September 4, 2013

Gói nới lỏng định lượng QE và những ảnh hưởng đến giá vàng

Theo Phochungkhoan.vn

Một trong những động lực khiến giá vàng bứt phá trong thời gian vừa qua chính là nhờ tác động không nhỏ của gói nới lỏng định lượng – QE.
Những yếu tố có thể ảnh hưởng đến giá vàng
Trước hết, vàng là một loại hàng hóa, do đó dao động của giá vàng phải được xem xét dựa trên các yếu tố tác động của cung và cầu. Có rất nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến giá vàng, trong đó quan trọng nhất có thể kể đến như: Lạm phát, giá dầu, giá trị đồng USD, tình hình kinh tế thế giới, nguồn cung…Trong đó, có thể dễ dàng nhận thấy tác động chủ yếu đến từ nền kinh tế đứng đầu thế giới, Mỹ.
Tại sao vàng lại trở thành kim loại quan trọng hàng đầu trong thị trường tài chính?
Vàng, được biết như một kim loại quý thuộc hàng quan trọng nhất trên thế giới, phục vụ nhu cầu tâm linh, chế tác trang sức, thanh toán… Nhưng một vai trò quan trọng khác của vàng chính là một loại “lá chắn” dùng để “bảo vệ” nhà đầu tư trước biến động của lạm phát, những biến động và khủng hoảng kinh tế.Trong thời kỳ lạm phát cao, tiền giấy mất giá người ta có xu hướng đầu tư vào vàng để giữ giá trị tài sản, vàng là tài sản hữu hiệu để tích trữ và giá trị không tùy thuộc vào sức khỏe bất kỳ nền kinh tế nào. Vàng là công cụ tài chính hữu hiệu để phòng ngừa lạm phát. Thông thường để đối phó với tình trạng lạm phát tăng cao, thị trường có khuynh hướng mua vàng với kỳ vọng giá trị tài sản sẽ không bị giảm sút .Các quỹ đầu tư, đầu cơ cũng mua vàng với mục tiêu là sử dụng vàng như một phần tài sản đảm bảo giá trị quỹ trong trường hợp lạm phát cao hay kinh tế suy thoái, giá chứng khoán sụt giảm. Chính vì thế, bất cứ biến động nào có thể tác động khiến lạm phát có xu hướng đi lên đều có thể ảnh hưởng đến giá vàng. 
Quay ngược lại thời điểm cuối năm 2008, Cơn địa chấn tài chính thực sự nổ ra vào ngày 7/9 khi hai nhà cho vay cầm cố khổng lồ của Mỹ là Freddie Mac và Fannie Mae buộc phải được Chính phủ tiếp quản để tránh khỏi nguy cơ phá sản. Và sau đó vài ngày, vào ngày 15/9, Ngân hàng Đầu tư lớn thứ 4 nước Mỹ Lehman Brothers sau 158 năm tồn tại đã tuyên bố phá sản. Đúng 10 ngày sau, Washington Mutual tạo nên vụ phá sản ngân hàng lớn nhất trong lịch sử với tổng tài sản thiệt hại lên tới 307 tỷ đôla. Ngoài ra, do khủng hoảng tài chính, ngân hàng đầu tư số một nước Mỹ, Merill Lynch cũng bị thâu tóm bởi Bank of America. Chính phủ đã buộc phải bơm 85 tỷ đôla vào AIG, tập đoàn bảo hiểm lớn nhất thế giới, để tránh cho thị trường tài chính nước này một kết cục tồi tệ hơn. Cuộc khủng hoảng không chỉ ảnh hưởng nên nước Mỹ mà còn có sức lan tỏa mạnh mẽ đối với cả thế giới, khiến kinh tế thế giới bị ảnh hưởng nghiêm trọng và rơi vào vòng xoáy khủng hoảng.
Để đối phó lại với cuộc khủng hoảng, chính phủ các nền kinh tế lớn đồng loạt cắt giảm lãi suất cơ bản để khơi thông dòng vốn đang bị tắc nghẽn, nới lỏng tín dụng, đồng thời, bơm tiền vào nền kinh tế ngày càng mạnh để cứu nguy. Với nền kinh tế hàng đầu thế giới, Mỹ, đã thực hiện 8 lần cắt giảm lãi suất cơ bản từ mức 5% xuống còn 0,25%. Đến khi việc cắt giảm lãi suất không còn mang lại hiệu quả khi nền kinh tế Mỹ tiếp tục rơi vào suy thoái, FED đã thực hiện các gói nới lỏng định lưỡng – gọi tắt là QE. Với mục đích mua lại các tài sản tài chính từ các ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng khác trong nền kinh tế. Tính đến thời điểm hiện nay, FED đã thực hiện 3 gói nới lỏng định lượng QE khác nhau. Đây chính là các FED gián tiếp tác động vào nền kinh tế thông qua việc “hỗ trợ” thanh khoản, cũng như khả năng mở rộng tín dụng cho hệ thông ngân hàng, cộng với việc duy trì lãi suất cơ bản ở mức siêu thấp, FED đã tạo điều kiện để các ngân hàng khuyến khích cho vay sản xuất và tiêu dùng đối với nền kinh tế. Tạo sức bật để phục hồi nền kinh tế đang ngày càng trì trệ.
