September 4, 2013

Ngòi nổ từ gói Nới lỏng định lượng - Quantitative Easing (QE)

Những hiểu lầm xoay quanh chính sách tiền tệ của gói QE đã tác động thực sự nghiêm trọng đến nền kinh tế. Bài viết này sẽ đề cập đến ngòi nổ từ gói Nới lỏng định lượng (QE)
Theo phochungkhoan.vn
Trước tiên cần phải làm rõ điều này: gói QE của Mỹ không được tài trợ bằng nguồn chi tiêu của chính phủ. Đây đúng hơn là một quan điểm không chính thống, nhưng chính phủ không gặp khó khăn khi tự tài trợ cho chính mình. Họ thu mua các quỹ bằng cách yêu cầu các Đại lý sơ cấp(Primary Dealer) mời chào tại một cuộc đấu giá. Bằng chứng khởi điểm trong những năm gần đây là các đại lý cơ sở đang đi trước những yêu cầu này.Vì vậy, thực tế việc Fed mua trái phiếu không nên được xem như là một hoạt động tài trợ. Thay vào đó, nó là một hình thức của hoạt động tiền tệ tiêu chuẩn, tương tự như những gì Fed đã làm với tỷ lệ lãi suất qua đêm(Overnight interest rate) tại đường cong lãi suất ngắn hạn (short end of the curve).
phochungkhoan.vn
Hoa Kỳ có quyền lực lớn nhất đối với đồng đô la Mỹ
(Nguồn: Internet)
Chìa khóa để hiểu biết QE tập trung vào những điểm chính sau đây:
·        Bởi vì Hoa Kỳ có quyền lực lớn nhất đối với đồng đô la Mỹ, chính phủ nước này lúc nào cũng có thể thu mua các quỹ bằng cách sử dụng những đại lý sơ cấp để đấu giá trái phiếu. Vì vậy, thật hoang đường khi cho rằng QE là hình thức tiền tệ hóa. Thay vào đó, QE có tác dụng như là một hoạt động lãi suất nhằm hạ thấp lãi suất dài hạn tương tự như cách mà chính sách tiền tệ đã tác động đến đường cong lãi suất ngắn hạn (lãi suất có kỳ hạn dưới 1 năm).
·        QE ở châu Âu có thể thực sự phát huy tác dụng vì bản chất nó là một hình thức của chính sách tài khóa giúp tài trợ cho các quốc gia trong khu vực châu Âu (hoặc ít nhất là giúp họ tránh bị mất nguồn tài trợ). Tương tự như việc Fed mua lại trái phiếu đô thị từ các bang đang gặp khó khăn trên cả nước do những bang này không thể tiếp cận với nguồn tài trợ liên bang  (về cơ bản đây mới chính là hình thức “in tiền” và là một phần của chính sách tài khóa).
·        Hình thức mua lại nợ chính phủ của QE không phải là “in tiền” hay "kiếm tiền từ các khoản nợ". Nó là một sự hoán đổi hoặc thay đổi các thành phần của tài sản tài chính trong khu vực tư nhân. Không có bất cứ tài sản tài chính mới nào được thêm vào. Khu vực tư nhân dự trữ tiền và Fed nắm giữ trái phiếu. Lỗ ròng là sự khác biệt trong thu nhập từ lãi suất. Nhưng khu vực tư nhân không nhận được nhiều tiền hơn.
·        Các ngân hàng không bao giờ cho vay lượng tiền dự trữ vì dự trữ nhiều hơn không có nghĩa là cho vay nhiều hơn. Cho vay tạo ra tiền gửi. Việc nhân thêm tiền là hoang đường. Đây là lý do tại sao QE1 và QE2 đã không tạo ra một sự đột biến trong các khoản cho vay hoặc lạm phát.
·        Hiệu ứng thịnh vượng (wealth effect) trong thị trường chứng khoán là hoang tưởng. Lỗ hổng trong chính sách Nới lỏng định lượng là nó làm giảm số lượng chứng khoán cụ thể để buộc các nhà đầu tư thoát khỏi vị thế tài sản này (bán trái phiếu) và nắm giữ một loại tài sản khác (dự trữ tiền mặt). Điều này có thể làm tăng giá cả (nghĩa là tăng lạm phát), nhưng không nhất thiết phải làm tăng yếu tố cơ bản (nghĩa là không tăng lượng tiền thực). Nó không chỉ không giống như việc mua lại cổ phiếu và tác động trực tiếp của nó làm tăng giá, mà còn không gây ảnh hướng đến các công ty cơ sở.
·        Tái cân bằng danh mục đầu tư hiệu quả của QE có thể gây ra sự mất cân bằng đáng kể trong nền kinh tế. Chúng ta thấy điều này trong QE2 khi các chuyên gia liên tục dự đoán rằng QE đã gây ra sự mất cân bằng trong giá trái phiếu và hàng hóa. Và khi gói QE thực sự được tung ra vào năm 2010, thị trường gẫn như biến thành một cơn ác mộng.
Ben Bernanke giải thích rằng nới lỏng định lượng không gây ra lạm phát mà chỉ là việc hoán đổi tài sản.
Ben Bernanke đã đến Đại học Jacksonville để thảo luận về Cục dự trữ liên bang (Federal Reserve ) với các sinh viên đại học. Đây thực sự là một cuộc thảo luận rất tuyệt vời. Ông nêu chi tiết từng bước một về cuộc khủng hoảng ngân hàng và cung cấp một lời giải thích rất rõ ràng về vai trò của Fed trong cuộc khủng hoảng. Ông xác nhận hầu hết những gì tôi đã lặp đi lặp lại trong nhiều tuần nay.

