August 12, 2013

PTĐL - Chính sách tiền tệ ảnh hưởng đến chứng khoán như thế nào?

Theo Vfress.vn

money1

Từ trước tới nay, tất cả các thị trường chứng khoán tên thế giới luôn chịu ảnh hưởng rất lớn từ chính sách tiền tệ, và Việt Nam cũng không phải trường hợp ngoại lệ. Trong phạm vi bài viết này, vfpress.vn sẽ gửi tới bạn đọc một bài viết đầy đủ về tác động của chính sách tới thị trường. Hay cụ thể hơn ở đây là tìm hiểu ảnh hưởng của chính sách tiền tệ lên chỉ số VNINDEX trong lịch, đặc biệt là từ 2009 trở lại đây. Đây là dịp để cùng nhau xem lại thị trường đã trải qua các kỳ nới lỏng và thắt chặt tiền tệ, chứng kiến rất nhiều giai đoạn thăng trầm khác nhau.



q1

Chỉ số P/E của sàn Hồ Chí Minh từ 2006 tới nay, nguồn : bloomberg.com



Đồ thị trên cho thấy, quá trình thắt chặt tiền tệ trong năm 2011 đã làm cho thị trường chứng khoán Việt Nam đã rơi về mức định giá rất thấp, chỉ số P/E rẻ nhất trong các thị trường các nước mới nổi.

q2

Nguồn: Bloomberg.com

Như chúng ta đã biết, nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng với tốc độ khá nhanh trong thời gian vừa qua chủ yếu dựa vào tăng trưởng tín dụng.
q3
Báo cáo mới nhất của McKinsey về nền kinh tế Việt Nam đã so sánh tỷ lệ tổng dư nợ tín dụng của ngành ngân hàng/GDP của Việt Nam so với các nước trong khu vực. Đồ thị cho thấy, Việt Nam và Trung Quốc là 2 nước có tỷ lệ này ( tỷ lệ đòn bẩy) cao nhất trong khu vực.
Với tỉ lệ đòn bẩy cao hơn 110%, vì vậy một khi Việt Nam thay đổi chính sách tiền tệ thì lập tức ảnh hưởng tới doanh nghiệp và nền kinh tế, kéo theo những thay đổi trên thị trường chứng khoán.
Chúng ta có thể nhìn thấy ở đồ thị dưới đây mối quan hệ rất chặt chẽ khi chính sách tiền tệ thay đổi thì sau đó thị trường chứng khoán thay đổi thế nào.

q4

Để đạt được tăng trưởng cao ( trung bình 7% trong vòng 10 năm qua) Việt Nam đã có tăng trưởng tín dụng rất cao( hình (2) ), nhưng hệ quả là từ khi giảm tỉ lệ tăng trưởng tín dụng bằng cách thắt chặt tiền tệ, thì chứng khoán đi xuống một cách rõ rệt ( hình (4)).

Hình (3), từ tháng 10/2010 tới cuối 2011 chính phủ đã chọn biên pháp thắt chặt tiền tệ để kiềm chế lạm phát. Lãi suất liên ngân hàng qua đêm đã tăng mạnh lên đỉnh điểm gần 20% cho thấy thanh khoản hệ thống ngân hàng gặp vấn đề. Cùng với thời kỳ này, thị trường chứng khoán liên tục đi xuống.




q41

VNINDEX và các thời điểm thay đổi chính sách tiền tệ .Nguồn : SSI

Trong năm 2009, chúng ta đã chứng kiến việc chính phủ hạ mặt bằng lãi suất bằng gói kích thích kinh tế làm cho thị trường chứng khoán thăng hoa, tăng điểm 100% trong vòng 4 tháng.
Dưới đây chúng ta sẽ tìm hiểu các trường hợp cụ thể hơn.

1) Lãi suất

Chính sách tiền tệ được điều hành bằng nhiều công cụ, tuy nhiên chúng ta đều thấy rằng lãi suất là một trong những công cụ có hiệu quả tốt nhất trên thị trường tiền tệ. Vì vậy trong bài viết này chúng ta sẽ xem xét việc lãi suất thay đổi sẽ ảnh hưởng thế nào tới thị trường chứng khoán.

Người viết sử dụng số liệu Lãi suất liên ngân hàng kỳ hạn 1 tháng (VNCD1MO, nguồn : Bloomberg) và VNINDEX kể từ năm 2009 tới nay thì thấy mối quan hệ giữa 2 biến số này rất chặt chẽ.
q5
VNINDEX trục bên trái(điểm), VNCD1MO trục phải (%), nguồn : Bloomberg.com


Đồ thị trên cho thấy, VNCD1MO có độ biến động ngược với VNINDEX. Khi Lãi suất liên ngân hàng giảm thì VNINDEX có xu hướng đi lên và thường là diễn biến sau, ngược lại khi VNCD1MO tăng thi VNINDEX sẽ giảm.


Đánh giá mức độ tương quan (Correlation) giữa 2 biến số. Chúng ta có kết quả hệ số tương quan giữa Lãi suất liên ngân hàng kỳ hạn 1 tháng và VNINDEX bằng -0.57. Điều này nói rằng, 2 biến số này biến động ngược chiều nhau, khi lãi suất liên ngân hàng giảm thì VNINDEX sẽ tăng và ngược lại.