Việc sử dụng các gói QE của Mỹ, cũng như động thái cắt giảm lãi suất cơ bản và bơm tiền vào nền kinh tế của những nền kinh tế lớn trên thế giới đã khiến mức lạm phát mục tiêu của toàn thế giới tăng lên. Như đã phân tích ở trên, kinh tế thế giới khủng hoảng, lạm phát mục tiêu có chiều hướng tăng lên do FED sử dụng gói nới lỏng định lượng - QE, đồng USD mất giá do sự suy yếu chung của nền kinh tế và động thái cắt giảm lãi suất cơ bản xuống sát mức 0% của Mỹ là những điều kiện để giá vàng tạo nên sự bứt phá ngoạn mục và đạt mức kỷ lục hơn 1900 USD/oz.
Tác động của QE đến giá vàng
Như đã phân tích ở bài trước về bản chất thực sự của QE đến nền kinh tế Mỹ. FED không hề in thêm tiền để đưa vào nền kinh tế, đơn giản chỉ là việc thay đổi các con số trên các khoản mục tại bảng cân đối của FED và của các ngân hàng thương mại. Nhưng chính điều đó khiến hệ thống ngân hàng ở Mỹ có thêm một lượng vốn không nhỏ để mở rộng tín dụng, cho vay tiêu dùng và sản xuất. Chính điều này đã có tác động không nhỏ đến giá trị của đồng USD và lạm phát tại Mỹ - 2 yếu tố được coi là căn nguyên khiến giá vàng liên tục lập đỉnh kể từ 2008.
Thứ nhất, tác động đến giá trị của đồng USD. Khi xem xét giá trị đồng USD, người ta thường đánh giá thông qua nền kinh tế Mỹ, đó là tình trạng thị trường nhà ở, thị trường lao động, thị trường tín dụng và thị trường vốn. Ngoài ra, một chỉ báo không thể không kể đến khi đánh giá giá trị đồng USD, đó là quyết định về lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED). Bất kỳ quyết định nào ảnh hưởng đến việc tăng hay giảm, giữ nguyên lãi suất của Mỹ do FED công bố qua các kỳ họp của Ủy ban Thị trường mở Liên bang (FOMC) đều tác động trực tiếp và mạnh mẽ đến giá trị đồng USD. Dù quyết định tăng/giảm lãi suất của FED với mục đích kích thích hay kìm hãm tốc độ phát triển của nền kinh tế hay nhằm giải quyết các vấn đề khác thì trong ngắn hạn hay tức thời, quyết định tăng/giảm lãi suất của Mỹ cũng sẽ làm tăng/giảm giá trị của đồng USD do trong ngắn hạn hay tức thời, giá trị của đồng USD được nâng lên/hạ xuống so với các ngoại tệ khác trong mối tương quan so sánh.
Giá trị của đồng USD đã sụt giảm so với các đồng tiền chủ chốt khác sau khi FED thực hiện gói nới lỏng định lượng QE và quyết định duy trì lãi suất cơ bản ở mức siêu thấp gần 0%. Về bản chất, giá trị của bất cứ hàng hóa nào cũng do cung – cầu quyết định, và với tiền tệ - một loại hàng hóa đặc biệt cũng không phải là ngoại lệ. Việc FED duy trì mức lãi suất cơ bản gần 0% có thể hiểu đơn giản sẽ khiến đồng USD trở nên kém hấp dẫn hơn so với các ngoại tệ khác, trong khi đó việc thực hiện QE có thể thay đổi mức lạm phát mục tiêu của Mỹ, khiến mức lạm phát dự tính có xu hướng tăng lên do việc mở rộng tín dụng khuyến khích tiêu dùng có thể làm tổng cầu của nền kinh tế Mỹ tăng lên, từ đó làm giảm giá đồng USD.
