5 năm chúng ta yêu nhau, và cũng sẽ là ngày em kết thúc cuộc đời đau khổ này. Dù sao em cũng không cần đến đôi mắt này nữa, em sẽ tặng nó cho con gái anh, để em mãi mãi được ngắm nhìn anh. Lời cuối em muốn nói rằng em rất rất yêu anh. Vĩnh biệt anh!”

Đọc xong quyển nhật kí gần 3 năm đầy đau khổ và nước mắt của nó, anh dường như chết ngay tại lúc đó. Anh không ngờ nó lại yêu anh nhiều như thế, anh mắc nợ nó quá nhiều. Trong vô thức, nước mắt anh rơi, lần này là vì nó nhưng nó mãi mãi không bao giờ thấy được nữa.Anh vào phòng, vợ anh đang ngủ, anh đến gần cái nôi của con gái. Đứa con của anh vẫn đang mở to đôi mắt để nhìn mọi thứ xung quanh. Thấy bố, con bé khẽ cười, nụ cười híp mí vô cùng đáng yêu. Anh cúi xuống hôn nhẹ lên trán con một cái, nước mắt anh rơi ướt cả gối của con. Anh lại gần giường kéo chăn lên cho vợ rồi ra khỏi phòng.

Sáng hôm sau vợ anh tìm thấy trong phòng làm việc của anh 2 tờ giấy. Một là đơn từ chức, hai là đơn ly hôn. Tất cả tài sản và căn nhà anh để lại hết cho vợ con, nhưng anh đi đâu thì không một ai biết….


November 22, 2013

ĐI TÌM SỰ THẬT VỀ CHỊ THU UYÊN – VTV


Theo FB Trần Đình Triển


ĐI TÌM SỰ THẬT VỀ CHỊ THU UYÊN – VTV

Tôi đến sân bay TP. Hồ Chí Minh lúc 19 giờ, đi về khách sạn lấy phòng, “ném bụp” va-li vào phòng rồi xuống đường gọi taxi đi đến 1 đường phố gần cuối quận Gò Vấp. Hình như có ai đó chỉ đường nên tôi không khó khăn lắm đi đến chính xác nhà Bác Minh Nguyễn, vào nhà cả gia đình đang chờ đón tôi ( bác trai, bác gái, con trai, con dâu,..), tôi tự giới thiệu về mình, qua giọng nói bác trai hỏi tôi “ Cậu quê ở đâu”, tôi trả lời “ Tôi quê Hà Tĩnh”, bác gái ồ lên 1 tiếng rồi nói “ Nhà tôi cũng quê Hà Tĩnh”. Thế là từ “ Giọng Hà Tĩnh nghe dệ thương mẹ hậy” đã xua đi những nghi ngờ, hỏi han, tìm hiểu,…Bác trai mở đầu câu chuyện : “Chúng ta yêu Tổ quốc, yêu nhân dân, không thể chấp nhận những ai làm việc sai trái làm tổn hại đến lợi ích chung và quyền lợi hợp pháp của cá nhân,…”; tôi sốt ruột quá muốn đi thẳng vấn đề,nhưng cũng phải chờ đợi vì đó là tấm lòng, tâm huyết của thế hệ cha anh đối với non song đất nước. Đến lúc bác trai với tay lên bàn đưa cho tôi 1 tập tài liệu và nói với tôi “ Tôi đã viết bài dự định đăng báo, nhưng cậu vào đây, tôi giao cho cậu, tùy cậu xử lý, chứng cứ đây, địa chỉ đây, điện thọai đây,...ai cần thì cậu cung cấp cho họ để kiểm chứng.”. Trao đổi thêm về công việc và những chứng cứ kèm theo, tôi cảm ơn và chào gia đình ra về, lên taxi tiếp tục làm rõ những vụ việc khác, 1 giờ đêm mới trở về khách sạn, mệt nhưng rất vui vì kết quả thành công ngoài mong đời, hình như có “ ai “ đó chỉ đường và giúp đỡ tôi.
Tôi xin đưa bài viết của Bác Minh Nguyễn, còn những việc khác các bạn chờ tôi, vì tôi rất bận việc, lọ mọ mỏ cò từng chữ lâu lắm,..