Bên cạnh đó, chúng ta xác định phương trình hồi quy tuyến tính ước lượng của VNINDEX = a*VNCD1MO +b .
Kết quả chúng ta thu được là : VNINDEX = -12.59*VNCD1MO + 602, với R2= 32.6% cho thấy rằng biến số lãi suất liên ngân hàng kỳ hạn 1 tháng giải thích được 32.6% biến động của chỉ số VNINDEX.



Như vậy tại sao VNCD1MO lại ảnh hưởng tới thị trường chứng khoán như vậy? Thị trường chứng khoán chịu tác động rất nhiều biến số, tuy nhiên yếu tố quan trọng vẫn là dòng tiền. Khi lãi suất liên ngân hàng giảm, cho thấy thanh khoản của hệ thống các tổ chức tín dụng tốt, do đó họ có cơ sở để đẩy mạnh cho vay với lãi suất thấp. Lãi suất thấp sẽ kích thích các kênh đầu tư như Chứng khoán, bất động sản cũng như tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sản xuất tạo ra kết quả kinh doanh tốt hơn vì chi phí vốn rẻ hơn. Do đó, thị trường chứng khoán sẽ được hưởng lợi khi lãi suất hạ, biểu hiện sớm nhất ở đây chính là lãi suất liên ngân hàng.



2) Cung tiền M2



Trong điều hành chính sách tiền tệ thì một trong những khái niệm mà Ngân Hàng Nhà Nước (NHNN) hay nhắc tới đó là Cung Tiền M2(***). Chúng ta biết rằng, một khi NHNN nới rộng cung tiền thì chắc chắn lãi suất sẽ hạ với một 1 độ trễ nhất định. Tuy nhiên, khi phát ra tín hiệu M2 giảm thì thị trường chứng khoán đã phản ứng nhanh hơn xu thế lãi suất hạ hơn nhiều.

q6
Sự đồng điệu giữa M2( trục phải, đơn vị tính %) và VNINDEX ( trục trái). Nguồn: ADB, HOSE

Đo hệ số tương quan(Correlation) giữa M2 và VNINDEX thì chúng ta thu được kết quả bằng 0.8, đây

thực sự là một con số ấn tượng. Nó cho thấy 2 biến số này có mối quan hệ cùng chiều và độ phụ thuộc tuyến tính rất mạnh.


Ước lượng phương trình VNINDEX= a*M2+b , cho chúng ta kết quả như sau:

VNINDEX= 20.8*M2 +71.9, với R2= 62.38% có nghĩa M2 giải thích được 62.3% sự biến động của VNINDEX. Như vậy so với biến số lãi suất liên ngân hàng thì biến số M2 có một sự ảnh hưởng lớn hơn rất nhiều.


3) Chỉ số CPI


Trong điều hành chính sách tiền tệ những năm gần đây, NHNN luôn chú trọng vào chỉ số CPI. Vì vậy khi chúng ta nhắc tới sự biến động của thị trường tiền tệ thì không thể bỏ qua CPI, yếu tố ảnh hưởng trực tiếp từ chính sách tiền tệ, và từ đó ảnh hưởng gián tiếp lên thị trường chứng khoán.



q7
CPI & M2 giai đoạn 2003-2011, nguồn: báo cáo trung tâm nghiên cứu kinh tế & chính sách, Đại Học Quốc Gia HN



Rõ ràng trong giai đoạn 2007-2009, cung tiền được đẩy lên quá cao, đỉnh điểm là trên 40% làm cho CPI theo đó đạt đỉnh trong năm 2008. Mối quan hệ giữa cung tiền M2 và CPI là cùng chiều, một khi M2 tăng thì CPI cũng sẽ tăng.



Tiếp theo, chúng ta sẽ xét mối quan hệ giữa CPI và Thị trường chứng khoán.

q8
Nguồn: tổng cục thống kê, HOSE

Đồ thị trên cho ta thấy mối quan hệ giữa VNINDEX và CPI là cùng chiều, và có vẻ như CPI là chỉ báo khá sớm đối với VNINDEX.


Tính toán hệ số tương quan, chúng ta thấy độ tương quan của 2 biến số này là: -0.11. Độ tương quan này là ngược chiều và không có tính tuyến tính cao như 2 biến số đã xét ở trên. Tương tự như trên, chúng ta ước lượng VNINDEX=a*CPI+b thì thấy a=0.31, b=453 và R2=1.2%. Đây là con số rất thấp (R2) và nói lên rằng CPI chỉ giải thích được 1.2% biến động của VNINDEX.



Kết luận: Qua 3 biến số Lãi suất liên ngân hàng, Cung tiền M2 và CPI chúng ta đã thấy rằng chính sách tiền tệ và định hướng điều hành của NHNN ảnh hưởng rất lớn tới thị trường chứng khoán Việt Nam. M2 có quan hệ cùng chiều và tác động mạnh nhất với VNINDEX, CPI và Lãi suất liên ngân hàng lại có mối quan hệ ngược chiều VNINDEX và tác động không mạnh bằng M2.



M2(***): được định nghĩa theo thứ tự như sau:
M0 = Tổng lượng tiền mặt do NHTW phát hành đang được lưu thông.
M1=M0+ Tiền các ngân hàng thương mại gửi tại ngân hàng trung ương.
M2= M1+ chuẩn tệ ( tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi có kỳ hạn… tại các tổ chức tín dụng) 




Copyleft: vinase@vfpress.vn .





No comments:

Post a Comment