Mặt khác, đồng USD được coi như đồng tiền thông dụng nhất trên thế giới, dùng để định giá chung cho hầu hết các tài sản khác nhau, bao gồm cả vàng. Đồng USD giảm giá khiến vàng bị định giá thấp, và động thái tự điều chỉnh cho phù hợp với giá trị thật của giá vàng sẽ khiến giá vàng tăng giá.
Thứ hai,tác động đến lạm phát từ QE. Như đã phân tích ở bài trước, lạm phát sau khi Mỹ áp dụng gói nới lỏng định lượng – QE sẽ có xu hướng tăng lên do việc các ngân hàng có thể mở rộng tín dụng tiêu dùng và sản xuất ngày càng mạnh. Như vậy, đây chính là điều kiện để Vàng có thể phát huy vai trò như một “tấm lá chắn” bảo vệ tài sản cho những nhà đầu tư. Điều này khiến cầu về vàng của các quỹ tín thác và đầu tư trên toàn thế giới tăng mạnh nhằm duy trì tài sản của các quỹ, mà theo quy luật cung cầu, khi cung về vàng không có sự đột biến trong khi cầu tăng sẽ dẫn đến giá của vàng cũng sẽ tăng.
Điều này đã được thể hiện rõ qua đồ thị của giá vàng trong thời gian 5 năm qua.Những yếu tố có thể ảnh hưởng đến giá vàng
Trước hết, vàng là một loại hàng hóa, do đó dao động của giá vàng phải được xem xét dựa trên các yếu tố tác động của cung và cầu. Có rất nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến giá vàng, trong đó quan trọng nhất có thể kể đến như: Lạm phát, giá dầu, giá trị đồng USD, tình hình kinh tế thế giới, nguồn cung…Trong đó, có thể dễ dàng nhận thấy tác động chủ yếu đến từ nền kinh tế đứng đầu thế giới, Mỹ.
Tại sao vàng lại trở thành kim loại quan trọng hàng đầu trong thị trường tài chính?
Vàng, được biết như một kim loại quý thuộc hàng quan trọng nhất trên thế giới, phục vụ nhu cầu tâm linh, chế tác trang sức, thanh toán… Nhưng một vai trò quan trọng khác của vàng chính là một loại “lá chắn” dùng để “bảo vệ” nhà đầu tư trước biến động của lạm phát, những biến động và khủng hoảng kinh tế.Trong thời kỳ lạm phát cao, tiền giấy mất giá người ta có xu hướng đầu tư vào vàng để giữ giá trị tài sản, vàng là tài sản hữu hiệu để tích trữ và giá trị không tùy thuộc vào sức khỏe bất kỳ nền kinh tế nào. Vàng là công cụ tài chính hữu hiệu để phòng ngừa lạm phát. Thông thường để đối phó với tình trạng lạm phát tăng cao, thị trường có khuynh hướng mua vàng với kỳ vọng giá trị tài sản sẽ không bị giảm sút .Các quỹ đầu tư, đầu cơ cũng mua vàng với mục tiêu là sử dụng vàng như một phần tài sản đảm bảo giá trị quỹ trong trường hợp lạm phát cao hay kinh tế suy thoái, giá chứng khoán sụt giảm. Chính vì thế, bất cứ biến động nào có thể tác động khiến lạm phát có xu hướng đi lên đều có thể ảnh hưởng đến giá vàng. 
Quay ngược lại thời điểm cuối năm 2008, Cơn địa chấn tài chính thực sự nổ ra vào ngày 7/9 khi hai nhà cho vay cầm cố khổng lồ của Mỹ là Freddie Mac và Fannie Mae buộc phải được Chính phủ tiếp quản để tránh khỏi nguy cơ phá sản. Và sau đó vài ngày, vào ngày 15/9, Ngân hàng Đầu tư lớn thứ 4 nước Mỹ Lehman Brothers sau 158 năm tồn tại đã tuyên bố phá sản. Đúng 10 ngày sau, Washington Mutual tạo nên vụ phá sản ngân hàng lớn nhất trong lịch sử với tổng tài sản thiệt hại lên tới 307 tỷ đôla. Ngoài ra, do khủng hoảng tài chính, ngân hàng đầu tư số một nước Mỹ, Merill Lynch cũng bị thâu tóm bởi Bank of America. Chính phủ đã buộc phải bơm 85 tỷ đôla vào AIG, tập đoàn bảo hiểm lớn nhất thế giới, để tránh cho thị trường tài chính nước này một kết cục tồi tệ hơn. Cuộc khủng hoảng không chỉ ảnh hưởng nên nước Mỹ mà còn có sức lan tỏa mạnh mẽ đối với cả thế giới, khiến kinh tế thế giới bị ảnh hưởng nghiêm trọng và rơi vào vòng xoáy khủng hoảng.