SỰ THẬT VỀ CHƯƠNG TRÌNH
NHƯ CHƯA HỀ CÓ CUỘC CHIA LY LẦN THỨ 11

Minh Nguyễn


Cách đây năm năm, vào đêm mồng 4 tháng 10 năm 2008, có lẽ chưa bao giờ những người thân của gia đình Đại tá Đinh Hữu Tấn, các bạn bè là CCB thuộc Sư đoàn 320B cũng như những CCB thuộc các đơn vị mà ông Tấn từng lãnh đạo trước đó và sau này, lại xúc động đến như thế, khi tất cả được chứng kiến khoảnh khắc người lính già đang bị căn bệnh Parkinson làm chân tay run lẩy bẩy, chồm bật dậy, lật đật ôm chầm lấy cậu con nuôi Võ Văn Phước từ trong sân khấu mếu máo bước ra trường quay. Hai cha con nghẹn ngào không nói nên lời, nước mắt chảy tràn, khiến tất cả bỗng chốc lặng đi.

Đó là buổi truyền hình trực tiếp chương trình “Như chưa hề có cuộc chia ly” (NCHCCCL) trên VTV1 của Đài truyền hình VN lần thứ 11. Điều đặc biệt gây xúc động đối với khán giả còn vì, đây là sự đoàn tụ hiếm hoi giữa một cán bộ chỉ huy Quân đội trong cuộc giao tranh đẫm máu, đã nhận một em bé con một người lính bên đối phương làm con nuôi, khi em bị lạc gia đình giữa dòng người di tản hoảng loạn. Mặc dù theo lệnh của trên, anh phải giao lại cho bộ đội địa phương, nhưng không vì thế mà anh quên được tình cảm của cậu bé đối với mình trong những ngày ngắn ngủi ấy. Anh đã đưa cậu bé đi từ Cheo Reo Phú Bổn, dọc theo đường Bảy, hành quân vào Nam chiến đấu rồi dừng lại ở Củ Chi. Những năm tháng sau chiến tranh, anh mòn mỏi hỏi thăm về Võ Văn Phước, viết cả lên báo CCB và nhờ rất nhiều người tìm kiếm thêm, nhưng bặt vô âm tín.

Đại tá Đinh Hữu Tấn tìm lại được đứa con nuôi, không chỉ làm cho tinh thần anh thoát khỏi sự bứt rứt nhớ thương trong mấy chục năm qua, mà cả gia đình anh và bạn bè khắp nơi đều nhận thấy niềm vui của anh đã trọn vẹn. Tôi là người rất thân với Đại tá, cho nên niềm vui của anh cũng là niềm vui của tôi và gia đình tôi. Tôi từng được anh kể nhiều về những ngày cuối cùng trong cuộc chiến tranh Nam Bắc ấy. Chuyện về Võ Văn Phước bao giờ cũng được anh nói nhiều, viết nhiều. Chính vì thế, khi nhận được tin của chương trình NCHCCCL báo về gia đình, anh phấn khởi và hồi hộp lắm. Anh sắp xếp và chuẩn bị. Anh điện cho tôi và nhiều người thân về những kế hoạch, những dự định về tương lai khi có thêm một thành viên mới trong gia đình mình. Cứ như vợ chồng người lính già vừa sinh thêm một đứa con trong cuộc đời đã quá chiều muộn rồi. Anh nói: “Mình có ít tiền tiết kiệm đã thủ sẵn túi rồi nhé”. Tôi hỏi: “Thế anh có định đưa cháu về ngoài Bắc cùng anh không?” “Cũng có thể lắm chứ!” Rồi anh cười, tiếng cười của một người lính già mà nghe sao trẻ trung như của một chàng thanh niên mới lớn thế không biết. “Mình cứ nghĩ nó vẫn còn tý tẹo cậu ạ. Thằng bé nó hay lắm, nó tình cảm lắm, đêm ngủ nó thủ thỉ với mình đủ điều... không biết bây giờ nó bao lớn, không biết nó có nhận ra mình nữa không đây!” 

