July 18, 2013

Đã đến lúc thay đổi tận gốc kinh tế học

(Nguồn: cafef.vn)

Kinh tế vĩ mô dự đoán được hành vi từng cá nhân, nhưng bất lực trước đám đông hỗn loạn.

Đã đến lúc thay đổi tận gốc kinh tế học
Kinh tế học vĩ mô đang đương đầu vấn đề lớn. Những nhà kinh tế sáng giá nhất tranh luận kịch liệt về những vấn đề cơ bản nhất. Thâm hụt ngân sách của Anh và Mỹ ngay đã vượt 10% GDP.
Một bên lập luận rằng nếu không nhanh chóng cải thiện tình hình, thâm hụt sẽ dẫn tới đầu tư tư nhân giảm. Thay vì kích thích kinh tế, thâm hụt sẽ gây ra thêm một đợt suy thoái đi kèm lạm phát.
Bên kia phủ nhận nguy cơ lạm phát. Thâm hụt cao là cần thiết để tránh thiểu phát. Đột ngột giảm thâm hụt sẽ làm mạnh thêm các lực lượng giảm phát trong nền kinh tế và gây ra thêm một đợt suy thoái trầm trọng hơn.
Một bên cảnh báo rằng bơm ra lượng thanh khoản lớn sẽ gây ra lạm phát phi mã và khuyên ngân hàng trung ương nên chuẩn bị “chiến lược thoái lui”.
Bên kia mạnh mẽ bác bỏ. Thanh khoản tăng chỉ phản ánh việc ngân hàng đang tích trữ nguồn lực để cải thiện bảng cân đối tài sản. Họ ngồi trên hàng đống tiền mà không cho vay.
Khi nền kinh tế cải thiện, ngân hàng trung ương có thể rút thanh khoản ra nhanh như lúc trước đã bơm vào nền kinh tế. Nguy cơ lạm phát là bằng không.
Một loạt các nhà kinh tế học đạt giải Nobel ủng hộ cho quan điểm của hai bên Trong quá khứ giới kinh tế học thường bất đồng, nhưng lần này giọng điệu của họ khác.
Họ không ngần ngại cáo buộc nhau là ngây thơ hay sai lầm, chưa bao giờ có chuyện đó, ngay chính giới kinh tế học đang bất đồng sâu sắc.
Dự báo về lãi suất dài hạn của một chuyên gia còn phụ thuộc vào việc chuyên gia đó ủng hộ quan điểm của phe nào.
Nếu tin phe thứ nhất, anh ta sẽ sợ lạm phát trong tương lai và bán ra trái phiếu chính phủ. Kết quả là, giá trái phiếu giảm và lãi suất tăng.
Nếu tin phe thứ hai, anh ta sẽ vui vẻ mua trái phiếu chính phủ dài hạn, cho phép chính phủ chi tiêu mà không làm lãi suất tăng mạnh, do đó góp phần vào phục hồi kinh tế như phe này đã dự đoán.
Đa phần mọi người đều không biết phe nào đúng. Họ chần chừ. Một hôm, khi “mầm xanh” nhú lên ở đây đó, họ tin vào chuyện lạm phát, ngày hôm sau, khi “mầm xanh” chợt héo úa, họ lại tin điều ngược lại.
Bất đồng giữa các nhà kinh tế khiến các thành viên thị trường không còn chỗ dựa về mặt học thuật để giải thích các sự kiện và dự đoán tương lai.
Cuối cùng, tất cả các dự đoán đều sử dụng một mô hình kinh tế cụ thể nào đó để phân tích dữ liệu và dự đoán tương lai. Các mô hình khác nhau khiến việc dự đoán khác nhau và làm thị trường càng thêm bất ổn.
Sự xung đột này không chỉ có ý nghĩa với các thành viên thị trường mà còn cả các nhà hoạch định chính sách. Hai phe kinh tế gia ước tính khác xa nhau về mỗi 1% chi tiêu chính phủ tăng thêm làm tăng bao nhiêu GDP Mỹ trong 4 năm tới.
Theo phe thứ nhất, những người theo Ricardo, số nhân gần 0 hơn 1, tức là 1% tăng chi tiêu tạo ra ít hơn 1% GDP rất nhiều, thu thêm thuế cũng không được bao nhiêu. Do dó thâm hụt ngân sách tăng và trở nên thiếu bền vững.