Để đối phó lại với cuộc khủng hoảng, chính phủ các nền kinh tế lớn đồng loạt cắt giảm lãi suất cơ bản để khơi thông dòng vốn đang bị tắc nghẽn, nới lỏng tín dụng, đồng thời, bơm tiền vào nền kinh tế ngày càng mạnh để cứu nguy. Với nền kinh tế hàng đầu thế giới, Mỹ, đã thực hiện 8 lần cắt giảm lãi suất cơ bản từ mức 5% xuống còn 0,25%. Đến khi việc cắt giảm lãi suất không còn mang lại hiệu quả khi nền kinh tế Mỹ tiếp tục rơi vào suy thoái, FED đã thực hiện các gói nới lỏng định lưỡng – gọi tắt là QE. Với mục đích mua lại các tài sản tài chính từ các ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng khác trong nền kinh tế. Tính đến thời điểm hiện nay, FED đã thực hiện 3 gói nới lỏng định lượng QE khác nhau. Đây chính là các FED gián tiếp tác động vào nền kinh tế thông qua việc “hỗ trợ” thanh khoản, cũng như khả năng mở rộng tín dụng cho hệ thông ngân hàng, cộng với việc duy trì lãi suất cơ bản ở mức siêu thấp, FED đã tạo điều kiện để các ngân hàng khuyến khích cho vay sản xuất và tiêu dùng đối với nền kinh tế. Tạo sức bật để phục hồi nền kinh tế đang ngày càng trì trệ.
Việc sử dụng các gói QE của Mỹ, cũng như động thái cắt giảm lãi suất cơ bản và bơm tiền vào nền kinh tế của những nền kinh tế lớn trên thế giới đã khiến mức lạm phát mục tiêu của toàn thế giới tăng lên. Như đã phân tích ở trên, kinh tế thế giới khủng hoảng, lạm phát mục tiêu có chiều hướng tăng lên do FED sử dụng gói nới lỏng định lượng - QE, đồng USD mất giá do sự suy yếu chung của nền kinh tế và động thái cắt giảm lãi suất cơ bản xuống sát mức 0% của Mỹ là những điều kiện để giá vàng tạo nên sự bứt phá ngoạn mục và đạt mức kỷ lục hơn 1900 USD/oz.
Tác động của QE đến giá vàng
Như đã phân tích ở bài trước về bản chất thực sự của QE đến nền kinh tế Mỹ. FED không hề in thêm tiền để đưa vào nền kinh tế, đơn giản chỉ là việc thay đổi các con số trên các khoản mục tại bảng cân đối của FED và của các ngân hàng thương mại. Nhưng chính điều đó khiến hệ thống ngân hàng ở Mỹ có thêm một lượng vốn không nhỏ để mở rộng tín dụng, cho vay tiêu dùng và sản xuất. Chính điều này đã có tác động không nhỏ đến giá trị của đồng USD và lạm phát tại Mỹ - 2 yếu tố được coi là căn nguyên khiến giá vàng liên tục lập đỉnh kể từ 2008.
Thứ nhất, tác động đến giá trị của đồng USD. Khi xem xét giá trị đồng USD, người ta thường đánh giá thông qua nền kinh tế Mỹ, đó là tình trạng thị trường nhà ở, thị trường lao động, thị trường tín dụng và thị trường vốn. Ngoài ra, một chỉ báo không thể không kể đến khi đánh giá giá trị đồng USD, đó là quyết định về lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED). Bất kỳ quyết định nào ảnh hưởng đến việc tăng hay giảm, giữ nguyên lãi suất của Mỹ do FED công bố qua các kỳ họp của Ủy ban Thị trường mở Liên bang (FOMC) đều tác động trực tiếp và mạnh mẽ đến giá trị đồng USD. Dù quyết định tăng/giảm lãi suất của FED với mục đích kích thích hay kìm hãm tốc độ phát triển của nền kinh tế hay nhằm giải quyết các vấn đề khác thì trong ngắn hạn hay tức thời, quyết định tăng/giảm lãi suất của Mỹ cũng sẽ làm tăng/giảm giá trị của đồng USD do trong ngắn hạn hay tức thời, giá trị của đồng USD được nâng lên/hạ xuống so với các ngoại tệ khác trong mối tương quan so sánh.