Thế nhưng, sau cuộc gặp mặt, được biết cuộc sống hiện tại của Phạm Văn Long (tên mới của Võ Văn Phước theo giới thiệu của MC Thu Uyên cho Đại tá Tấn) và vợ con cũng rất ổn. Vì thế, anh em chúng tôi theo gia đình Long lên thăm bố mẹ vợ của anh ta ở Tân Uyên Bình Dương mà thôi chứ không có dự định đưa Long/Phước về ngoài Bắc như lúc đầu. Ở đây chúng tôi được biết vợ chồng Long - Trang cũng có một nếp nhà nhỏ cạnh nhà bố mẹ vợ, lại được gia đình bên vợ cho một vườn cao su sắp thu hái. Hiện tại vợ đi làm công nhân, còn chồng ở nhà lo toan mọi việc trong gia đình. Đại tá đã có những tình cảm hết sức mặn nồng khi gặp gỡ với gia đình bên vợ của Long/Phước. Hôm ấy, có bao nhiêu tiền mang theo anh đưa hết cho vợ chồng Phạm Văn Long. Anh nói với ông Lữ thân sinh ra cháu Trang: “Tôi không biết phải cảm ơn ông bà như thế nào nữa, vì ông bà và gia đình trong một thời gian dài đã giúp đỡ con chúng tôi nên người, lo cho nó có vợ có con đề huề như thế này, thật cảm động lắm. Nhưng cũng nói thật với ông bà, nếu như thằng Phước ở với chúng tôi ngay từ bé, nó không đến nỗi lận đận như trước khi đến với con ông bà đâu. Sự đời tréo ngoe như thế ai mà biết được, phải không ông? Và lúc này, cũng xin ông bà thông cảm cho, tôi chưa có điều kiện lo được cho các cháu. Vì vậy, một lần nữa, tôi lại nhờ ông bà, ông bà hãy thay chúng tôi giúp đỡ các cháu trong thời gian tới. Chưa biết rồi cuộc sống tới đây sẽ như thế nào, nhưng tôi tin – rất tin rằng – sau lần gặp gỡ này, các cháu sẽ nỗ lực vươn lên. Tôi và ông bà sẽ không phải hổ thẹn về chúng đâu!...”.


Vợ chồng Đại tá Đinh Hữu Tấn và gia đình Phạm Văn Long cùng bố mẹ vợ

Vợ chồng Đại tá và vợ chồng Phạm Văn Long

Sau khi vợ chồng anh Đinh Hữu Tấn ra bắc, gia đình Phạm Văn Long vẫn thường xuyên xuống gia đình tôi chơi. Tôi có hỏi Long nhiều chuyện về gia đình trước lúc bị thất lạc. Nhưng thật kỳ lạ, Long không hề nhớ một chuyện gì về gia đình mình hồi còn nhỏ. Khi trả lời tôi, cậu ta thường nhìn đi chỗ khác và hay nói lảng sang những chuyện không đâu. Rồi một lần chỉ có cô Trang đưa hai cháu xuống. Cô báo tin có một người đến nhận Phạm Văn Long là con đẻ sau khi xem NCHCCCL lần ấy. Họ nói nếu hai vợ chồng đồng ý thì đến quê họ ở. Nhưng vợ chồng Long không chịu. Tôi không nhớ chi tiết quê hương của người tự nhận là cha kia ở đâu, nhưng tôi có khuyên cô Trang về nói với Long: Để biết sự thật, trước hết phải xác định ADN xem như thế nào. Nếu mà các định đúng thì bố con nên nhận nhau, vì dù sao ông ấy cũng là cha đẻ của mình, ông không có lỗi khi để đứa con bị thất lạc. Một lần khác Trang xuống báo tin Long bỏ đi theo một người nào đó ở Vũng Tàu biệt tăm biệt tích... Sự bỏ đi này cũng giống như trước khi có cuộc tìm kiếm của nhân viên trong chường trình NCHCCCL. Họ đã tìm đến Long cũng ở dưới Vũng Tàu sau đó Long mới trở về với gia đình và để gặp bố nuôi. Rồi Trang báo tin thêm người nhận là cha của Long không muốn xác định ADN, ông ta nói “Xác định ADN tốn 20 triệu, chi bằng tiền đó tao cho chúng mày!” Tôi hơi lạ về những chuyện mà cháu Trang kể nhưng không muốn đi sâu tìm hiểu, và sự thể sau này như thế nào tôi cũng không được biết. Bẵng đi một thời gian dài sau đó, Trang lại đưa con xuống chơi, nói là Long đã về, nhưng không nói vì sao anh ta không cùng xuống. Lần ấy sắp nghỉ hè. Hai vợ chồng định đưa con ra thăm bố nuôi ở Thanh Hóa nhưng ngặt nỗi không có tiền đi lại. Lần nào cháu Trang đưa các cháu xuống tôi cũng cho các cháu tiền, lần ấy tôi cho Trang mượn đủ tiền tàu xe đi lại. 