Ngược lại, phe thứ hai, những người theo Keynes, dự đoán 1% chi tiêu chính phủ tăng thêm sẽ tạo ra nhiều hơn 1% GDP mỗi năm cho đến tận năm 2012. Đây là điều chính phủ mong muốn, vì hiệu ứng số nhân như thế có lẽ sẽ làm tăng thuế thu nhập và giảm thâm hụt ngân sách.
Với quá nhiều bất đồng như thế, không mấy bất ngờ khi các nhà hoạch định chính sách cũng dao động. Một số nước, như Mỹ và Pháp, tin tưởng mạnh mẽ vào câu chuyện của phái Keynes; số khác, như Đức, lại đặt niềm tin nơi phái Ricardo.
Trên quan điểm cá nhân, người viết bài này cho rằng phái theo Keynes đúng, nhưng ý kiến cá nhân không quan trọng. Vấn đề là quá nhiều phân tích làm các nhà hoạch định chính sách phản ứng theo nhiều cách khác nhau với cùng một cuộc khủng hoảng và rất khó để họ có thể cùng hợp tác hành động.
Làm thế nào để giải quyết cuộc khủng hoảng này bằng kinh tế vĩ mô? Môn khoa học này cần phải được cải cách triệt để. Một số hạn chế của nó đã rõ ràng.
Trước khủng hoảng tài chính, đa phần các nhà kinh tế vĩ mô mù quáng tin rằng thị trường hiệu quả sẽ tự giải quyết mọi việc. Họ không ngần ngại đưa thị trường tài chính và khu vực ngân hàng vào mô hình của mình. Đó là một sai lầm lớn.
Có một vấn đề nghiêm trọng hơn, mặc dù nó khó giải quyết hơn nhiều. Đó là ví dụ điển hình cho các mô hình kinh tế vĩ mô. Các mô hình chính thống có quan điểm rằng các tác nhân kinh tế hiểu biết đầy đủ và sâu sắc về sự phức tạp của thế giới, hay họ có “kỳ vọng hợp lý”.
Không chỉ có thế, vì họ đều hiểu cùng một “sự thực” nên họ cũng hành động giống nhau. Do đó mô hình hóa hành vi của một tác nhân (“đại diện” cho người tiêu dùng hay nhà sản xuất) là đủ để mô tả toàn diện nền kinh tế. Hiếm khi một ý tưởng vớ vẩn như thế bị nhiều học giả soi xét. (Các lĩnh vực khác của kinh tế học không bị ý nghĩ vô lý này đánh lừa nên giờ không phải đối mặt với chỉ trích.)
Thế giới cần một môn khoa học kinh tế vĩ mô mới. Một môn khoa học bắt đầu với giả định rằng cá nhân rất hạn chế về mặt nhận thức; và họ không hiểu nhiều về thế giới phức tạp mà họ đang sống.
Sự thiếu hiểu biết tạo ra các niềm tin lệch lạc và thói bầy đàn coi thường rủi ro, theo sau đó là suy thoái chung do nhận thức về rủi ro chợt tăng mạnh.
Tính bầy đàn biến các rủi ro không tương quan thành tương quan chặt chẽ với nhau. Tính bầy đàn là lực lượng cơ bản tạo ra các bất ổn kinh tế vĩ mô.
Sai lầm cơ bản của kinh tế vĩ mô hiện đại là niềm tin rằng nền kinh tế đơn giản chỉ là tổng thể các quyết định kinh tế vi mô của các tác nhân hợp lý. Nhưng nền kinh tế còn nhiều hơn thế. Phản ứng trước các quyết định đó tạo ra tính bầy đàn không thể nhận thấy ở mức độ vi mô.
Vẫn rất khó để mô hình hóa tính bầy đàn và còn nhiều quan điểm phản đối. Nhiều nhà kinh tế vĩ mô gắn chặt vào mô hình của họ vì họ muốn sống với những gì mình hiểu, hành vi của cá nhân hợp lý và có đầy đủ thông tin.
Nói theo Isaac Newton, các nhà kinh tế vĩ mô có thể tính toán hành vi của các tác nhân hợp lý riêng lẻ nhưng không thể tính được cả một đám đông điên loạn. Dù vậy, nếu họ lại muốn mình trở nên hữu ích, họ sẽ phải tính đến cả sự điên loạn. Rất khó, nhưng không có lý do gì không thử.
Theo FT
Minh Tuấn

No comments:

Post a Comment