Giá trị của đồng USD đã sụt giảm so với các đồng tiền chủ chốt khác sau khi FED thực hiện gói nới lỏng định lượng QE và quyết định duy trì lãi suất cơ bản ở mức siêu thấp gần 0%. Về bản chất, giá trị của bất cứ hàng hóa nào cũng do cung – cầu quyết định, và với tiền tệ - một loại hàng hóa đặc biệt cũng không phải là ngoại lệ. Việc FED duy trì mức lãi suất cơ bản gần 0% có thể hiểu đơn giản sẽ khiến đồng USD trở nên kém hấp dẫn hơn so với các ngoại tệ khác, trong khi đó việc thực hiện QE có thể thay đổi mức lạm phát mục tiêu của Mỹ, khiến mức lạm phát dự tính có xu hướng tăng lên do việc mở rộng tín dụng khuyến khích tiêu dùng có thể làm tổng cầu của nền kinh tế Mỹ tăng lên, từ đó làm giảm giá đồng USD.
Mặt khác, đồng USD được coi như đồng tiền thông dụng nhất trên thế giới, dùng để định giá chung cho hầu hết các tài sản khác nhau, bao gồm cả vàng. Đồng USD giảm giá khiến vàng bị định giá thấp, và động thái tự điều chỉnh cho phù hợp với giá trị thật của giá vàng sẽ khiến giá vàng tăng giá.
Thứ hai,tác động đến lạm phát từ QE. Như đã phân tích ở bài trước, lạm phát sau khi Mỹ áp dụng gói nới lỏng định lượng – QE sẽ có xu hướng tăng lên do việc các ngân hàng có thể mở rộng tín dụng tiêu dùng và sản xuất ngày càng mạnh. Như vậy, đây chính là điều kiện để Vàng có thể phát huy vai trò như một “tấm lá chắn” bảo vệ tài sản cho những nhà đầu tư. Điều này khiến cầu về vàng của các quỹ tín thác và đầu tư trên toàn thế giới tăng mạnh nhằm duy trì tài sản của các quỹ, mà theo quy luật cung cầu, khi cung về vàng không có sự đột biến trong khi cầu tăng sẽ dẫn đến giá của vàng cũng sẽ tăng.
Điều này đã được thể hiện rõ qua đồ thị của giá vàng trong thời gian 5 năm qua.
Nguồn: Bloomberg.com
Thực sự hay bong bóng
Những kỳ vọng về lạm phát, sự sụt giảm giá trị của đồng USD, nhu cầu vàng tăng mạnh ở India, China là những nguyên nhân chính tạo lực đẩy cho giá vàng. Tuy nhiên, mối lo ngại thực sự khi vàng bắt đầu bị định giá cao hơn rất nhiều so với giá trị thực của nó. Mức độ lạm phát của Mỹ cũng như thế giới không có nhiều sự thay đổi sau khi các nền kinh tế lớn tiền hành các hoạt động nhằm vực dậy nền kinh tế cũng như QE được sử dụng. Mức lạm phát tại Mỹ hiện tại vẫn còn cách khá xa so với mức mục tiêu 2,5% mà FED đề ra, trong khi mức lạm phát của thế giới không có sự bứt phá quá mạnh nào khi các nền kinh tế gần như vẫn đang nằm trong khủng hoảng. Thậm chí, mối lo ngại về giảm phát bắt đầu được đề cập đến ở những nền kinh tế mới. Trong khi đó, giá vàng đã có mức tăng mạnh mẽ, so với mức giá tại thời điểm 2009, thì mức kỷ lục của giá vàng năm 2011 có mức tăng lớn hơn 100%.
Chính vì những lo ngại về bong bóng vàng đang xảy ra, cũng như những thông tin FED có thể giảm dần và dừng gói nới lỏng định lượng QE trong thời điểm kể từ cuối năm nay. Giá vàng ngay lập tức đã có những phiên lao đốc, trong đó kỷ lục về sự sụt giảm liên tục bị phá. 

Biều đồ giá vàng từ tháng 4 đến nay (Nguồn: Bloomberg.com)
Đây là thời điểm mà các quỹ tín thác cũng như các quỹ đầu tư “quay lưng” lại với vàng, xu hướng bán tháo diễn ra liên tục kể từ đầu năm và không có chiều hướng giảm do những lo ngại về bong bóng vàng đã đến thời điểm then chốt cuối cùng. Giá vàng hiện tại đã vượt xa giá trị vốn có của bản thân nó. FED dừng QE 3 được coi như “chiếc kim” để phá vỡ quả bong bóng đó.
Như vậy có thể thấy, các gói nới lỏng định lượng của FED – QE chính là một trong các nguyên nhân đưa giá vàng bứt phá kể từ thời kỳ 2008 – 2009 đến nay.

No comments:

Post a Comment