Vào năm 2011, đột nhiên tôi nhận được một tập tài liệu đánh máy rất dày do anh Đinh Hữu Tấn gửi tới. Trong tập tài liệu có một bức thư viết tay của anh Tấn. Bức thư với nét chữ nguệch ngoạc, rời rạc. Hình như anh viết trong một trạng thái tinh thần không ổn. Chưa bao giờ anh viết cho tôi một bức thư với tâm trạng lạ lùng như thế, nó có vẻ day dứt và... thế nào ấy, rất lạ! Thậm chí tôi không nhận ra giọng văn thường ngày vốn dĩ rất dí dỏm tình cảm của anh nữa. Anh nói chuyện về đứa con nuôi, rồi chuyển sang nói những chuyện đâu đâu, rất lẫn lộn. Tôi không hiểu. Sau này tôi mới biết anh đã chớm bị một chứng bệnh mới: Trầm uất, về sau nữa thì chuyển thành bại não rồi mất hẳn trí nhớ. Cuối thư đó anh nói: “Em xem mớ tài liệu này và khuyên anh nên như thế nào nhé”! Và anh ghi lại địa chỉ của người gửi tài liệu cùng với những số điện thoại cần tìm.

Tôi ngẩn ngơ một lúc rất lâu. Sau khi tĩnh tâm lại tôi mở tập tài liệu ra... Trời đất. Thì ra chương trình NCHCCCL lần thứ 11 ấy có vấn đề hết sức nghiêm trọng. Phạm Văn Long không phải là Võ Văn Phước! VTV đã hư cấu câu chuyện vốn dĩ rất đẹp đẽ của Đại tá Đinh Hữu Tấn, phù phép biến một Võ Văn Phước mạo danh, sum họp với người lính già hiến lành, chất phác, bao năm trời mòn mỏi mong gặp lại người con nuôi của mình i như thật, làm cho triệu triệu người trên đất nước này thổn thức xúc động rơi nước mắt cùng với những người thật trên trường quay hôm đó của VTV1. Một sự giả mạo lạnh lùng, làm tôi không thể nghĩ đài Truyền hình Việt Nam lại có thể đang tâm dàn dựng để lừa dối người xem như thế.

Bức thư của người gửi tập tài liệu nói anh biết rất rõ đội tìm kiếm trong chương trình NCHCCCL gồm những ai và việc tìm kiếm con nuôi của Đại tá Đinh Hữu Tấn do Phan Hiếu đảm nhiệm. Một ngày nọ, Phan Hiếu báo đã tìm ra Võ Văn Phước được đổi tên là Phạm Văn Long ở ấp Phú Bưng, xã Phú Chanh, Tân Uyên, Bình Dương. Thế nhưng trong CÔNG TY TNHH TRUYỀN THÔNG SÀI GÒN BUỔI SÁNG, nơi đang hợp tác với đài Truyền hình Việt Nam thực hiện các chương trình NCHCCCL, có những người khẳng định Phạm Văn Long không thể là Võ Văn Phước. Sau đó Công ty Truyền thông Sài Gòn Buổi sáng đã họp và xác định điều đó và đuổi việc Phan Hiếu. Tuy nhiên không hiểu vì lý do gì chương trình NCHCCCL vẫn cứ tổ chức để Phạm Văn Long không phải con nuôi Đinh Hữu Tấn “sum họp” với ông. Bức xúc trước sự việc đó, một nhân viên trong đội tìm kiếm đã tự bỏ tiền ra tổ chức tìm Võ Văn Phước và đã tìm thấy qua rất nhiều lần đi lại hỏi han những người quanh khu vực Củ Chi.