phochungkhoan,vn
Barack Obama và Ben Bernanke
(Nguồn: Internet)
Tuy nhiên, quan trọng nhất, ông giải thích những gì Fed đang thực hiện để tiến về phía trước. Ông đã thực thi một số điểm quan trọng:
·        Ông giải thích rằng, Fed"không in tiền". Họ chỉ đơn thuần là đang trao đổi tiền gửi trong ngân khố. Như ông đã đề cập trong chuyên mục xã luận của mình, không có lý do để tin rằng hoạt động này gây ra lạm phát. Nó làm thay đổi thời hạn nợ còn tồn đọng và không có gì khác ngoài điều đó. Nới lỏng định lượng không gây lạm phát.
·        Ông nói rằng việc tăng giá cả hàng hóa (hoàn toàn do các nhà đầu cơ và việc không thay đổi các yếu tố cơ bản gây ra) không đáng lo ngại, không đáng bận tâm vì sự trì trệ trong nền kinh tế sẽ ngăn việc truyền dẫn lạm phát vào chi phí của người tiêu dùng. Thật không may, tôi nghĩ rằng Chủ tịch không chú ý tới thực tế rằng các công ty sẽ ít thuê mướn nhân công hơn khi họ thấy lợi nhuận của họ bị vắt kiệt (nghĩa là tỷ lệ thất nghiệp sẽ tăng). Đây là một vấn đề quan trọng mà Chủ tịch đang phải đối mặt. Không ngạc nhiên khi biết rằng dường như ông đang xem xét môi trường này dưới góc độ của một học giả hơn là một chủ doanh nghiệp. Đây là một bằng chứng cho thấy ông là không đủ tiêu chuẩn cho vị trí này.
·        Chủ tịch chứng minh rằng ông hoàn toàn không hiểu các chức năng của hệ thống tiền tệ Mỹ khi ông nói rằng nước Mỹ tương tự như Nhật Bản vì Mỹ có nợ chính phủ (nợ công) cao. Ông cho rằng các quỹ tại Nhật Bản có những khoản nợ nội bộ, hàm ý về sự hạn chế trong khả năng thanh toán. Bernanke tiếp tục giải thích rằng thâm hụt ngân sách của Mỹ tạo ra rủi ro cho đất nước, mặc dù trước đó ông đã giải thích việc lạm phát cao không phải là một vấn đề. Rõ ràng, Chủ tịch tin rằng bảng cân đối của chính phủ không khác so với một bảng cân đối hộ gia đình. Điều đó chứng tỏ rằng  ông đã có sai lầm nghiêm trọng từ trước khi chính sách bắt đầu.
Chú thích:Trong kinh tế học, hiệu ứng tài sản (tiếng Anh: Wealth effect) (có tài liệu tiếng Việt gọi là hiệu ứng của cải, hiệu ứng thịnh vượng, ảnh hưởng của sự giàu có, v.v...) chỉ sự điều chỉnhtiêu dùng của cá nhân khi thấy giá trị tài sản (nhất là nhà ở, chứng khoán) của mình thay đổi. Người tiêu dùng có thể tiêu dùng nhiều hơn khi có nhiều tài sản hơn, và có thể tiêu dùng ít đi nếu tài sản bị giảm đi.
Tuy liên quan đến hành vi tiêu dùng của cá nhân, song hiện tượng hiệu ứng tài sản thường được quan tâm hơn trong kinh tế học vĩ mô khi tranh luận về tác động của các chính sách kinh tế và hiện tượng kinh tế tới tổng cầu.
Các nghiên cứu thực nghiệm cho đến nay vẫn đưa ra kết quả không thống nhất về việc hiệu ứng tài sản có ý nghĩa thống kê (statistically significant) hay không.

No comments:

Post a Comment