May 30, 2013

Các loại rủi ro tỉ giá

(Tác giả: minhphc – Nguồn: vfpress.vn)
41_Commercial_Heroes_4.1_110110_ForeignExchangeRisk.jpg
Đầu tư luôn tiềm ẩn rủi ro. Nếu vụ đầu tư nào không có rủi ro, lợi nhuận kì vọng chắc chắn sẽ rất thấp. Thuật ngữ high risk high EXPECTED return (mà mọi người thường bỏ quên chữ EXPECTED) xuất hiện từ thời La Mã vẫn luôn đúng trong đầu tư & kinh doanh. Nhiều doanh nghiệp, ngân hàng, quỹ đầu tư… mãi chạy theo chữ return, bỏ quên chữ RISK dẫn đến nhiều hậu quả to lớn. Bong bóng bất động sản ở VN là 1 ví dụ điển hình cho việc chạy theo high return, làm cho nhiều công ty bất động sản, ngân hàng & nhà nước phải điêu đứng mấy năm qua và vẫn đang loay hoay tìm cách giải quyết cục nợ này.
Kỹ nghệ tài chính ngày càng phát triển làm cho rất nhiều sáng kiến kiểm soát, hedging rủi ro ra đời. Nhưng trước khi tìm cách hedging rủi ro, hãy tiến hành phân loại các loại rủi ro khác nhau mà bất kì doanh nghiệp nào cũng có thể gặp phải.
Các rủi ro 1 doanh nghiệp gặp phải có thể phân thành 2 loại là rủi ro tài chính & rủi ro phi tài chính như hình vẽ bên dưới:

1.png
Trong đó, loại rủi ro mà chúng ta quen thuộc nhất chính là rủi ro thị trường, bao gồm rủi ro lãi suất, rủi ro tỉ giá, rủi ro giá cả hàng hoá & rủi ro giá chứng khoán.
Để phân tích, đánh giá & hedging cho tất cả các loại rủi ro trên có lẽ phải viết 1 bài nghiên cứu hàng trăm trang mới đủ. Trong 1 bài viết tầm 1000 chữ thế này, người viết chỉ xin giới thiệu đến bạn đọc 1 loại risk rất phổ biến, nhiều doanh nghiệp gặp phải & có thể dùng các công cụ phái sinh để hedging được, đó là rủi ro tỉ giá.
Rủi ro tỉ giá biến động ảnh hưởng đến rất nhiều loại hình doanh nghiệp, đặc biệt là các công ty đa quốc gia (MNC). Bất kì công ty nào có hoạt động mua bán hàng hoá với đối tác ở nước ngoài đều chịu loại rủi ro này. Rủi ro tỉ giá được phân thành 3 loại:

1/ Rủi ro giao dịch (Transaction exposure)

Rủi ro giao dịch nảy sinh khi 1 công ty A bán hàng cho công ty B ở nước ngoài & sẽ thu tiền trong tương lai gần. Vì xuất khẩu nên sẽ thu về đồng ngoại tệ, như vậy nếu tỉ giá biến động mạnh thì công ty A sẽ đổi ngoại tệ thành nội tệ không đúng với kì vọng của họ. Công ty A có thể dự đoán tốt nhu cầu tiêu dùng ở nước B, đặt giá bán cạnh tranh, kiếm lời được 10% cho lô hàng đó. Nhưng họ không phải là chuyên gia về tỉ giá nên rất khó dự đoán từ lúc bán hàng đến khi nhận tiền ngoại tệ về, tỉ giá sẽ biến động thế nào. Giả sử nhận 1 cục ngoại tệ về, ngoại tệ đó mất giá 10% so với lúc bán hàng thì xem như toàn bộ lợi nhuận của lô hàng bị tỉ giá ăn hết. Vì vậy nhiều doanh nghiệp chọn cách dùng derivaties chốt 1 tỉ giá dòng tiền mình sẽ nhận được luôn.

2/ translation exposure

Ngoài rủi ro về dòng tiền, tỉ giá còn ảnh hưởng việc chuyển đơn vị tiền tệ của báo cáo tài chính từ đồng nội tệ sang ngoại tệ. Ví dụ 1 MNC có chi nhánh ở nhiều quốc gia, cuối năm muốn hợp nhất báo cáo tài chính về đồng USD, trong khi công ty con ở VN lại trình bày bằng đồng VND. Lợi nhuận theo BCTC cty con là tăng 20% so với đầu năm, nhưng do tỉ giá USD: VND tăng lên, khiến cho khi đổi BCTC sang đồng tiền USD lợi nhuận chỉ còn tăng 15%. Loại rủi ro này gọi là translation exposure. Không phải tất cả các MNC đều chịu rủi ro này. Nhiều MNC tổ chức hệ thống kế toán, phần mềm kế toán nhất quán cho cả tập đoàn nên quy định mọi chi nhánh phải hạch toán chung 1 đồng tiền. Vì vậy khi translation BCTC sẽ ko gặp loại rủi ro này.

3/ Rủi ro kinh tế (economic exposure)

Cuối cùng, tỉ giá biến động có thể làm cho hàng hoá & dịch vụ của công ty A mất lợi thế cạnh tranh so với sản phẩm tương tự ở quốc gia khác. Loại rủi ro này tác động đến tất cả các công ty, bất kể là công ty đó có giao dịch ở thị trường nước ngoài hay không. Ví dụ đồng Bạc Thái tự nhiên tăng giá trị lên, làm hàng hoá dịch vụ của Thái sẽ mắc lên tương đối so với đồng VND. Ngày trước người VN hay qua Thái du lịch thư giãn vì giá rẻ và…, tự nhiên bi giờ đổi tiền qua Thái chơi thấy mắc lên nên số người đi sẽ ít hơn
Các cty du lịch ăn uống & các dịch vụ khác của Thái bị giảm doanh thu do ít khách hơn , mặc dù tất cả các giao dịch đều dùng đồng bạc Thái ở nước Thái, ko có giao dịch nào ở nước ngoài. Đây chính là economic risk.

Trong 3 loại exchange rate risk như trên, translation risk muốn giảm thì phải tập trung thật nhiều vào kế toán hàng ngày, hàng tháng, rất phứt tạp & ko hiệu quả. Economic risk muốn giảm thì phải dự đoán thay đổi tỉ giá, cung cầu ngoại tệ của thị trường để đoán hướng đi tỉ giá, cũng rất phứt tạp & gần như ngoài tầm của doanh nghiệp. Vì vậy doanh nghiệp chỉ tập trung vào transaction risk. Có rất nhiều công cụ, & dễ hedging vì doanh nghiệp biết rõ transaction nào bị risk đồng ngoại tệ gì nên hedging không khó.
Các công cụ để hedging transation risk là các sản phẩm phái sinh (derivatives) như forward, option, future, swap, mỗi loại có 1 đặc điểm riêng & phí khác nhau. DN tuỳ theo yêu cầu mà dùng loại nào cho hiệu quả.

———-&&———

No comments:

Post a Comment