Có một chi tiết khá thú vị. Bà Võ Thị Dơi mẹ của Võ Văn Phước (thường trú tại: huyện Xuyên Mộc, Bà Rịa Vũng Tàu), sau khi xem chương trình NCHCCCL, đã lần mò tìm đến gia đình Long ở Bình Dương. Tại đây Phạm Văn Long thú nhận mình không phải là Võ Văn Phước, mà mình chỉ là bạn với Võ Văn Phước mà thôi. Cuối cùng Long đã dẫn bà Dơi đến nhà Phước. Thế là, khi người nhân viên đi điều tra tự bỏ tiền tìm kiếm Võ Văn Phước, sau khi tìm đến các nhân chứng khác, cuối cùng anh tìm đến nhà Võ Văn Phước, thì hai mẹ con đã sum họp. Nhờ cuộc sum họp này Phước mới đủ căn cứ làm hộ khẩu và chứng minh nhân dân, chấm dứt 46 năm không có giấy tờ tùy thân. Sự kiện Phạm Văn Long thú nhận không phải Phước mà chỉ là người quen Phước, càng chứng tỏ Long đã cố tình mạo danh để nhận con nuôi với người bố chưa từng gặp mình bao giờ. Trách chi, trong chương trình phát trực tiếp Long chỉ nhận mình mới hai, ba tuổi lúc gặp bố nuôi nên không biết gì cả, trong khi ông Đinh Hữu Tấn nói gặp Phước khi ấy đã 6, 7 tuổi rồi. 

Cuối thư người nhân viên đi điều tra viết: “Thưa bác, nếu sức khỏe của bác tốt, xin mời bác vào Sài Gòn một chuyến để gặp lại Phước và gia đình Phước. Hoặc ngược lại, nếu được sự cho phép của bác, cháu sẽ bố trí cho vợ chồng Phước ra Thanh Hóa gặp bác vào dịp hè năm nay. Cháu xin lo tất cả kinh phí nếu bác vào Sài Gòn, hoặc gia đình Phước ra Thanh Hóa”.

Còn khuyên gì nữa, tôi nói với Đại tá trên điện thoại, hãy nhận lời để nhân viên đi điều tra bố trí cho các cháu ra thăm, sức khỏe của anh bây giờ sao đi lại được. Đại tá cười lớn “Lúc thì không có đứa con nào, bây giờ thì có tới hai đứa. Thôi thì mình nhận cả hai, càng đông con càng vui!”.

Câu chuyện về chương trình NCHCCCL lần thứ 11 mà Thu Uyên đã phát sóng bất chấp sự phản đối của những người khác, Đại tá Đinh Hữu Tấn nói: “... Phạm Văn Long không phải Võ Văn Phước là điều rất đáng tiếc. Nhưng, trong XH mà chúng ta đang sống, có biết bao nhiêu chuyện đáng tiếc như thế đang xảy ra hàng ngày hàng giờ ai mà đếm xuể. Có những chuyện còn tầy đình hơn thế rất nhiều, ví dụ như nạn tham nhũng chẳng hạn, hay các Tập đoàn kinh tế Nhà nước đang lũng đoạn nền kinh tế đất nước. Chúng ta nói chống, chống triệt để, chống đến cùng, nhưng thực chất toàn là đấm bị bông cho vui thôi. Cho nên tôi cũng không muốn bới móc chuyện này ra làm gì, mình mệt mỏi lắm rồi, để như vậy đi. Nhưng tôi tin chắc, cái gì xấu xa thì cuối cùng, dù bọc kỹ đến đâu cũng tự nó lòi ra thôi”.

