September 4, 2013

Cơ chế vận hành của 1 giao dịch QE - Quantitative Easing

Theo phochungkhoan.vn

Một số người muốn bạn tin rằng Fed chỉ bơm vào nền kinh tế và thị trường chứng khoán một đống tiền, và điều này đã gây ra sự bùng nổ kinh tế và hầu như tất cả các loại tài sản đều có giá cả cao hơn trước đây. Điều này đơn giản là không đúng sự thật. Dưới đây là cơ chế vận hành thực sự đằng sau sự nới lỏng định lượng.
Trước khi chúng ta bắt đầu, việc quan trọng đầu tiên là các nhà đầu tư cần phải hiểu chính xác “tiền mặt là gì?”. Tiền mặt đơn giản là một khoản công nợ cực kỳ linh động của chính phủ Mỹ. Bạn có thể gọi nó là tiền mặt, tín phiếu dự trữ của Liên bang, hay là gì đi chăng nữa. Nhưng đó là một khoản công nợ của chính phủ Mỹ. Nó cũng giống như một tín phiếu kho bạc, được gửi với kì hanh 13 tuần (treasury bill). Đâu là điểm khác biệt chính giữa tiền mặt và tín phiếu kho bạc? Chính kì hạn thanh toán và số tiền lãi của 2 loại này tạo nên sự khác biệt. Bạn hãy nghĩ rằng một loại thì giống như tài khoản thanh toán, còn loại kia thì giống như tài khoản tiết kiệm.
phochungkhoan.vn
Tiền mặt là gì?
(Nguồn: Internet)

Điều tối quan trọng ở đây là, rất nhiều người trong chúng ta gặp rắc rối trong những hiểu biết của chính mình. Ở trường học, chúng ta đã được dạy rằng, “tiền mặt” tự nó là một loại tài sản đặc biệt. Nhưng điều đó không thực sự chính xác. “Tiền mặt” khi mà chúng nằm trong tài khoản ngân hàng của bạn thị thực sự chỉ là một loại công nợ chính phủ có tính thanh khoản cực kỳ lớn. Điểm khác biệt giữa tài khoản thanh toán và tài khoản tiết kiệm của bạn là gì? Bạn có coi 2 loại tài khoản này đều là “tiền mặt”? Bạn có suy nghĩ rằng tài khoản tiết kiệm của bạn là loại tài khoản mang lãi suất và có tính thanh khoản ít hơn một chút so với tài khoản thanh toán của bạn? 
Tín phiếu kho bạc là gì? Tín phiếu kho bạc là một tài khoản tiết kiệm của chính phủ. Vậy thì, bây giờ, bạn hãy tự hỏi chính mình, tại sao bạn lại nghĩ rằng tiền mặt thì có khác biệt cực lớn so với một tín phiếu kho bạc? Điều gì là khác biệt giữa một khoản đầu tư tiền với lãi suất 0.1% và một khoản tín phiếu kho bạc với lãi suất 0.2%? KHÔNG GÌ CẢ ngoại trừ tỉ lệ lãi suất và kỳ hạn thanh toán. Bạn không thể dùng khoản tín phiếu kho bạc để trả thuế vào ngay ngày mai, nhưng điều đó không có nghĩa là khoản tín phiếu này có thanh khoản thấp hơn tiền mặc ở dạng tương tự. Chúng đều là các khoản công nợ của chính phủ và là tài sản của bạn.
Khi bạn sở hữu một khoản tín phiếu chính phủ, bạn thực sự chỉ là chuyển đổi tiền mặt của bạn sang một dạng tương tự và có tính thanh khoản thấp hơn một chút. Khi mà Fed mua những khoản tín phiếu này từ bạn, họ sẽ trả lại bạn tiền của bạn trừ đi lãi suất. Tất cả chỉ có thế. Không có thay đổi về cung tiền. Cũng chẳng có thay đổi nào khác ngoại trừ khoản lãi suất mà bạn được hưởng. Nếu chính phủ xóa bỏ đi những khoản tín phiếu này, thì tất cả những gì họ đang làm là thay đổi cấu trúc công nợ của họ. Họ không thay đổi số lượng của công nợ.
Trước đây, Ben Bernanke đã từng giải thích rằng, ông ta không làm tăng thêm một đồng tiền nào vào hệ thống thông qua QE cả: “Hiện nay, những gì mà ở đây dự trữ là những khoản tiền gửi cực kỳ cần thiết mà những ngân hàng thương mại và Fed đang nắm giữ, vì vậy đôi lúc khi bạn nghe được rằng Fed đang in tiền, điều nó không thực sự đang diễn ra, số lượng tiền đang lưu thông không hề thay đổi. Điều đang xảy ra là: những ngân hàng đang nắm giữ nhiều hơn và dự trữ nhiều hơn cùng với Fed.”
phochungkhoan.vn
Cơ chế vận hành của QE
(Nguồn: Internet)

