June 13, 2013

Tính độc lập của ngân hàng trung ương

(Tác giả: Minh Anh – Nguồn: kinhteking.wordpress.com)
Chuẩn bị bài giảng tuần tới về vấn đề ngân hàng trung ương, mình thấy khá thú vị nên ngồi đọc lại một vài nghiên cứu chính về tính độc lập của ngân hàng trung ương và tìm kiếm một vài số liệu để bữa nào có dịp sẽ dùng.
Mức độ độc lập của ngân hàng trung ương không phải là như nhau giữa các quốc gia khác nhau. Ở một số quốc gia, ngân hàng trung ương là một đơn vị trực thuộc chính phủ, trong khi đó ở các nước khác thì ngân hàng trung ương tương đối độc lập. Quan sát thực tế cho thấy rằng, những quốc gia có ngân hàng trung ương độc lập thường có tỷ lệ lạm phát thấp hơn, do vậy nhiều nhà nghiên cứu đã xem xét về ảnh hưởng của sự độc lập của ngân hàng trung ương và hoạt động kinh tế vĩ mô.
Để tiến hành hiên cứu mối quan hệ như vậy , trước hết cần phải có một chỉ số phản ánh tính độc lập của ngân hàng trung ương. Thông thường, chỉ số tổng hợp này được xây dựng từ việc xem xét nhiều yếu tố thể chế khác nhau, ví dụ như: vai trò của chính phủ đối với việc quyết định lãi suất, tần suất liên lạc giữa chính phủ và ngân hàng trung ương.

Một vài nghiên cứu cơ bản về vấn đề này gồm có:
1. Alesina, Alberto, and Lawrence H. Summers. “Central bank independence and macroeconomic performance: some comparative evidence.” Journal of Money, Credit and Banking 25, no. 2 (1993): 151-162.
2. Bade, Robin, and Michael Parkin. Central bank laws and monetary policy. Department of Economics, University of Western Ontario, 1988.
3. Alesina, Alberto. “Macroeconomics and politics.” In NBER Macroeconomics Annual 1988, Volume 3, pp. 13-62. MIT Press, 1988.
4.Grilli, Vittorio, Donato Masciandaro, Guido Tabellini, Edmond Malinvaud, and Marco Pagano. “Political and monetary institutions and public financial policies in the industrial countries.” Economic policy (1991): 342-392.
Một số kết quả cơ bản gồm có:
1. Tính độc lập ngân hàng trung ương càng cao, lạm phát càng thấp và càng ổn định. Kết quả này được phản ánh ở hình 1 và hình 2 dưới đây (từ nghiên cứu của Alberto and Lawrence, 1993) thể hiện mối quan hệ giữa tính độc lập của ngân hàng trung ương và giá trị trung bình và phương sai của lạm phát (phương sai phản ánh mức độ ổn định: phương sai càng thấp nghĩa là lạm phát càng ổn định) trong giai đoạn 1955-1988. Dễ dàng nhận thấy, Thụy Sĩ, Đức và Hoa kỳ là những quốc gia có tính độc lập của ngân hàng trung ương cao và lạm phát ở các quốc gia này thường thấp hơn so với các quốc gia khác. Ngược lại, những quốc gia như Spain hay NewZealand có mức độ độc lập của ngân hàng trung ương thấp và tỷ lệ lạm phát cao.
Hình 1: Lạm phát và tính độc lập của ngân hàng trung ương
Lam phat va CB independence

Hình 2: Lạm phát và tính độc lập của ngân hàng trung ương
Variance inflation
2. Mức độ độc lập của ngân hàng trung ương ít có tác động đến hoạt động kinh tế thực như: tỷ lệ thất nghiệp (cả giá trị trung bình và phương sai), tỷ lệ tăng trưởng GDP thực (cả giá trị trung bình và phương sai). (Xem thêm Alberto and Lawrence, 1993).
Một vài nguồn dữ liệu về mức độ độc lập của ngân hàng trung ương

No comments:

Post a Comment