Chiều ý anh, tôi cũng để sự việc khép lại. Tuy nhiên, tôi thấy thật tội cho Võ Văn Phước, người con nuôi chính thức của ông. Cuộc sống của Phước rất lận đận. Giá như không có Phạm Văn Long xen vào hay chỉ cần Phạm Văn Long chỉ dẫn cho những người tìm kiếm biết về Võ Văn Phước, thì câu chuyện đâu đi xa đến thế này. Và giá như Võ Văn Phước được đoàn tụ cùng cha nuôi chính thức của mình ngay trong cuộc gặp gỡ trên sân khấu truyền hình, thì cuộc hội ngộ trọn vẹn biết bao nhiêu. Dù rằng Võ Văn Phước đã được gặp cha nuôi do kinh phí của nhân viên đi điều tra (vì cảm kích và bức xúc đã tự bỏ tiền túi) đài thọ, nhưng trong con mắt của những người chứng kiến chương trình giả mạo như ông Năm Nhuần, Huyện đội trưởng Huyện đội Củ Chi, Đại tá Dương Quốc Minh, Huyện đội phó và vợ ông là bà Huỳnh Thị Thảo, người có công nuôi Võ Văn Phước, không thể nói họ không bị tổn thất niềm tin rất nặng vào Đài truyền hình Trung ương vì đã lừa đảo chính họ. Và nếu như, hàng chục triệu người xem truyền hình buổi phát sóng trực tiếp lần thứ 11 biết rằng đấy là một buổi sum họp ngụy tạo chắc chắn họ vô cùng thất vọng về chương trình này và sẽ nghĩ rộng đến nhiều chương trình truyền hình khác nữa mà bao nhiêu con người hàng ngày để mắt trông vào, không hiểu có mấy phần là sự thật và mấy phần là dàn dựng ra. Tôi lại lan man nghĩ ngợi, những việc phải dàn dựng do áp lực này khác từ đâu đó, thôi thì không nói, còn ở đây, có áp lực gì đâu mà phải lừa dối các bậc cao niên đáng kính như người lính già từng trải bao phen chinh chiến, chỉ huy Trung đoàn lập nhiều chiến công Đinh Hữu Tấn? Có thế do mối lợi tiền bạc nào đó được nhà nước cấp cho theo quiy định của chương trình này chăng? Nếu thế thì những người làm chương trình như Thu Uyên có trách nhiệm đến đâu? Bởi vì đây là một sự vô lương trắng trợn mà không hề biết rằng chính họ đã làm cho đạo đức xã hội bị xói mòn. Ai còn tin được phát ngôn thật giả ở những con người như thế nữa.

Nếu tôi để sự việc này trôi qua, thì chính tôi cũng không thể thanh thản. Vì vậy, hôm nay tôi viết lại câu chuyện về Võ Văn Phước để khán giả truyền hình trên cả nước vốn yêu thích chương trình NCHCCCL của đài truyền hình Việt Nam được biết sự thật. Tôi có tất cả các địa chỉ cần liên hệ để làm rõ sự thật vụ việc này.
Nếu bạn nào cần xem lại chương trình NCHCCCL lần thứ 11 thì xem qua đây. Tuy nhiên chương trình có hai cuộc đoàn tụ. Cuộc đoàn tụ giữa Đại tá Đinh Hữu Tấn và Phạm Văn Long là phần 2 từ phút thứ 38 đến hết http://haylentieng.vn/tvshow/nhu-chua-he-co-cuoc-chia-ly-so-11/



ĐI TÌM SỰ THẬT VỀ CHỊ THU UYÊN – VTV (TIẾP THEO)


Tôi rời nhà bác Minh Nguyễn lúc 21h30, lên xe taxi gọi điện cho 1 người biết việc, cứ tưởng để sáng mai gặp nhưng không ngờ anh ấy nhiệt tình quá hẹn tôi gặp ngay. Tôi hỏi nhà anh ở đâu? Anh trả lời ở quận 8 TPHCM, nên hẹn nhau tại 1 quán cà phê tại quận 5 cho độ dài của quãng đường 2 bên tương đương nhau. 