Điều này là rất quan trọng, bởi vì hàng triệu nhà đầu tư đang đánh cuộc vào một sự lạm phát mà là tác động của QE. Nhưng một lần nữa, như là ông Bernanke đã nói, không có một cơ sở nào để tin rằng QE tạo ra lạm phát. Tại sao vậy? Tại vì chương trình này không làm tăng thêm những tài sản tài chính mới cho khu vực tư nhân. Những tài sản này thực sự đã tồn tại từ trước đó. Chúng chỉ đơn thuần là chuyển đổi sang thành dự trữ trái phiếu. Những tài sản này mang lại cho các ngân hàng một tài khoản thanh toán thay vì một tài khoản tiết kiệm. Điều này có nghĩa là gì? Nếu Ngân hàng A sở hưux một tín hiếu có lãi suất 1.2% trong 5 năm, và họ bán tín phiếu đó cho Fed, họ sẽ nhận được khoản dự trữ thu nhập với lãi suất 0.25%. Tài khoản tiết kiệm của họ được đổi thành một tài khoản thanh toán. Điều thay đổi ở đây là gì? Không gì cả, ngoại trừ kỳ hạn và lãi suất trên giấy tờ đó. Số lượng tài sản của hệ thống vẫn như cũ. Bạn có thể theo dõi sự mô tả trong bảng dưới đây:


Như những gì mà bạn được thấy ở bảng trên, giá trị tài sản tài chính ròng là không đổi. Đó chỉ đơn thuần là sự thay đổi các thành phần của bảng cân đối ngân hàng. Câu hỏi logic mà hầu như tất cả mọi người đều hỏi là: “Fed lấy tiền ở đâu để mua trái phiếu?” Fed không lấy tiền ở đâu cả. Nhưng đó cũng không phải là khoản tiền mới được bơm vào khu vực tư nhân, đó chỉ là sự chuyển đổi giữa những tài sản đã tồn tại từ trước. Vì thế, khi bạn nghe được rằng, những ngân hàng đã được đổ thêm tiền để hoạt động thì điều đó là sai sự thật. Họ chỉ có 0.2% giá trị của tín phiếu đó, và nó không bị thay đổi trên thị trường dù cho họ có muốn đến thế nào đi nữa. Thị trường không có hỏa lực mạnh hơn nhờ QE, tất cả những gì Fed thay đổi là kỳ hạn của các khoản công nợ của chính phủ Mỹ. Fed thu mua một loại tài sản và cũng quản lý một khoản công nợ mới, nhưng giao dịch này không thay đổi giá trị tài sản tài chính ròng của hệ thống.
Điểm quan trọng ở đây là, một quan điểm hoạt động của Fed sẽ thực sự không làm thay đổi nguồn cung tiền. Có thể sẽ có một số thay đổi nhỏ ở thị trường trái phiếu khi Fed mua vào, nhưng điều này sẽ được bù trừ bởi vì, sự thực là khu vực tư nhân sẽ bị mất khoản lãi suất thu nhập mà họ đáng lý ra sẽ có. Ví dụ, ở chương trình QE1, Fed loại bỏ 1.2 nghìn tỷ đô trong tài sản của khối tư nhân. Hầu hết số tài sản này là những khoản có giá trị lớn. Chúng ta biết rằng Fed đã thu lợi xấp xỉ 50 tỷ đô cho Ngân khố Mỹ từ chương trình QE1. Những ngân hàng đã nhận lại được những gì? Họ nhận được những tài khoản thanh toán từ thu nhập của Fed với lãi suất 0.25%, có giá trị khoảng 2.5 tỷ đô nhờ QE1. Vì vậy khu vực tư nhân đã mất khoảng 47.5 tỷ đô từ lãi suất thu nhập mà đáng ra họ thu được.
Vì vậy, bây giờ, bạn tự hỏi chính mình: vì cái quái gì mà họ lại làm điều này? Giả định rằng, QE thay đổi cấu trúc của thị trường trái phiếu, và khi có ít những tín phiếu với kì hạn 5 năm, thì lượng lãi suất được trả cho các khoản tín phiếu này cũng ít hơn, và điều này làm cho các khoản vay, cho vay và những loại tài sản khác trở nên cuốn hút hơn. Nếu bạn bán trái phiếu của bạn cho Fed và nhận được khoản tiền lãi suất thấp, bạn sẽ muốn cân bằng lại danh mục đầu tư của bạn. Nhưng giá cả mà bạn mua những chứng khoán đó lại hoàn toàn phụ thuộc vào nguyên tắc cơ bản của chúng và giá cả mà bạn và người bán thỏa thuận với nhau. Nếu bạn sốt sắng và đặt lệnh mua những tài sản rủi ro cao chỉ bởi rằng bạn nghĩ rằng Fed đang in tiền, thì bạn đang mắc một sai lầm. Và nếu bạn mua cổ phiếu dù cho nền tảng cơ bản của chúng không đổi, thì bạn cũng đang mắc một sai lầm.
Đây thực sự là một cái nhìn tốt nhất về giá cả của thi trường hàng hóa ở thời điểm hiện tại khi mà những nhà đầu tư đang rất hứng khởi từ việc được cho là “in tiền” và mua vào những tài sản hữu hình. Ví dụ, giá cả cà phê đã tăng 70% từ khi QE bắt đầu dù cho Howard Schultz, CEO của Starbucks nói rằng nền tảng của ngành cà phê không hề thay đổi trong 2 tháng trước đó. Ông cam đoan rằng đây là lỗi lầm của những nhà đầu cơ. Thị trường có làm việc không hiệu quả vào thời gian đó không? Chắc chắn. Hãy nhìn vào khoảng thời gian đó, và chúng ta có thể cảm ơn Fed vì đã tạo ra bong bong trong thị trường hàng hóa. Chủ trương đầu cơ quá mức đã gây nên sự lũng đoạn nghiêm trọng trong thị trường, lái giá đôla xuống và tặng thưởng những nhà đầu cơ vì những dự báo tài chính.
phochungkhoan.vn
QE bị hiểu nhầm là một hình thức bơm tiền vào thị trường
(Nguồn: Internet)
Fed đã gây ra sự kích động hàng loạt chỉ bởi việc giảm lãi suất với mức chênh lệch cực nhỏ. Tóm lại thì, không có thêm tiền được bơm vào hệ thống từ chương trình QE. Không có thêm một hỏa lực nào được tạo ra trong việc mua chứng khoán. Hi vọng rằng, những giải thích trên đây đã rõ ràng với bạn đọc. Điều này là được biểu hiện rõ ràng nhất ở Nhật Bản, nơi mà QE đã gây ra sự tăng trưởng chứng khoán lên đến 17% khi mà những nhà đầu cơ tăng tỷ lệ đòn bẩy, bị kẹt ở mức giá đó và sau đó nhận ra rằng việc giảm nhẹ lãi suất thực sự không làm thay đổi điều gì cả. Điều gì đã diễn ra sau đó? Thị trường chứng khoán của họ đã giảm trên 40% trong 2 năm tiếp theo. QE không phải là một sự kiện lớn nhưng nó gây ra biến động cực lớn. Tất cả những gì nó làm là làm biết chuyển thị trường một cách tạm thời và gây ra rất nhiều sự nhầm lẫn.

No comments:

Post a Comment