Tôi đến quán cà phê trong ngõ tại quận 5, quán nhỏ có vài ba cái bàn trong nhà thì khách đã ngồi hết, tôi đành phải ngồi ngoài sân. Do trước đó trời mưa nhỏ, tôi vô ý để tờ giấy ghi họ tên, địa chỉ, điện thoại những người cần gặp, tờ giấy dính chặt vào bàn. Cô phục vụ bàn đưa giẻ định lau đi nhưng may tôi ngăn lại được, lấy tờ giấy khác viết lại địa chỉ rồi mới bỏ tờ giấy đó đi. Tôi chờ anh ấy khoảng 20 phút, muỗi vo ve đốt dưới chân nhiều quá đành phải kêu với chủ quán, họ vội vàng tài trợ 1 vòng hương muỗi. Anh ấy đến, ban đầu có vẻ nghi ngờ tôi. Khi tôi đưa giấy tờ để chứng minh tôi là luật sư Trần Đình Triển, anh ta thốt lên: “Hóa ra là anh, nghe tên anh đã lâu, bây giờ mới gặp, anh ở ngoài đời trông trẻ hơn, hiền lành hơn, giản dị và chất phác hơn so với trên ảnh và thông tin trên mạng”. Vì đêm đã khuya, chúng tôi đi thẳng vào vấn đề. Anh ấy bộc bạch một số phóng sự trong chương trình “Như chưa hề có cuộc chia ly” do chị Thu Uyên phụ trách. Mặc dầu anh em đã can ngăn do không đúng sự thật nhưng chị Thu Uyên vẫn cứ cho phát sóng (xin lỗi các bạn tôi xin không nói tên, địa chỉ của người mẹ và người con vì đến nay hai mẹ con chưa biết sự thật đau lòng này).

Tóm lược nội dung là: 1 người phụ nữ trong chiến tranh yêu thương 1 đồng đội nhưng vì công tác bí mật không thể công khai được. Sau này người đồng đội đó đã hi sinh. Chị phụ nữ đó có thai, khi sinh nở phải trốn về nhà chị gái, do yêu cầu công tác bí mật nên phải nhờ chị gái gửi con vào Cô nhi viện. Sau năm 1975 hình ảnh về người yêu và người con luôn hiện về trong chị. Dài theo năm tháng chị cũng phải tìm 1 tổ ấm cho mình. Chị lấy chồng, sinh được 5 người con.

Khi nhân viên của chị Thu Uyên đến gặp để tìm giúp chị người con bị thất lạc bao năm nay. Mặc dù tuổi đã cao, bàn tay chai sạn, nhăn nheo hết, móng tay xỉn vàng do bùn đất bám lâu ngày nhưng chị vẫn đồng ý cho họ cắt móng tay và nhổ tóc mình để giám định ADN với người con đang thất lạc cũng đang nhờ chương trình của chị Thu Uyên tìm mẹ. Đối chiếu thông tin, 1 số nhân viên can ngăn chị Thu Uyên chưa nên phát sóng vì có 1 số dấu hiệu nghi ngờ không phải là mẹ con, cần giám định ADN để đảm bảo chắc chắn. Nhưng chị Thu Uyên vẫn tổ chức thực hiện phóng sự, chương trình đó hàng triệu người theo dõi đã khóc, chị Thu Uyên cũng khóc mặc dù giám định ADN cho kết quả là không phải mẹ con (xin gửi bản giám định AND kèm theo dưới bài viết). Hiện tại người mẹ tìm con thật chưa tìm được, người con tìm mẹ đẻ ra mình cũng chưa tìm được. Chị Thu Uyên đã tạo dựng lên 1 quan hệ mẹ - con, còn gì đau lòng hơn? Nhưng đến nay VTV không dám nói lên sự thật đó và chị Thu Uyên không dám nhìn thẳng vào sự thật về sự việc đó.

Đến khoảng 23h30 chủ quán bảo không được mở bán hàng khuya theo quy định, câu chuyện chưa hết, tôi với anh ấy đi xe máy đến 1 quán vỉa hè ngồi nói chuyện tiếp. Anh ấy kể: “Còn 1 chuyện nữa anh ạ, là việc 1 gia đình ở Củ Chi tìm 1 người thân thất lạc từ năm 1975, qua công ty của chị Thu Uyên, có đầy đủ thông tin nhưng không cung cấp, người Công ty đòi 30 triệu mới cấp cho. Họ đành lòng đi về và rất may nhờ 1 người đã cung cấp được thông tin và đầu năm 2013 gia đình họ đã đoàn tụ.

Hơn 12h đêm chúng tôi chia tay nhau, tôi về khách sạn là 1h sáng: trưa - tối chưa ăn gì, đành lôi 2 gói mì tôm của khách sạn để trong phòng, đổ nước sôi vào húp vội. Tưởng rằng ngủ được nhưng câu chuyện mẹ giả - con giả được lên chương trình làm cả triệu người khóc cứ đau đáu trong tôi, bởi “sự dối trá có những điều ngang với tội ác”.